Thành phần của Thuốc Meglucon 850mg
Thông tin thành phần |
Hàm lượng |
---|---|
Metformin |
850 mg |
Công dụng của Thuốc Meglucon 850mg
Chỉ định
Meglucon 850mg làm hạ đường huyết ở những bệnh nhân đái tháo đường (đái tháo đường type II), đặc biệt ở những người thừa cân mà không kiểm soát được mức đường huyết nếu chỉ áp dụng chế độ ăn kiêng hay luyện tập thể lực.
Ở người lớn, meglucon có thể được dùng đơn trị liệu hay dùng kết hợp với các thuốc hạ đường huyết đường uống khác hoặc với insulin.
Ở những bệnh nhân đái tháo đường thừa cân (đái tháo đường type II), sau chế độ ăn kiêng thì lựa chọn đầu tiên là dùng metformin để giảm biến chứng do đái tháo đường gây ra.
Dược lực học
Metformin là một biguanide có tác động chống tăng đường huyết, làm hạ glucose huyết tương cơ bản và sau bữa cơm. Nó không kích thích bài tiết insulin vì thế không gây giảm đường huyết.
Metformin tác động qua 3 cơ chế:
-
Giảm sản xuất Glucose ở gan bằng cách ức chế tạo glucose và phân giải Glucogen.
-
Tăng sự mẫn cảm insulin ở cơ bắp, cải thiện sự hấp thu glucose ngoại biên.
-
Giảm hấp thu glucose ở ruột. Kích thích tổng hợp glycogen nội bào.
Metformin kích thích tổng hợp glycogen trong tế bào bằng cách tác động vào men tổng hợp glycogen. Metformin làm tăng dung lượng vận chuyển của các kiểu chất vận chuyển glucose qua màng đã biết (GLUT).
Ở người nó có tác động độc lập lên đường huyết. Metformin tác động có lợi lên chuyển hoá lipid. Điều này thấy ở các nghiên cứu lâm sàng có kiểm soát trung hạn và dài hạn. Metformin làm giảm cholesterol toàn phần, cholesterol LDL và nồng độ triglyceride.
Dược động học
Hấp thu
Sau liều đường uống metformin hydrochloride, nồng độ đỉnh đạt được sau 2,5 giờ. Sinh khả dụng toàn phần của viên bao phim metformin hydrochloride 500mg hay 850mg là khoảng 50 – 60% ở người khoẻ mạnh. Sau khi uống phần không hấp thu thấy trong phân 20 – 30%.
Sau khi uống, hấp thu metformin hydrochloride không hoàn toàn và bão hoà. Người ta cho rằng động học hấp thu của metformin không tuyến tính.
Với các liều và thời gian sử dụng metformin được khuyên, các nồng độ ổn định trong huyết tương đạt được trong vòng 24 đến 48 giờ. Nồng độ ổn định nói chung là ít hơn 1 µg/ml. Trong thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát, nồng độ huyết tương metformin lớn nhất không vượt quá 4 µg/ml, thậm chí ở liều cao nhất. Thức ăn làm giảm nhẹ độ hấp thu của Metformin. Sau khi dùng liều 850mg, nồng độ đỉnh huyết tương thấp hơn 40%, giảm 25% diện tích dưới đường cong và kéo dài 35 phút để đạt nồng độ đỉnh huyết tương. Chưa thấy tương quan lâm sàng kết quả này.
Phân bố
Gắn kết protein không đáng kể. Một phần metformin vào hồng cầu. Metformin trong máu thấp hơn trong huyết tương và xuất hiện cùng lúc. Hiện diện trong hồng cầu là phần thứ yếu trong phân bố. Thể tích phân bố trung bình khoảng giữa 63 và 276L.
Chuyển hoá
Metformin bài tiết dạng không đổi trong nước tiểu. Không thấy chất chuyển hoá ở người.
Đào thải
Độ thanh thải thận của metformin hơn 400 ml/phút. Metformin thải trừ bằng lọc ở cầu thận và ống tiết. Sau khi uống, thời gian bán thải khoảng 6,5 giờ. Khi suy giảm chức năng thận, độ thanh thải thận bị giảm tương xứng với với độ thanh thải creatinine và vì thế thời gian bán thải kéo dài, dẫn đến tăng nồng độ metformin trong huyết tương.
Cách dùng Thuốc Meglucon 850mg
Cách dùng
Dùng đường uống.
Dữ liệu về liều lượng không cho phép chia nhỏ viên thuốc. Tuy nhiên để cho dễ uống, có thể chia nhỏ viên thuốc.
Viên thuốc đã được chia nhỏ thì phần còn lại của viên thuốc cần được uống ngay sau khi uống phần thứ nhất.
Liều dùng
Luôn luôn dùng meglucon theo sự chỉ đẫn của bác sỹ. Hãy hỏi bác sỹ hay dược sỹ nếu cần.
Liều lượng của thuốc được bác sỹ chỉ định cho từng bệnh nhân dựa trên mức đường huyết khi thăm khám.
Điều chỉnh liều cho bệnh nhân đến liều duy trì.
Nếu không có chỉ định nào khác của bác sỹ, liều thông thường như sau:
Người lớn:
Liều khởi đầu với bệnh nhân đang không sử dụng metformin là 500mg x 1 lần/ngày dùng đường uống. Nếu bệnh nhân không gặp phản ứng có hại đường tiêu hoá và cần phải tăng liều thì dùng thêm 500mg sau mỗi khoảng thời gian điều trị từ một tuần tăng một lần. Liều dùng metformin cần được cân nhắc điều chỉnh trên từng bệnh nhân cụ thể dựa trên độ dung nạp và hiệu quả điều trị của mỗi bệnh nhân và không vượt quá liều tối đa được khuyến cáo là 2000 mg/ngày.
Chuyển từ những thuốc chống đái tháo đường khác sang: Nói chung không cần có giai đoạn chuyển tiếp trừ khi chuyển từ các sulfonylure sang. Khi chuyển từ sulfonylure sang, cần thận trọng trong 2 tuần đầu vì sự tồn lưu clorpropamid kéo dài trong cơ thể, có thể dẫn đến sự cộng tác dụng của thuốc và có thể gây hạ đường huyết.
Phối hợp với insulin: Có thể phối hợp metformin với insulin để đạt kiểm soát đường huyết tốt hơn. Liều khởi đầu thông thường của metformin là 500mg x 1 lần/ngày, liều dùng nên được điều chỉnh dựa trên việc đo glucose huyết. Liều cao nhất được đề nghị là 2 g/ngày, được chia làm 2 – 3 liều. Còn liều của insulin được điều chỉnh tùy theo đường huyết.
Khuyến cáo sử dụng thuốc trên bệnh nhân suy thận:
Đánh giá chức năng thận trước khi khởi đầu điều trị với metformin và đánh giá định kỳ sau đó.
-
Chống chỉ định metformin trên bệnh nhân có eGFR dưới 30 mL/phút/1,73 m2.
-
Không khuyến cáo khởi đầu điều trị với metformin ở bệnh nhân có eGFR nằm trong khoảng 30-45 mL/ phút/1,73 m2.
-
Ở bệnh nhân đang sử dụng metformin và có eGFR giảm xuống dưới 45 mL/phút/1,73 m2, đánh giá nguy cơ – lợi ích khi tiếp tục điều trị.
-
Ngừng sử dụng metformin nếu bệnh nhân có eGFR giảm xuống dưới 30 mL/phút/1,73 m2.
Dùng ở bệnh nhân lớn tuổi: Vì tiềm năng giảm chức năng thận ở người già, nên chỉnh liều Meglucon 850mg dựa trên chức năng thận. Vì lý do này, cần thiết đánh giá thường xuyên chức năng thận.
Dùng ở trẻ em trên 10 tuổi và vị thành niên: Điều trị đơn và phối hợp với insulin
-
Liều bắt đầu thường dùng là 1 viên bao phim chứa 500 hoặc 850 mg metformin uống trong hoặc sau bữa ăn.
-
Sau 10 đến 15 ngày cần điều chỉnh liều trên cơ sở đo đường trong máu. Việc tăng liều từ từ có thể cải thiện sự dung nạp của dạ dày ruột.
-
Liều metformin tối đa được khuyến cáo là 2g, ngày chia làm 2-3 lần.
Làm gì khi dùng quá liều?
Hạ đường huyết không thấy ở liều 85g metformin, mặc dù nhiễm acid lactic xảy ra trong trường hợp như vậy. Quá liều nghiêm trọng hay nguy cơ đi kèm metformin dẫn đến nhiễm acid lactic. Nhiễm acid lactic là trường hợp khẩn cần điều trị ở bệnh viện. Phương pháp hiệu quả nhất để loại lactate và metformin khỏi cơ thể là thẩm tích máu.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Tác dụng phụ
Khi sử dụng thuốc Meglucon 850mg, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Rất thường gặp
Rối loạn dạ dày ruột: Các triệu chứng dạ dày ruột như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau dạ dày, không ngon miệng. Các triệu chứng này thường xảy ra khi bắt đầu điều trị và thường tự nhiên mất đi. Meglucon 850mg cần dùng vào cùng hay sau bữa ăn trong 2 hoặc 3 liều đơn để tránh những hiện tượng này. Sự tăng liều chậm cũng có thể cải thiện sự dung nạp của dạ dày ruột.
Thường gặp
Rối loạn hệ thần kinh: Vị khác thường.
Ít gặp
Chưa có báo cáo.
Rất hiếm gặp
-
Chuyển hoá và rối loạn dinh dưỡng: Nhiễm acid lactic, giảm tỉ lệ hấp thu vitamin B12 cũng như giảm nồng độ huyết thanh khi điều trị lâu dài.
-
Rối loạn da và chuyển hóa dưới da: Phát ban nhẹ ở bệnh nhân tương kỵ với thuốc.
-
Rối loạn gan mật: Kết quả thử nghiệm chức năng gan bất thường, hoặc viêm gan không có vàng da.
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Lưu ý
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Chống chỉ định
Thuốc Meglucon 850mg chống chỉ định trong các trường hợp sau:
-
Mẫn cảm với metformin hydrochloride hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
-
Bệnh nhân toan chuyển hóa cấp tính hoặc mãn tính, bao gồm cả nhiễm toan ceton do tiểu đường và tiền hôn mê do đái tháo đường.
-
Bệnh nhân suy thận nặng (eGFR dưới 30 mL/ phút/1,73 m2).
-
Các bệnh cấp tính có khả năng gây suy chức năng thận, như: Mất nước, nhiễm trùng nặng, sốc.
-
Tiêm tĩnh mạch chất cản quang chứa iod.
-
Bệnh cấp hay mạn có thể gây thiếu oxy ở mô (giảm oxy huyết mô) chẳng hạn: suy tim hay suy hô hấp, nhồi máu cơ tim, sốc.
-
Suy gan, ngộ độc rượu cấp tính, nghiện rượu.
-
Phụ nữ có thai và cho con bú.
Thận trọng khi sử dụng
Nhiễm acid lactic huyết:
-
Hiếm khi xảy ra nhưng (tỷ lệ chết cao khi thiếu sự điều trị đúng cách), biến chứng chuyển hoá mà có thể gây ra do tích luỹ metformin. Có những trường hợp được báo cáo nhiễm acid lactic huyết trong các bệnh nhân dùng metformin hydroclorid điều trị bệnh đái tháo đường đã gây ra suy thận nặng. Tỷ lệ nhiễm acid lactic có thể giảm bằng cách đánh giá yếu tố nguy cơ khác liên quan chẳng hạn tiểu đường khó kiểm soát, nhiễm ceton, ăn kiêng, nghiệm rượu, suy gan và điều kiện giảm oxy huyết.
-
Yếu tố nguy cơ của nhiễm toan acid lactic liên quan đến metformin bao gồm: Suy thận, sử dụng đồng thời với một số thuốc nhất định (ví dụ các chất ức chế carbonic anhydrase như topiramat), từ 65 tuổi trở lên, có thực hiện chiếu chụp sử dụng thuốc cản quang, phẫu thuật và thực hiện các thủ thuật khác, tình trạng giảm oxy hít vào (ví dụ suy tim sung huyết cấp), uống nhiều rượu và suy gan.
-
Chẩn đoán: Nhiễm acid lactic được đặc trưng bởi khó thở, cùng với khó chịu trong bụng và giảm thân nhiệt, sau đó là hôn mê. Các kết quả xét nghiệm cho thấy pH máu giảm, nồng độ lactat trong huyết tương trên 5 mmol/I cũng như tăng sự thiếu hụt anion và tăng tỷ lệ lactat/pyruvat.
-
Nếu nghi nhiễm acid huyết do chuyển hóa phải ngừng sử dụng metformin và đưa bệnh nhân vào bệnh viện ngay. khuyến cáo nhanh chóng lọc máu để điều chỉnh tình trạng nhiễm toan và loại bỏ phần metformin đã bị tích lũy.
Chức năng thận:
-
Vì Metformin bài tiết qua thận, nồng độ creatinin huyết tương nên đánh giá trước khi khởi đầu điều trị và đánh giá đều đặn sau đó. Ít nhất đánh giá mỗi năm một lần ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường. Ít nhất đánh giá 2 – 4 lần/năm với nồng độ creatinin huyết thanh trên giới hạn bình thường và ở người lớn tuổi.
-
Giảm chức năng thận ở người già là thường xuyên xảy ra và không có triệu chứng. Cần phải chú ý đặc biệt trong các tình huống chức năng thận có thể bị suy yếu (Ví dụ: Khi bắt đầu điều trị cao huyết áp hoặc điều trị lợi tiểu và khi bắt đầu điều trị với các thuốc kháng viêm không steroid).
Bệnh nhân suy gan có thể tiến triển thành toan lactic liên quan đến metformin do suy giảm thải trừ lactat dẫn tới tăng nồng độ lactat trong máu. Vì vậy, tránh sử dụng metformin trên những bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh gan thông qua bằng chứng xét nghiệm hoặc lâm sàng.
Sử dụng các chất cản quang chứa iod: Trước khi sử dụng trong mạch các chất cản quang chứa iod trong các cuộc khảo sát X-quang cần phải ngừng dùng metformin hydroclorid vì có thể dẫn đến suy thận. Điều trị trở lại bằng metformin không được sớm hơn 48 giờ sau khi kết thúc phép thử và chỉ được bắt đầu sau khi chức năng thận đã được kiểm tra và đánh giá là bình thường.
Phẫu thuật: Cần phải ngừng sử dụng metformin 48 giờ trước khi phẫu thuật với sự gây mê toàn thân hoặc các quy trình gây mê tủy sống khác. Tái điều trị với metformin không được sớm hơn 48 giờ sau khi phẫu thuật hoặc sau khi ăn trở lại được qua miệng và chỉ sau khi tái đánh giá chức năng thận và trị số tìm thấy là bình thường.
Cẩn trọng khác:
-
Bệnh nhân nên tiếp tục chế độ ăn kiêng để đảm bảo phân bố đều carbohydrate dùng trong ngày. Bệnh nhân béo phì nên tiếp tục chế độ ăn kiêng có calo thấp.
-
Nên thực hiện các test theo dõi tiểu đường đều đặn.
-
Dùng metformin hydrochloride một mình không bao giờ gây hạ đường huyết, tuy nhiên nên cẩn trọng khi kết hợp với Insulin hay sulphonylure.
Dùng ở bệnh nhân lớn tuổi: Vì tiềm năng giảm chức năng thận ở người già, nên chỉnh liều Meglucon 850mg dựa trên chức năng thận. Vì lý do này cần thiết đánh giá thường xuyên chức năng thận.
Dùng ở trẻ em và trẻ vị thành niên
-
Đối với trẻ em và vị thành niên, trước khi điều trị bằng Meglucon 850mg phải khẳng định mắc bệnh đái tháo đường type 2.
-
Trẻ em tuổi giữa 10 và 12: Trong các nghiên cứu lâm sàng có kiểm soát trong trẻ em và vị thành niên chỉ có 15 trẻ em tuổi từ 10 đến 12. Mặc dù hiệu quả và độ an toàn của metformin trong trẻ em tuổi dưới 12 không khác hiệu quả và độ an toàn của thuốc trong trẻ em tuổi lớn hơn, vẫn phải đặc biệt thận trọng khi kê đơn metformin cho trẻ em tuổi trong khoảng 10 và 12.
Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Đơn trị liệu Meglucon 850mg không gây hạ đường huyết vì thế không tác động lên khả năng lái xe hay điều khiển máy móc. Tuy nhiên, bệnh nhân nên cảnh giác khi dùng kết hợp với tác nhân chống tiểu đường khác (Sulphonylureas, insulin, repaglinide).
Thời kỳ mang thai
Bệnh đái tháo đường không kiểm soát được trong khi mang thai (thời kỳ thai nghén hoặc vĩnh viễn) có liên quan tới nguy cơ gia tăng dị tật bẩm sinh và tỷ lệ tử vong. Dữ liệu hạn chế về việc sử dụng metformin ở phụ nữ mang thai không có nghĩa là làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Nghiên cứu trên động vật không cho thấy tác động có hại đối với phụ nữ có thai, phát triển phôi thai hoặc bào thai, phát triển sau khi sinh.
Khi bệnh nhân có kế hoạch mang thai và trong khi mang thai, khuyến cáo không được điều trị bệnh đái tháo đường với metformin, nên sử dụng insulin để duy trì lượng đường trong máu càng gần bình thường càng tốt, để giảm nguy cơ dị tật của thai nhi.
Thời kỳ cho con bú
Metformin bài tiết qua sữa ở chuột cống cho con bú. Dữ liệu tương tự không có sẵn ở người, quyết định nên ngưng cho con bú hay ngưng sử dụng metformin hydrochloride cần phải tính đến tầm quan trọng của thuốc đối với sức khoẻ của người mẹ.
Tương tác thuốc
Không nên dùng đồng thời
-
Với cồn: Tăng nguy cơ nhiễm acid lactic khi ngộ độc cồn cấp tính; đặc biệt khi kết hợp với: ăn kiêng hay suy dinh dưỡng, suy gan.
-
Chất cản quang chứa Iod: Việc dùng nội mạch các chất cản quang chứa iod có thể dẫn đến suy thận, do tích lũy metformin và rủi ro nhiễm acid lactic. Phải ngừng sử dụng metformin hydroclorid tối thiểu 48 giờ trước khi tiến hành phép thử như vậy. Phục hồi điều trị không được sớm hơn 48 giờ sau khi kết thúc phép thử và chỉ bắt đầu dùng lại sau khi có kết quả kiểm tra chức năng thận bình thường .
Cần thận trọng khi kết hợp:
-
Glucocorticoids (toàn thân và tại chỗ), các chất chủ vận beta-2 và thuốc lợi tiểu có hoạt tính tăng đường huyết nội tại. Thông báo bệnh nhân và theo dõi thường xuyên đường huyết, đặc biệt khi mới bắt đầu trị liệu. Nếu cần thiết, điều chỉnh liều của thuốc chống tiểu đường trong khi điều trị với thuốc khác và tuỳ mức độ có thể ngưng dùng thuốc.
-
Chất ức chế men chuyển có thể giảm nồng độ glucose máu. Nếu cần thiết, điều chỉnh liều thuốc chống tiểu đường khi điều trị với thuốc khác và ngưng dùng thuốc.
-
Thuốc lợi tiểu đặc biệt là thuốc lợi tiểu quai có thể làm tăng nguy cơ nhiễm acid lactic do khả năng tiềm tàng gây giảm chức năng thận.
Bảo quản
Nơi khô thoáng, nhiệt độ dưới 300C. Tránh ánh sáng.
đánh giá nào
Chưa có đánh giá nào.