Thuốc ‘Nautamine’ Là gì?
Nautamine được chỉ định dùng cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi để phòng ngừa và điều trị say tàu xe, điều trị buồn nôn và nôn.
Thành phần của ‘Nautamine’
- Dược chất chính: Diphénhydramine diacéfylline 90mg.
- Loại thuốc: Thuốc chống say tàu xe, chống nôn
- Dạng thuốc, hàm lượng: Viên nén dễ bẻ 90 mg: Hộp 80 viên.
Công dụng của ‘Nautamine’
Nautamine được chỉ định dùng cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi để phòng ngừa và điều trị say tàu xe, điều trị buồn nôn và nôn.
Liều dùng của ‘Nautamine’
Cách dùng
Thuốc dùng đường uống
Liều dùng
Dùng cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi. Liều thông thường như sau :
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 1 viên hoặc 1 viên rưỡi, nửa giờ trước khi khởi hành. Nếu các triệu chứng buồn nôn vẫn còn, có thể uống thêm 1 liều nhưng phải cách lần uống đầu trên 6 giờ. Không uống quá 6 viên/ngày.
- Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: Uống 1 viên, nửa giờ trước khi khởi hành. Nếu các triệu chứng buồn nôn vẫn còn, có thể uống thêm 1 liều nhưng phải cách trên 6 giờ. Không uống quá 4 viên/ngày. Trẻ em từ 2 đến 6 tuổi : uống nửa viên sau khi đã nghiền nát, nửa giờ trước khi khởi hành. Nếu các triệu chứng buồn nôn vẫn còn, có thể uống thêm 1 liều nhưng phải cách lần uống đầu trên 6 giờ. Không uống quá 4 lần nửa viên nghiền nát/ngày.
Quá liều và xử trí
Triệu chứng: Co giật (nhất là ở nhũ nhi và trẻ em), rối loạn nhận thức, hôn mê.
Xử trí: Nhập viện và điều trị triệu chứng.
Tác dụng phụ của ‘Nautamine’
- Ngủ gật.
- Tác dụng atropinic : khô dịch tiết phế quản, khô miệng, rối loạn điều tiết, bón, bí tiểu, giảm trí nhớ hay giảm sự tập trung, nhất là ở người lớn tuổi.
Lưu ý của ‘Nautamine’
Thận trọng khi sử dụng
Lưu ý người lái xe và người sử dụng máy móc về khả năng bị buồn ngủ. Hiện tượng buồn ngủ sẽ tăng nhiều nếu như có uống rượu hay các thức uống hay thuốc có chứa rượu trong thời gian dùng Nautamine.
Có thai
Nếu cần, có thể uống Nautamine được trong 3 tháng cuối của thai kỳ, nhưng không nên uống nhiều lần. Nếu có uống thuốc vào cuối thai kỳ, nên theo dõi các chức năng thần kinh và tiêu hóa của trẻ sơ sinh.
Cho con bú
Do thuốc được bài tiết một lượng nhỏ qua sữa mẹ, không nên uống thuốc khi cho con bú
Tương tác thuốc
Không nên phối hợp
- Alcool: Rượu làm tăng tác dụng an thần của thuốc, có thể dẫn tới hậu quả nguy hiểm, nhất là khi lái xe hay điều khiển máy móc.
- Tránh uống rượu và các thức uống hay thuốc có chứa rượu.
Lưu ý khi phối hợp
- Atropine và các thuốc có tác động atropinic (thuốc chống trầm cảm nhóm imipramine, thuốc chống liệt rung có tác động kháng cholinergic, thuốc chống co thắt có tác động atropinic, disopyramide, thuốc an thần kinh nhóm phenothiazine) : phối hợp các tác dụng ngoại ý như gây bí tiểu, táo bón, khô miệng.
- Các thuốc gây ức chế thần kinh trung ương khác (thuốc chống trầm cảm có tác dụng an thần, nhóm barbiturate, clonidine và các chất cùng họ, thuốc ngủ, các dẫn xuất của morphine giảm đau và chống ho, methadone, thuốc an thần kinh, thuốc an thần giải lo âu) : tăng ức chế thần kinh trung ương, có thể dẫn tới hậu quả nguy hiểm, nhất là khi lái xe hay điều khiển máy móc.
đánh giá nào
Chưa có đánh giá nào.