Thành phần của Dung dịch Letbaby
Thông tin thành phần |
Hàm lượng |
---|---|
Calci glucoheptonat |
1100 mg |
Vitamin D3 |
400 IU |
Công dụng của Dung dịch Letbaby
Chỉ định
Dung dịch Letbaby chỉ định trong các trường hợp sau:
- Bổ sung cho khẩu phần ăn và phòng ngừa thiếu calci, còi xương do dinh dưỡng, loãng xương ở phụ nữ, người có nguy cơ cao, người cao tuổi.
- Cung cấp Calci và vitamin D3 cho: Sự tăng trưởng hệ xương răng của trẻ em, thanh thiếu niên, tuổi dậy.
- Phụ nữ có thai, cho con bú.
Dược lực học
Calci glucoheptonat
Dạng uống được dùng để điều trị hạ calci huyết mạn và thiếu calci.
Hạ calci huyết mạn xảy ra trong các trường hợp: Suy cận giáp mạn và giả suy cận giáp, nhuyễn xương, còi xương, suy thận mạn, hạ calci huyết do dùng thuốc chống co giật, hoặc khi thiếu Vitamin D.
Thiếu calci xảy ra khi chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đủ calci, đặc biệt là ở thiếu nữ và người già, phụ nữ trước và sau thời kỳ mãn kinh, thiếu niên. Do tăng nhu cầu về calci nên trẻ em và phụ nữ là người có nhiều nguy cơ nhất.
Vitamin D
Tăng hấp thu calci ở ruột, tăng huy động calci từ xương vào máu, tăng sự hấp thu calci và phosphat trong máu, theo hướng làm tăng calci và phosphat huyết. Vitamin D, ảnh hưởng đến sự calci hóa ở sụn.
Dược động học
Calci glucoheptonat
Sự hấp thu Calci ở ruột tỷ lệ nghịch với lượng Calci ăn vào, vì vậy khi chế độ ăn ít Calci sẽ dẫn đến tăng hấp thu bù, phần nào do tác động của Vitamin D.
Mức độ hấp thu giảm đáng kể theo tuổi. Các bệnh có kèm chứng phân có mỡ, ia chảy, kém hấp thu mạn tính ở ruột cũng tăng thải Calci qua phân.
Sau khi dùng, lượng ion calci được thải qua nước tiểu là hiệu số lượng được lọc tại cầu thận và lượng được tái hấp thu.
Sự tái hấp thu ở ống thận rất có hiệu lực vì có đến hơn 98% lượng ion calci lọc qua cầu thận được tái hấp thu vào máu. Calci niệu chỉ bị ảnh hưởng ít bởi chế độ ăn Calci ở người bình thường.
Một lượng Calci đáng kể được thải trừ vào sữa trong thời kỳ cho con bú, một phần thải qua mồ hôi và qua phân.
Vitamin D3
Hấp thu dễ dàng qua niêm mạc ruột, sự hấp thu này cần mật.
Vitamin D, được hydroxyl hoá ở gan cho ra Calcidiol, sau đó vào huyết tương gắn với globulin, phức hợp này tới thận chuyển thành Calcitriol nhờ tác dụng của hydroxylase trong ti thể của tế bào thận, calcitriol là dạng có hoạt tính.
Vitamin D và các chất chuyển hóa của nó được bài tiết chủ yếu qua mật và phân, chỉ có một lượng nhỏ xuất hiện trong nước tiểu.
Cách dùng Dung dịch Letbaby
Cách dùng
Dung dịch Letbaby dùng uống vào buổi sáng và buổi trưa, sau bữa ăn.
Liều dùng
Liều thông thường:
Bổ sung cho khẩu phần ăn và phòng ngừa thiếu calci, còi xương, loãng xương:
- Người lớn: Uống 5ml x 2 lần/ ngày.
- Trẻ em: Uống 5ml x1 – 2 lần/ ngày.
Điều trị còi xương do dinh dưỡng ở trẻ em: Uống 10ml x 2 lần/ ngày.
Điều trị loãng xương ở người lớn: uống 10ml x 3 lần/ ngày.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Calci glucoheptonat
Triệu chứng:
Chán ăn, buồn nôn, nôn, táo bón, đau bụng, yếu cơ, rối loạn tinh thần, khát nhiều, đa niệu, nhiễm calci thận, loạn nhịp tim và hôn mê.
Xử trí:
Truyền tĩnh mạch dung dịch natri clorid 0,9%. Dùng các chất chẹn beta-adrenergic để phòng loạn nhịp tim nặng. Có thể thẩm phân máu, có thể dùng calcitonin và adrenocorticoid trong điều trị. Theo dõi nồng độ calci trong máu một cách đều đặn.
Vitamin D
Triệu chứng:
Chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn và nôn, táo bón hay tiêu chảy, đa niệu, tiểu đêm, đổ mồ hôi, đau đầu, khát nhiều, ngủ gà, và chóng mặt.
Xử trí:
Nên ngừng vitamin D và duy trì khẩu phần ăn có ít calci cho đến khi nồng độ calci trong máu trở về mức bình thường.
Gây nôn hoặc rửa dạ dày nếu mới dùng thuốc. Dầu khoáng có thể thúc đẩy thải trừ phần vitamin D đã được hấp thu qua phân.
Corticosteroid có hiệu quả trong việc làm giảm hấp thu calci ở đường tiêu hóa, các thuốc này được tiêm tĩnh mạch thêm vào việc bù nước trong trường hợp tăng calci huyết nặng, và được dùng đường uống khi tình trạng tăng calci huyết nhẹ hơn.
Các thuốc lợi tiểu như furosemid và acid ethacrynic cũng có ích trong việc làm giảm hấp thu calci ở dạ dày-ruột. Natri celulose phosphat dùng đường uống có thể gắn với calci ở đường tiêu hóa..
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Làm gì khi quên 1 liều?
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Tác dụng phụ
Các tác dụng không mong muốn khi dùng Letbaby mà bạn có thể gặp.
Calci glucoheptonat:
- Các muối calci dùng đường uống có thể gây kích ứng tiêu hóa. Dùng một lượng quá thừa các muối calci có thể dẫn đến tình trạng tăng calci huyết, thường xảy ra ở người suy thận hay đang dùng vitamin D.
- Triệu chứng của tăng calci huyết bao gồm chán ăn, buồn nôn, nôn, táo bón, đau bụng, yếu cơ, rối loạn tinh thần, khát nhiều, đa niệu, nhiễm calci thận, sỏi thận; trường hợp nặng: Loạn nhịp tim và hôn mê.
Vitamin D:
- Dùng một lượng quá thừa vitamin D dẫn đến tình trạng tăng phosphat huyết hay calci huyết với các biểu hiện có liên quan như tăng calci niệu, vôi hóa lạc chỗ, tổn hại tim mạch và thận.
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, bệnh nhân cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Lưu ý
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Chống chỉ định
Dung dịch Letbaby chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Calci glucoheptonat: Tăng calci huyết, calci niệu, sỏi calci hay tiền sử sỏi thận.
- Tránh dùng kéo dài trên bệnh nhân bệnh tim và bệnh thận.
- Vitamin D3: Tăng calci huyết hoặc nhiễm độc vitamin D.
Thận trọng khi sử dụng
Calci glucoheptonat
Đối với bệnh nhân có calci niệu tăng nhẹ (>300mg hoặc 7,5mmol/24 giờ) và tổn thương chức năng thận mức độ nhẹ hoặc vừa, hoặc với tiền sử sạn đường tiết niệu, hoặc các bệnh làm tăng calci huyết như bệnh Sarcoidosis và một vài bệnh ác tính, tình trạng nhiễm toan hoặc suy hô hấp cần theo dõi nồng độ calci trong huyết tương và lượng calci bài tiết trong nước tiểu.
Nếu cần thiết giảm liều calci hoặc ngưng điều trị.
Uống nhiều nước cần được khuyến cáo đối với bệnh nhân dễ bị sạn đường tiết niệu.
Vitamin D
Thận trọng khi dùng vitamin D cho người suy thận hay bị sỏi thận, người có bệnh tim hoặc xơ vữa động mạch, người có thể tăng nhạy cảm với vitamin D như trẻ nhỏ, bệnh Sarcoit, thiểu năng tuyến cận giáp hoặc các bệnh về tuyến cận giáp.
Nên kiểm soát nồng độ phosphat trong huyết tương trong suốt quá trình điều trị với vitamin D nhằm làm giảm nguy cơ vôi hóa lạc chỗ.
Phụ nữ có thai và đang cho con bú
Sử dụng trên phụ nữ có thai: Các chế phẩm bổ sung calci không gây hại ở liều khuyên dùng hàng ngày cho phụ nữ có thai. Tình trạng tăng calci huyết trong thai kỳ có thể dẫn đến các rối loạn bẩm sinh về sau cho trẻ và thiểu năng tuyến cận giáp ở trẻ sơ sinh, do đó không dùng vitamin D cao hơn liều khuyên dùng (400 IU/ngày) cho phụ nữ có thai.
Sử dụng trên phụ nữ cho con bú: Calci được xem là an toàn cho phụ nữ cho con bú nếu không dùng vượt quá liều khuyên dùng hàng ngày. Vitamin D bài tiết vào sữa mẹ, do vậy không nên dùng vitamin D lớn hơn liều khuyên dùng cho người cho con bú (400 IU/ngày).
Lái xe và vận hành máy móc
Không ảnh hưởng.
Tương tác thuốc
Calci glucoheptonat
Tình trạng tăng calci huyết có thể xảy ra khi dùng đồng thời các muối calci với thuốc lợi tiểu thiazid hoặc vitamin D.
Thuốc lợi tiểu thiazid làm giảm thải trừ calci trong nước tiểu. Nên kiểm soát nồng độ calci trong huyết tương ở những bệnh nhân có dùng chung những thuốc này với nhau.
Vitamin D làm tăng hấp thu calci qua đường tiêu hóa.
Các corticosteroid làm giảm hấp thu calci.
Calci tăng độc tính đối với tim của các glycosid digitalis và có thể làm tăng nguy cơ loạn nhịp tim.
Các muối calci làm giảm hấp thu một số thuốc khác như các bisphosphonat, fluorid, một vài fluoroquinolon, và tetracyclin; nên dùng cách xa ít nhất 3 giờ với các thuốc này.
Vitamin D3
Dùng đồng thời vitamin D với cholestyramin, colestipol hydroclorid có thể làm giảm hấp thu vitamin D qua đường tiêu hóa.
Sử dụng dầu khoáng quá mức có thể cản trở hấp thu vitamin D qua đường tiêu hóa.
Điều trị đồng thời vitamin D với thuốc lợi tiểu, calci, hay phosphat có thể dẫn đến tăng calci huyết. Trong những trường hợp này nên kiểm soát nồng độ calci trong huyết tương.
Một vài thuốc chống động kinh có thể làm tăng nhu cầu vitamin D (như carbamazepin, phenobarbital, phenytoin, và primidon).
Corticosteroid có thể cản trở tác dụng của vitamin D.
Rifampicin và isoniazid làm giảm hiệu quả của vitamin D.
Bảo quản
Để nơi mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C.
đánh giá nào
Chưa có đánh giá nào.