Thành phần của Thuốc Sucrafar 500mg
Thông tin thành phần |
Hàm lượng |
---|---|
Sucralfate |
500mg |
Công dụng của Thuốc Sucrafar 500mg
Chỉ định
Thuốc Sucrafar được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
- Điều trị loét dạ dày và tá tràng, viêm dạ dày mạn tính.
- Phòng loét do stress và ngừa tái phát loét tá tràng.
- Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
Dược lực học
Sucralfat là một muối nhôm của sulfat disacarid, dùng điều trị loét dạ dày. Cơ chế tác dụng của thuốc là tạo một phức hợp với các chất như albumin và fibrinogen của dịch rỉ kết dính với ổ loét, làm thành một hàng rào ngăn cản tác dụng của acid, pepsin và mật. Sucralfat cũng gắn trên niêm mạc bình thường của dạ dày và tá tràng với nồng độ thấp hơn nhiều so với vị trí loét. Sucralfat còn ức chế hoạt động của pepsin, gắn với muối mật, làm tăng sản xuất prostaglandin E2 và dịch nhầy dạ dày.
Dược động học
Có tới 5% phần disacarid và dưới 0,02% nhôm được hấp thu vào cơ thể sau khi uống một liều sucralfat. Phần lớn thuốc được đào thải ra phân, chỉ có một lượng nhỏ sulfat disacarid thải ra nước tiểu.
Cách dùng Thuốc Sucrafar 500mg
Cách dùng
Nên dùng thuốc vào lúc bụng đói (1 giờ trước bữa ăn).
Liều dùng
Loét dạ dày
Nhai 2 viên/ lần, 4 lần/ ngày trong 6 – 8 tuần.
Loét tá tràng
Nhai 4 viên/ lần, 2 lần/ ngày, vào buổi sáng và trước khi đi ngủ trong 4 – 8 tuần.
Ngừa tái phát loét tá tràng
Nhai 2 viên/ lần, 2 lần mỗi ngày. Điều trị không quá 6 tháng.
Phòng loét do stress
Nhai 2 viên/lần, 6 lần mỗi ngày, liều không quá 8g mỗi ngày.
Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản
Nhai 2 viên/lần, ngày 4 lần, 1 giờ trước mỗi bữa ăn và khi đi ngủ.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Tác dụng phụ
Khi sử dụng thuốc Sucrafar, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp, ADR >1/100
-
Tiêu hóa: Táo bón.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
-
Tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi, khô miệng.
-
Ngoài da: Ngứa, ban đỏ.
-
Thần kinh: Hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, buồn ngủ.
-
Các tác dụng phụ khác: Ðau lưng, đau đầu.
Hiếm gặp, ADR <1/1000
-
Phản ứng mẫn cảm: Mày đay, phù Quincke, khó thở, viêm mũi, co thắt thanh quản, mặt phù to.
-
Dị vật dạ dày.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Lưu ý
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Chống chỉ định
Thuốc Sucrafar chống chỉ định trong các trường hợp sau:
-
Dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Thận trọng khi sử dụng
Dùng thận trọng ở bệnh nhân suy thận.
Phụ nữ mang thai và cho con bú.
Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Cần thận trọng khi dùng cho các đối tượng này.
Thời kỳ mang thai
Chưa xác định được tác dụng có hại đến thai. Tuy nhiên khi mang thai chỉ nên dùng thuốc trong trường hợp thật cần thiết.
Thời kỳ cho con bú
Chưa biết sucralfat có bài tiết vào sữa hay không. Nếu có bài tiết vào sữa mẹ, lượng sucralfat cũng sẽ rất ít, vì thuốc được hấp thu vào cơ thể rất ít.
Tương tác thuốc
Không dùng thuốc antacid cùng lúc với Sucralfat vì antacid có thể ảnh hưởng đến sự bám của Sucralfat trên niêm mạc. Nên uống cách xa nhau khoảng ½ giờ.
Sucralfat có thể làm giảm sự hấp thu của một số thuốc như cimetidin, ranitidin , ciprofloxacin, norfloxacin, ofloxacin, digoxin, warfarin , phenytoin, theophylin, tetracyclin… Nên uống cách xa nhau khoảng 2 giờ.
Bảo quản
Để nơi mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C.
đánh giá nào
Chưa có đánh giá nào.