Thành phần của Thuốc Meyerverin
Thông tin thành phần |
Hàm lượng |
---|---|
Glimepiride |
2mg |
Công dụng của Thuốc Meyerverin
Chỉ định
Thuốc Meyerverin được chỉ định dùng trong các trường hợp sau: Đái tháo đường không phụ thuộc insulin (type 2) ở người lớn, khi nồng độ đường huyết không thể kiểm soát thỏa đáng được bằng chế độ ăn kiêng, tập thể dục và giảm cân nặng đơn thuần.
Dược lực học
Glimepirid là một sulfamid hạ đường huyết thuộc nhóm sulfonylurea, được dùng điều trị đái tháo đường không lệ thuộc insulin.
Cơ chế: Glimepirid điều hòa sự bài tiết insulin bằng cách đóng các kênh kali lệ thuộc vào ATP ở các màng của tế bào β. Việc đóng kênh kali sẽ gây khử cực ở màng, làm tăng xâm nhập calci vào trong tế bào (do mở kênh calci). Việc tăng nồng độ calci trong tế bào sẽ kích thích sự giải phóng insulin ra khỏi tế bào.
Glimepirid liên kết nhanh và nhả nhanh với protein ở màng tế bào β và được phân biệt với các sulfonylurea khác ở loại protein liên kết, phối hợp với kênh kali lệ thuộc ATP. Ngoài ra, glimepirid còn có tác dụng ngoài tuyến tụy.
Dược động học
Glimepirid có sinh khả dụng rất cao. Thức ăn không làm thay đổi đáng kể sự hấp thu của thuốc, tuy nhiên tốc độ hấp thu có chậm đi một ít. Nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được khoảng 2,5 giờ sau khi uống. Thuốc được thải trừ phần lớn qua nước tiểu và một phần nhỏ qua phân.
Cách dùng Thuốc Meyerverin
Cách dùng
Thuốc thường dùng 1 lần/ngày. Uống thuốc trước bữa ăn sáng có nhiều thức ăn hoặc trước bữa ăn chính đầu tiên trong ngày. Không được bỏ bữa ăn sau khi uống thuốc.
Liều dùng
Khởi đầu: 1mg/lần/ngày.
Sau đó nếu cần, tăng liều từ từ theo nồng độ của đường huyết: Mỗi nấc phải cách quãng 1 – 2 tuần theo thang điều trị sau: 1mg – 2mg – 3mg – 4mg – 6mg, tối đa 8mg/ngày.
Ở bệnh nhân được kiểm soát tốt đường huyết, liều thường dùng là 1 – 4g/ngày
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Triệu chứng
Uống 1 lần quá liều hoặc dùng dài hạn liều quá cao có thể dẫn đến hạ đường huyết nặng, kéo dài, nguy hiểm đến tính mạng.
Xử trí
Báo cho bác sĩ, ăn ngay đường, theo dõi kỹ để phòng tái phát. Nếu bệnh nhân mất tri giác thì truyền đường ưu trương, ở người lớn có thể dùng glucagon, ở nhũ nhi và trẻ em thì phải theo dõi đường huyết cẩn thận khi dùng glucose vì có thể bị tăng đường huyết nguy hiểm.
Nếu uống quá nhiều glimepirid nên rửa dạ dày và dùng than hoạt, truyền nhanh đường ưu trương, sau đó truyền đường duy trì để tránh hạ đường huyết tái phát và theo dõi đường huyết ít nhất 24 giờ.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Tác dụng phụ
Khi sử dụng thuốc Meyerverin, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Tiêu hóa: Tăng ngon miệng, khó tiêu, dùng liều cao lâu ngày có thể gây loét dạ dày – tá tràng, viêm loét thực quản, viêm tụy.
Da: Rậm lông.
Tim mạch: Phù, tăng huyết áp.
Nội tiết và chuyển hóa: Hội chứng dạng Cushing, giảm kali máu, đái tháo đường.
Thần kinh trung ương: Mất ngủ, thần kinh dễ bị kích động.
Thần kinh cơ xương: Yếu cơ, loãng xương.
Mắt: Đục thủy tinh thể, glaucoma.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Lưu ý
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Chống chỉ định
Thuốc Meyerverin chống chỉ định trong các trường hợp sau:
-
Đái tháo đường phụ thuộc insulin (type I), đái tháo đường với tiền sử bị nhiễm keto – acid.
-
Nhiễm keto – acid do đái tháo đường.
-
Tiền hôn mê hay hôn mê do đái tháo đường.
-
Suy thận nặng, suy gan nặng.
-
Tăng cảm với glimepirid, các sulfonylurea khác, các sulfamid khác và bất cứ tá dược nào của thuốc.
-
Có thai hoặc dự định có thai cho con bú.
Thận trọng khi sử dụng
Trong các tuần lễ khi mới bắt đầu điều trị, có thể xảy ra hạ đường huyết. Cần phải theo dõi chặt chẽ.
Để đạt được mục tiêu điều trị là kiểm soát đường huyết một cách tối ưu, bệnh nhân phải áp dụng đều đặn và đúng đắn chế độ ăn, tập thể dục, giảm cân nặng nếu cần cũng như uống thuốc.
Trong khi điều trị phải đo đều đặn đường huyết và đường niệu.
Ngoài ra cũng nên đo cả glycated hemoglobin định kỳ.
Khi bắt đầu điều trị, bác sĩ cần phải giải thích kỹ lưỡng cho bệnh nhân. Bác sĩ và bệnh nhân cần chú ý đến nguy cơ hạ đường huyết.
Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Phải thật thận trọng khi dùng thuốc cho người lái xe hay vận hành máy móc vì có thể gặp các cơn hạ hay tăng đường huyết, nhất là khi khởi đầu hay thay đổi trị liệu hoặc khi không dùng glimepirid đều đặn. Khi đó, sự linh hoạt và phản ứng của bệnh nhân có thể bị suy giảm.
Thời kỳ mang thai
Không nên dùng thuốc cho phụ nữ mang thai vì thuốc có độc tính trên phôi, gây quái thai cũng như độc tính trong quá trình phát triển của thai.
Thời kỳ cho con bú
Glimepirid được bài tiết qua sữa mẹ nên không dùng thuốc đối với phụ nữ cho con bú.
Tương tác thuốc
Các thuốc làm tăng tác dụng hạ đường huyết của glimepirid, có thể gây hạ đường huyết như insulin, thuốc đái tháo đường dạng uống, ức chế men chuyển, các steroid đồng hóa và nội tiết tố sinh dục nam, chloramphenicol, dẫn xuất của coumarin, cyclophosphamide, disopyramide, fenfluramine, fenyramidol, fibrate, fluoxetin, ifosfamide, ức chế MAO, miconazole, para – aminosalicylic acid, pentoxifylline (liều cao dạng tiêm), phenylbutazone, azapropazone, oxyphenbutazone, probenecid, quinolone, salicylate, sulfinpyrazone, sulfonamide, thuốc ức chế giao cảm như thuốc chẹn β và guanethidin, tetracyclin, tritoqualine, trofosfamide.
Các thuốc làm giảm tác dụng hạ đường huyết của glimepirid, có thể gây tăng đường huyết như acetazolamide, barbiturate, corticosteroid, diazoxide, lợi tiểu, epinephrine, thuốc tác dụng giống thần kinh giao cảm khác, glucagon, thuốc nhuận trường (sau khi điều trị dài hạn), acid nicotinic (liều cao), estrogen và progesterone, phenothiazine, phenytoin, nội tiết tố tuyến giáp, rifampicin.
Thuốc đối kháng thụ thể H2 clonidine và reserpine có thể làm tăng hay giảm tác dụng hạ đường huyết của glimepirid.
Uống một lúc nhiều rượu hoặc uống rượu lâu ngày có thể làm tăng hay giảm tác dụng hạ đường huyết của glimepirid.
Glimepirid có thể làm tăng hay giảm tác dụng của các dẫn xuất coumarin.
Bảo quản
Nơi khô, nhiệt độ không quá 30°C, tránh ánh sáng.
đánh giá nào
Chưa có đánh giá nào.