Thành phần của Thuốc Calci – D
Thành phần cho 1 viên
Thông tin thành phần |
Hàm lượng |
---|---|
Calci carbonat |
750-mg |
Cholecalciferol |
60-IU |
Công dụng của Thuốc Calci – D
Chỉ định
Thuốc Calci – D được chỉ định dùng bổ sung calci trong các trường hợp: cơ thể bị thiếu hụt calci, trẻ em đang lớn, phụ nữ có thai hoặc cho con bú, người già bị chứng xốp xương, người đang điều trị bằng corticoid.
Dược lực học
Calci là một cation cần thiết để duy trì bảo toàn chức năng của hệ thần kinh, cơ, xương và tính thấm qua màng tế bào, mao mạch. Calci có mặt trong xương với hàm lượng khoáng tương ứng khoảng 40% khối lượng xương.
Chức năng sinh học chủ yếu của vitamin D là duy trì nồng độ calci và phospho bình thường trong huyết thanh, bằng cách làm gia tăng sự hấp thu các chất này từ thức ăn ở ruột non. Các dạng hoạt hóa của colecalciferol huy động calci từ xương vào máu, đẩy mạnh tái hấp thu phosphat ở ống thận và tác động trực tiếp lên các tế bào tạo xương, kích thích phát triển xương.
Dược động học
Calci được hấp thu khoảng 30% liều uống qua đường tiêu hóa. 99% lượng calci trong cơ thể tập trung ở xương và răng. Khoảng 50% tổng lượng calci huyết, với 10% ở dạng hoạt hóa liên kết với citrat, phosphat và các anion khác, khoảng 40% còn lại liên kết với protein, đặc biệt là albumin. Calci được đào thải qua phân, nước tiểu và mồ hôi. Bài tiết qua thận phụ thuộc vào độ lọc cầu thận và tái hấp thu calci ở ống thận.
Vitamin D, hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Mật cần thiết cho sự hấp thu vitamin D ở ruột. Sau khi hấp thu, colecalciferol (vitamin D3) vào máu thông qua vi thể dưỡng chấp của bạch mach, sau đó kết hợp chủ yếu với một alpha-globulin đặc biệt (protein gắn vitamin D). Các chất chuyển hóa (hydroxyl hóa) của colecalciferol cũng tuần hoàn trong máu kết hợp với cùng alpha-globulin. Ở gan, colecalciferol được hydroxyl hóa ở ty lạp thể thành 25-hydroxycolecalciferol. Hợp chất này lại hydroxyl hóa ở thận nhờ enzym vitamin D 1-hydroxylase tao thành chất chuyển hóa có hoạt tính 1,25-dihydroxycolecalciferol. Tiếp tục chuyển hóa thêm ở thận tạo thành dẫn chất 1,24,25-trihydroxy. Vitamin D, và các chất chuyển hóa chủ yếu đào thải qua mật và phân, chỉ một lượng nhỏ qua nước tiểu.
Cách dùng Thuốc Calci – D
Cách dùng
Thuốc dùng bằng đường uống, có thể uống cùng hoặc không cùng thức ăn.
Không có yêu cầu đặc biệt về xử lý thuốc trước và sau khi sử dụng.
Liều dùng
Người lớn và trẻ > 12 tuổi: Uống mỗi lần 1 viên, ngày 3 lần.
Trẻ em 6 – 12 tuổi: Uống mỗi lần 1 viên, ngày 2 lần.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Quá liều
Sử dụng liều cao có thể có triệu chứng của tình trạng tăng calci huyết.
Triệu chứng sớm của tăng calci huyết gồm có: Yếu cơ, mệt mỏi, ngủ gà, đau đầu, chán ăn,khô miệng, miệng có vị kim loại, buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón, chóng mặt, ù tai, mắt phối hợp động tác, phát ban, giảm trương lực cơ, đau cơ, đau xương.
Triệu chứng muộn do hậu quả của tăng calci huyết: Vôi hóa thận, sỏi thận, tổn thương thận (tiểu nhiều, tiểu đêm, uống nhiều nước, nước tiểu giảm cô đặc).
Xử trí
Ngừng thuốc và calci bổ sung, duy trì chế độ ăn ít calci, cho uống nước hoặc truyền dịch tĩnh mạch. Nếu cần, dùng corticosteroid hoặc thuốc lợi tiểu thải calci như furosemid, acidethacrynic để làm giảm nồng độ calci huyết thanh. Có thể cho thẩm phân máu hoặc màng bụng.
Nếu mới uống, cho rửa dạ dày hoặc gây nôn. Nếu thuốc đã qua dạ dày, cho uống dầu khoáng để thúc đẩy đào thải qua phân.
Sau khi calci huyết trở lại bình thường, có thể cho điều trị lại néu cần, với liều thấp hơn.
Tích cực theo dõi để có biện pháp xử trí kịp thời.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Tác dụng phụ
Khi sử dụng thuốc Calci – D bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp, ADR >1/100
-
Chưa có báo cáo.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
-
Rối loạn chuyển hóa: Tăng calci huyết, tăng calci niệu.
Hiếm gặp, 1/10.000 < ADR < 1/1.000
- Rối loạn tiêu hóa: Táo bón, đầy hơi, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.
- Da: Ngứa, phát ban, nổi mề đay.
Rất hiếm gặp, ADR < 1/10.000
- Rối loạn chuyển hóa: Hội chứng sữa – kiềm.
- Tiêu hóa: Khó tiêu.
Với bệnh nhân suy giảm chức năng thận: Có nguy cơ tăng phospho huyết, sỏi thận.
Nguy cơ tăng calci huyết và tăng phospho huyết:
- Triệu chứng cấp: Chán ăn, nhức đầu, buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón.
- Triệu chứng mạn: Calci hóa các mô mềm, loạn dưỡng calci hóa, rối loạn thần kinh cảm giác.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
- Thường xuyên xác định nồng độ calci huyết thanh, nên duy trì ở mức 9 -10mg/decilít (4,5 – 5mEg/lít). Nồng độ calci huyết thanh thường không được vượt quá 11mg/decilit.
- Nên cho uống nhiều nước hoặc truyền dịch để làm tăng thể tích nước tiểu, nhằm tránh tạo sỏi thận ở người tăng calci niệu.
- Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ những phản ứng có hại gặp phải khi sử dụng thuốc.
Lưu ý
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Chống chỉ định
Thuốc Calci – D chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc.
- Những bệnh và điều kiện dẫn tới tăng calci huyết (như u tủy, u xương di căn, hoặc những bệnh u xương ác tính khác, u hạt, tăng năng tuyến cận giáp nguyên phát và quá liều vitamin D).
- Suy thận nghiêm trọng.
- Loãng xương do bắt động kéo dài, sỏi thận, tăng canxi niệu nghiêm trọng.
Thận trọng khi sử dụng
Thận trọng khi sử dụng cho những bệnh nhân suy thận, sỏi thận, bệnh tim, xơ vữa động mạch. Trong trường hợp tăng calci huyết hoặc có dấu hiệu tổn thương chức năng thận, cần phải giảm liều dùng hoặc ngừng dùng thuốc.
Giảm liều hoặc tạm thời ngừng dùng thuốc néu nồng độ calci trong nước tiểu vượt ngưỡng 7,5mmol/24 giờ.
Thận trọng khi dùng thuốc cho người đang dùng glycosid tim, lợi tiểu thiazid vì tăng calci huyết gây loạn nhịp tim ở những đối tượng này.
Sử dụng thuốc ở bệnh nhân bị bất động do loãng xương làm tăng nguy cơ tăng calci huyết.
Quan sát nồng độ phosphat trong huyết thanh trong khi điều trị, để giảm nguy cơ calci hóa lạc chỗ.
Giám sát đều đặn nồng độ calci huyết, đặc biệt ban đầu và khi có triệu chứng nghi nhiễm độc.
Chế phẩm có chứa lactose, thận trọng khi dùng cho bệnh nhân mắc các rối loạn di truyền hiếm gặp về dung nap galactose, thiếu hụt Lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose
Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Chưa có dữ liệu nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của thuốc đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Thời kỳ mang thai
Có thể sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai trong trường hợp thiếu hụt calci và vitamin D3. Liều dùng hàng ngày không được vượt quá 1500mg calci và 600 IU vitamin D3. Nghiên cứu trên động vật cho thấy ảnh hưởng độc đến quá trình sinh sản khi sử dụng liều cao vitamin D. Cần tránh tình trạng quá liều vitamin D và calci ở phụ nữ mang thai do tăng calci huyết kéo dài, có thể dẫn đến chậm phát triển trí tuệ và thể lực ở thai nhi. Không có dấu hiệu cho thấy vitamin D, gây quái thai ở người khi sử dụng ở liều điều trị.
Thời kỳ cho con bú
Thuốc có thể được sử dụng trong thời kì cho con bú. Calci và vitamin D được bài tiết vào sữa mẹ. Do đó, cần chú ý khi sử dụng thêm các chế phẩm vitamin D cho trẻ.
Tương tác thuốc
Tương tác của thuốc:
Tránh kết hợp với các thuốc lợi tiểu loại thiazid, glycosid tim và verapamil do làm tăng calci huyết.
Các corticoid lam giảm háp thu calci. Nếu phải sử dụng đồng thời các thuốc này, nên tăng liều dùng Calci – D.
Calci carbonat cản trở hấp thu các chế phẩm chứa tetracyclin, do đó nên dùng tetracyclin 2 giờ trước hoặc 4 – 6 giờ sau khi dùng Calci – D.
Không dùng đồng thời vitamin D với cholestyramin hoặc colestipol hydroclorid, do làm giảm hấp thu vitamin D ở ruột.
Sử dụng dầu khoáng quá mức có thể cản trở hấp thu vitamin D ở ruột.
Hấp thu của các kháng sinh nhóm quinolon bị giảm nếu dùng đồng thời với calci, nên dùng các thuốc này 2 giờ trước hoặc 6 giờ sau khi dùng Calci – D.
Muối calci làm giảm hấp thu ion kẽm, nên sử dụng các thuốc nay cách nhau ít nhất là 2 giờ.
Không nên dùng đồng thời vitamin D với rifampicin, phenobarbital, phenytoin, do làm tăng chuyển hóa vitamin D thành chất không có hoạt tính.
Acid oxalic (có trong rau bina, cây me chua, đại hoàng) và acid phytic (có trong các loại ngũ cóc) có thể ức chế sự hấp thu calci bằng cách tạo với ion calci thành các hợp chất không tan.Bệnh nhân không nên dùng các chế phẩm chứa calci trong vòng 2 giờ sau khi dùng các thực phẩm giàu acid oxalic va acid phytic.
Tương kỵ của thuốc:
Do không có các nghiên cứu về tính tương ky của thuốc, không trộn lẫn thuốc này với các thuốc khác.
Bảo quản
Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C.
đánh giá nào
Chưa có đánh giá nào.