Thành phần của Thuốc Stacytine 200
Thông tin thành phần |
Hàm lượng |
---|---|
Acetylcysteine |
200 mg |
Công dụng của Thuốc Stacytine 200
Chỉ định
Thuốc Stacytine 200 GRA được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
- Dùng làm thuốc tiêu chất nhầy trong điều trị bổ sung đối với bệnh nhân tiết chất nhầy bất thường, hoặc có đờm đặc quánh trong viêm phế quản cấp và mạn tính.
- Dùng như một chất giải độc trong điều trị quá liều paracetamol.
Dược lực học
Acetylcysteine là dẫn chất N-acetyl của amino acid tự nhiên L-cystein. Acetylcysteine làm giảm độ nhớt của đờm phổi có mủ và không có mủ bằng cách bẻ gãy các cầu nối disulfid trong mucoprotein và tạo thuận lợi để tống đờm ra ngoài bằng ho, dẫn lưu tư thế hoặc bằng phương pháp cơ học. Tác dụng tiêu đờm của thuốc phụ thuộc vào nhóm sulfhydryl tự do, nhóm này có khả năng làm giảm các liên kết disulfìd của mucoprotein thông qua phản ứng trao đổi, hình thành một nhóm disulfid kết hợp và một nhóm sulfhydryl tự do.
Acetylcysteine có thể bảo vệ gan trong quá liều paracetamol bằng cách duy trì hoặc khôi phục nồng độ glutathion hoặc đóng vai trò là chất nền liên hợp với chất chuyển hóa trung gian gây độc.
Dược động học
Acetylcysteine được hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hóa và nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được trong khoảng 0,5 – 1 giờ sau khi dùng liều uống 200 – 600 mg.
Sinh khả dụng đường uống thấp và giá trị trung bình trong khoảng từ 4 đến 10% phụ thuộc vào dạng acetylcysteine toàn phần hoặc chỉ dựa vào dạng khử. Sinh khả dụng đường uống của acetylcysteine thấp có thể do chuyển hóa qua thành ruột và chuyển hóa qua gan lần đầu. Độ thanh thải qua thận chiếm khoảng 30% độ thanh thải toàn thân. Thời gian bán thải cuối của acetylcysteine toàn phần đường uống là 6,25 giờ.
Cách dùng Thuốc Stacytine 200
Cách dùng
Stacytine 200 GRA được dùng bằng đường uống.
Liều dùng
Tiêu chất nhầy:
Người lớn: 200 mg (1 gói) x 3 lần/ngày.
Trẻ em từ 2 đến 6 tuổi: 200 mg (1 gói) x 2 lần/ngày.
Giải độc quá liều paracetamol:
Liều khởi đầu 140 mg/kg, tiếp theo cách 4 giờ uống một lần với liều 70 mg/kg thể trọng và uống tổng cộng thêm 17 lần.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Những triệu chứng quá liều acetylcysteine xảy ra khá nghiêm trọng. Đặc biệt là hạ huyết áp; những triệu chứng khác bao gồm suy hô hấp, tan huyết, đông máu nội mạch rải rác và suy thận, nhưng một vài triệu chứng trên có thể do ngộ độc paracetamol.
Chưa có thuốc giải độc. Nên tiến hành các biện pháp hỗ trợ thông thường.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Tác dụng phụ
Acetylcysteine có giới hạn an toàn rộng. Trong lâm sàng tuy hiếm gặp co thắt phế quản rõ ràng do acetylcysteine, nhưng vẫn có thể xảy ra với tất cả các dạng thuốc chứa acetylcysteine.
Thường gặp (1/100 < ADR< 1/10)
-
Tiêu hoá: Buồn nôn, nôn.
Ít gặp (1/1000 < ADR < 1/100)
- Thần kinh trung ương: Buồn ngủ, đau đầu,
- Toàn thân: Ù tai, viêm miệng, chảy nước mũi nhiều, phát ban, mày đay.
Hiếm gặp (1/10000 < ADR < 1/1000)
- Hô hấp: Co thắt phế quản kèm phản ứng dạng phản vệ toàn thân.
- Toàn thân: Sốt, rét run.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Lưu ý
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Chống chỉ định:
Thuốc Stacytine 200 CAP chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Quá mẫn với acetylcysteine hay bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Bệnh nhân bị bệnh hen hoặc có tiền sử co thắt phế quản.
- Trẻ em dưới 2 tuổi.
Thận trọng khi sử dụng
Khi uống acetylcysteine điều trị quá liều paracetamol có thể dẫn đến nôn hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng nôn, bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết dạ dày nên được cân nhắc giữa nguy cơ xuất huyết đường tiêu hóa trên với hậu quả gây độc gan của paracetamol để có hướng sử dụng acetylcysteine hợp lý.
Bệnh nhân hen khi dùng acetylcysteine phải được giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình điều trị; khi co thắt phế quản xảy ra, phải dùng thuốc phun mù giãn phế quản. Nếu co thắt phế quản vẫn tiến triển, phải ngừng acetylcysteine ngay lập tức.
Khi điều trị với acetylcysteine có thể xuất hiện nhiều đờm loãng ở phế quản. Nếu người bệnh giảm khả năng ho, phải hút cơ học hoặc đặt ống hút trong khí quản để thông đường thở cho bệnh nhân.
Bệnh nhân suy gan: Độ thanh thải toàn phần cùa acetylcysteine giảm đáng kể ở những bệnh nhân xơ gan và thời gian bán thải gần như gấp hai lần so với những người khỏe mạnh.
Stacytine 200 GRA có chứa đường trắng (saccharose). Không nên dùng thuốc này cho bệnh nhân có các vấn đề về di truyền hiếm gặp không dung nạp fructose, kém hấp thu glucose – galactose hoặc thiếu hụt enzym sucrase – isomaltase.
Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Cần thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc do thuốc có thể gây các tác dụng không mong muốn như: Buồn ngủ, đau đầu, nhìn mờ…
Thời kỳ mang thai
Điều trị quá liều paracetamol bằng acetylcysteine ở phụ nữ mang thai có hiệu quả, an toàn và có khả năng ngăn chặn được độc tính cho gan ở thai nhi cũng như ở người mẹ.
Thời kỳ cho con bú
Thuốc dùng được cho người cho con bú.
Tương tác thuốc
Tương tác của thuốc
Không được dùng đồng thời các thuốc ho khác hoặc bất cứ thuốc nào làm giảm bài tiết phế quản trong thời gian điều trị bằng acetylcysteine.
Tương kỵ của thuốc
Acetylcysteine là một chất khử nên tương kỵ với các chất oxy hóa.
Bảo quản
Bảo quản trong bao bì kín, nơi khô, tránh ánh sáng. Nhiệt độ không quá 30°C.
CÔNG TY TNHH LD STADA – VIỆT NAM chính thức đổi tên thành CÔNG TY TNHH LIÊN DOANH STELLAPHARM (kể từ ngày 19/08/2019), hiện là doanh nghiệp sản xuất dược đứng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu dược phẩm tại Việt Nam, đặc biệt là thị trường các nước Châu Âu (SRA). Chất lượng sản phẩm của Stella đã được công nhận trên toàn cầu thông qua sự đánh giá và công nhận của các nhà chức trách dược trên thế giới như Cơ quan Quản lý thuốc Châu Âu (EMA), Cục Dược phẩm và Thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các Cơ quan khác.
đánh giá nào
Chưa có đánh giá nào.