Thành phần của Thuốc Stomafar
Thông tin thành phần |
Hàm lượng |
---|---|
Aluminum hydroxide |
400mg |
Magnesium hydroxide |
400mg |
Công dụng của Thuốc Stomafar
Chỉ định
Thuốc Stomafar được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
- Ðiều trị trung hòa acid dạ dày trong loét dạ dày – tá tràng, viêm dạ dày, ợ nóng và các bệnh tăng acid dạ dày.
- Trào ngược dạ dày thực quản.
Dược lực học
Nhôm hydroxyd được sử dụng như một thuốc kháng acid. Nhôm hydroxyd có khả năng làm tăng pH dạ dày. Uống khi đói, thuốc có thể đi qua dạ dày rỗng quá nhanh để thể hiện hết tác dụng trung hoà acid của nó. Sự tăng pH dịch vị do chất kháng acid gây nên sẽ ức chế tác dụng tiêu protid của pepsin; tác dụng này rất quan trọng ở người loét dạ dày.
Các antacid chứa magnesi là các hợp chất magnesi vô cơ tan trong acid dịch vị, giải phóng ra các anion có tác dụng trung hòa acid dạ dày hoặc làm chất đệm cho dịch dạ dày, nhưng không tác động đến sự sản sinh ra dịch dạ dày. Kết quả là pH dạ dày tăng lên, làm giảm triệu chứng tăng acid. Thuốc cũng làm giảm độ acid trong thực quản và làm giảm tác dụng của men pepsin.
Dược động học
Nhôm hydroxid tan chậm trong dạ dày và phản ứng với acid hydrocloric ở dạ dày tạo thành nhôm clorid và nước. Khoảng 17 – 30% lượng nhôm clorid vừa tạo ra được hấp thu và sau đó được thải trừ qua thận. Ở ruột non, nhôm clorid chuyển nhanh thành muối nhôm kiềm không tan, kém hấp thu.
Magnesi hydroxyd phản ứng với acid hydrocloric ở dạ dày tạo thành magnesi clorid và nước. Khoảng 15 – 30% lượng magnesi clorid vừa tạo ra được hấp thu và sau đó được thải trừ qua thận. Còn lượng magnesi hydroxyd nào mà chưa được chuyển hóa thành magnesi clorid thì có thể chuyển hóa ở ruột non và được hấp thu không đáng kể.
Cách dùng Thuốc Stomafar
Cách dùng
Nhai kỹ viên nén.
Liều dùng
Nhai kỹ 1 – 2 viên, 1 – 3 giờ sau 3 bữa ăn và trước khi đi ngủ hoặc mỗi khi lên cơn đau dạ dày. Tối đa 6 lần mỗi ngày. Không dùng quá 12 viên/ngày.
Liều dùng tối đa khuyến cáo để chữa triệu chứng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu: Không nên dùng quá 2 tuần, trừ khi có lời khuyên hoặc giám sát của thầy thuốc.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Những phản ứng nghiêm trọng khó xảy ra sau khi dùng quá liều. Ngưng thuốc điều chỉnh lượng dịch thiếu nếu cần thiết.
Cách xử trí:
Điều trị quá liều magnesi: Xem xét tiêm tĩnh mạch calci gluconat, bù nước và bắt buộc lợi tiểu. Trong trường hợp suy thận, chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc là cần thiết.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Tác dụng phụ
Khi sử dụng thuốc Stomafar, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
-
Hệ tiêu hóa: Tiêu chảy hay táo bón.
Chưa rõ tần suất
-
Hệ thống miễn dịch: Phản ứng quá mẫn như ngứa, mày đay, phù mạch và phản ứng phản vệ.
-
Dinh dưỡng và chuyển hóa: Tăng magnesi máu, tăng nhôm máu, hạ phosphat máu đã xảy ra khi dùng thuốc kéo dài hoặc liều cao hay liều thông thường ở những bệnh nhân với chế độ ăn thấp phospho, mà có thể dẫn đến tăng tái hấp thu xương, tăng calci niệu, loãng xương.
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Lưu ý
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Chống chỉ định
Thuốc Stomafar chống chỉ định trong các trường hợp sau:
-
Dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
-
Bệnh nhân suy thận nặng.
-
Giảm phosphat máu.
-
Trẻ nhỏ tuổi do nguy cơ nhiễm độc nhôm.
Thận trọng khi sử dụng
Bệnh nhân suy tim sung huyết, suy thận, phù, xơ gan và chế độ ăn ít natri và với người mới bị chảy máu đường tiêu hóa.
Người cao tuổi, do bệnh tật hặc do bệnh tật hoặc điều trị thuốc có thể bị táo bón và phân rắn.
Kiểm tra định kỳ hằng tháng hoặc 2 tháng 1 lần nồng độ phosphat trong huyết thanh cho người bệnh chạy thận nhân tạo và dùng lâu dài thuốc kháng acid chứa nhôm.
Người bệnh suy thận.
Trong thành phần thuốc có lactose, do đó nên thận trọng ở những bệnh nhân có vấn đề di truyền hiếm gặp trong việc không dung nạp galactose, thiếu hụt lactase hoặc hội chứng kém hấp thu glucose – galactose.
Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Chưa có bằng chứng về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Thời kỳ mang thai
Không có dữ liệu lâm sàng đầy đủ về ảnh hưởng của thuốc trong thời kỳ mang thai. Sử dụng các thuốc kháng acid nên tránh trong ba tháng đầu của thai kỳ. Cần thận trọng khi kê đơn cho phụ nữ có thai.
Thời kỳ cho con bú
Cần thận trọng khi kê đơn cho phụ nữ cho con bú.
Tương tác thuốc
Sự hấp thu của tetracyclin, digoxin, indomethacin, muối sắt, allopurinol, isoniazid, benzodiazepin, corticosteroid, penicilamin, phenothiazin, ranitidin, ketoconazol, itraconazol và quinolon sẽ giảm khi dùng chung với thuốc kháng acid.
Các thuốc kháng acid chứa nhôm có thể cản trở sự hấp thu của một số thuốc như vitamin, levothyroxin, hydroxychloroquin, chloroquin, chlopromazin, rifampicin, cefdinir, cefpodoxim, rosuvastatin.
Thận trọng khi dùng cùng với polystyren sulphonat do những rủi ro tiềm ẩn của việc giảm tác dụng của resin gắn kết kali, của nhiễm kiềm chuyển hóa ở bệnh nhân suy thận (báo cáo với nhôm hydroxyd và magnesi hydroxyd, và tắc ruột (báo cáo với nhôm hydroxyd).
Dùng cùng với các citrat có thể làm tăng nồng độ nhôm, đặc biệt ở bệnh nhân suy thận.
Tương kỵ thuốc
Do không có nghiên cứu về tính tương kỵ của thuốc, không trộn lẫn thuốc này với các thuốc khác.
Bảo quản
Ở nhiệt độ không quá 30oC.
đánh giá nào
Chưa có đánh giá nào.