Thành phần của Thuốc Pantopro
Thông tin thành phần |
Hàm lượng |
---|---|
Pantoprazole |
40mg |
Công dụng của Thuốc Pantopro
Chỉ định
Thuốc Pantopro được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
- Điều trị ngắn hạn bệnh loét tá tràng, loét dạ và trào ngược thực quản.
- Nếu bệnh loét tá tràng được xác định là có liên quan đến nhiễm khuẩn Helicobacter pylori, Pantoprazole cần được sử dụng kết hợp với các kháng sinh thích hợp.
Dược lực học
Pantoprazole là một trong những thuốc ức chế bơm proton (PPI), những thuốc này ngăn chặn sự sản sinh acid ở dạ dày.
Những thuốc khác cùng loại gồm lansoprazole (Prevacid), omeprazole (Prilosec) và rabeprazole (Aciphex).
Những thuốc ức chế bơm proton được dùng để điều trị các bệnh loét dạ dày, viêm thực quản dạ dày trào ngược (GERD) và Hội chứng Zollinger – Ellison, những bệnh này được gây ra bởi sự tiết acid ở dạ dày.
Pantoprazole cũng giống như những thuốc ức chế bơm proton khác, nó có tác dụng ngăn chặn tiết acid bằng cách ức chế hệ enzyme tại thành dạ dày. Bằng sự ngăn chặn hệ enzyme, sự sản sinh acid bị giảm sút và những tác dụng này sẽ làm lành các vết loét ở thực quản dạ dày.
Dược động học
Hấp thu và phân bố:
Pantoprazole bị phân hủy trong môi trường acid và được dùng qua đường uống dưới dạng vi nang tan trong ruột.
Thuốc hấp thu ở ruột non.
Bình quân nồng độ huyết tương tối đa xấp xỉ từ 2 đến 3 μg/ mL khoảng 2 ½ giờ sau khi uống 40 mg Pantopro dùng như đơn liều hay đa liều mỗi ngày ở những người tình nguyện khỏe mạnh.
Sinh khả dụng toàn thân tuyệt đối của pantoprazole từ đơn liều hay đa liều dạng uống của Pantopro xấp xỉ 77%.
Chuyển hóa:
Pantoprazole hầu như được chuyển hóa ở gan. Chất chuyển hóa chính là desmethylpantoprazole, những chất này liên hợp với sulphate.
Thải trừ:
Thải trừ qua thận là đường bài tiết quan trọng nhất (xấp xỉ 80%) đối với những chất chuyển hóa của pantoprazole, phần còn lại được bài tiết qua phân. Thời gian bán hủy của những chất chuyển hóa chính khoảng 1½ giờ, thời gian này dài hơn không đáng kể so với thời gian bán hủy của pantoprazole.
Mô tả dược động học ở các bệnh nhân:
Trong những chủ thể cư dân nhận diện được bị bệnh xơ gan, thời gian bán hủy tăng 1 giờ từ 7 đến 9 giờ và diện tích dưới đường cong (AUC) tăng bởi hệ số từ 6 đến 8, nhưng nồng độ huyết tương tối đa tăng khoảng 1½ so với những người khỏe mạnh.
Ở những bệnh nhân bị suy thận, thời gian bán hủy của những chất chuyến hóa chính tăng vừa nhưng không có sự tích lũy thuốc ở các liều trị liệu. Thời gian bán hủy của pantoprazole ở những bệnh nhân suy thận tương đương với thời gian bán hủy của pantoprazole ở những người khỏe mạnh.
Pantoprazole có thể thẩm tách ở mức độ nhẹ.
Có sự tăng nhẹ AUC và Cmax xảy ra ở những người tình nguyện cao tuổi so với những người trẻ tuổi hơn.
Cách dùng Thuốc Pantopro
Cách dùng
Thuốc Pantopro dùng đường uống.
Uống vào buổi sáng.
Thuốc có thể được dùng trước hoặc sau khi ăn.
Không được bẻ gãy, nhai hoặc nghiền nát viên thuốc. Phải nuốt nguyên cả viên với nước.
Liều dùng
Loét tá tràng: Liều uống được khuyến cáo là 40 mg 01 lần mỗi ngày vào buổi sáng trong từ 2 đến 4 tuần. Nếu loét tá tràng nhiễm Helicobacter pylori, Pantoprazole có thể được dùng phối hợp với một thuốc diệt vi khuẩn thích hợp.
Loét dạ dày: Liều uống được khuyến cáo là 40 mg một lần mỗi ngày vào buổi sáng trong từ 4 đến 8 tuần. Trong trường hợp nghi ngờ loét dạ dày, phải loại trừ khả năng ung thư dạ dày, vì điều trị với pantoprazole có thể nhất thời làm mất các triệu chứng của bệnh loét ác tính, do đó có thể làm chậm chẩn đoán ung thư.
Viêm thực quản trào ngược: Liều uống được khuyến cáo là 40 mg một lần vào mỗi ngày trong từ 4 đến 8 tuần.
Không cần phải chỉnh liều nếu bệnh nhân bị suy thận, suy gan hoặc ở người già. Không cần phải chỉnh liều ở những bệnh nhân thẩm tách máu.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Hiện chưa biết triệu chứng khi dùng quá liều ở người.
Liều lên đến 240 mg tiêm tĩnh mạch trong hơn 2 phút đã được dùng và được dung nạp tốt. Trong trường hợp dùng quá liều và có những triệu chứng nhiễm độc lâm sàng, áp dụng các quy tắc giải độc thông thường.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.
Tác dụng phụ
Khi sử dụng thuốc Pantopro, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
-
Nhức đầu, chóng mặt, rối loạn thị lực (nhìn mờ).
-
Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón.
-
Những phản ứng dị ứng như ngứa và ban da.
Hướng dẫn xử trí ADR:
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Lưu ý
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Chống chỉ định
Thuốc Pantopro chống chỉ định trong các trường hợp sau:
-
Người mẫn cảm với thuốc và bất cứ thành phần nào của thuốc. (Tá dược: Mannitol, Sodium Carbonate (Anhydrous), Crospovidone (Kollidon CL), Sodium Lauryl Sulphate, Colloidal Anhydrous Silica, Calci Stearate, Hypromellose {E 06 CPS}, Povidone {PVPK-30}, Propylene Glycol, Titanium Dioxide, Methacrylic acid copolymer Type-C, Sodium Hydroxide {Flakes}, Macrogol 6000 {PEG 6000}, Talc tinh khiết, Chất màu Tartrazine {Supra})
-
Trẻ em dưới 16 tuổi.
Thận trọng khi sử dụng
Tổng quát: Sự đáp ứng về triệu chứng với liệu pháp pantoprazole cũng không ngăn ngừa việc xuất hiện các khối u ác tính của dạ dày. Không cần phải chỉnh liều ở những bệnh nhân bị suy gan từ nhẹ đến vừa.
Dược động học của pantoprazole chưa được mô tả rõ rệt ở những bệnh nhân suy gan nặng.
Cho nên, khả năng tiềm ẩn của việc tích lũy thuốc một cách vừa phải (< 21 %), khi dùng liều khuyến cáo 40 mg mỗi ngày một lần cần được so sánh với khả năng tiềm ẩn của việc giảm acid khi giảm liều hoặc khi thay đổi chế độ điều trị ở những bệnh nhân này.
Trẻ em:
Tính an toàn và hiệu quả ở trẻ em chưa được xác lập. Thận trọng khi sử dụng thuốc cho trẻ em.
Người cao tuổi:
Không có sự khác nhau về tính an toàn của pantoprazole có liên hệ đến tuổi tác đã được nhận thấy trong các thử nghiệm quốc tế trên 86 bệnh nhân cao tuổi (> 65 tuổi) và 200 người trẻ tuổi hơn (< 65 tuổi) bị bệnh viêm thực quản dạ dày trào ngược.
Tỷ lệ các vết loét dạ dày đang lành ở 107 bệnh nhân cao tuổi (> 65 tuổi) được điều trị với pantoprazole qua đường uống trong các thử nghiệm lâm sàng ở Hoa Kỳ thì tương tự như ở những bệnh nhân dưới 65 tuổi.
Tỷ lệ bị những tác dụng bất lợi và những bất thường thí nghiệm ở những bệnh nhân 65 tuổi và lớn hơn thì tương tự như ở những bệnh nhân trẻ hơn 65 tuổi.
Tỷ lệ lành bệnh ở 25 bệnh nhân dưới 75 là 80% so với những bệnh nhân được điều trị với 10 mg pantoprazole qua đường uống và 100% so với những bệnh nhân được điều trị với 20 hoặc 40 mg. Tính an toàn ở những bệnh nhân 65 tuổi và lớn hơn thì tương tự như ở những bệnh nhân trẻ hơn 65 tuổi.
Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Một vài tác dụng phụ xảy ra như chóng mặt, nhìn mờ có thể ảnh hưởng đến phản ứng của bệnh nhân, những phản ứng này có thể làm suy giảm khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Thời kỳ mang thai
Pantoprazole thuộc nhóm thuốc loại B đối với thai kỳ.
Những nghiên cứu về tác dụng sinh quái thai đã được thực hiện ở chuột cống với liều lên đến 20 mg/ kg/ ngày (gấp 4 lần liều khuyến cáo dành cho người căn cứ vào diện tích bề mặt của cơ thể) và ở thỏ với liều lên đến 15 mg/ kg/ ngày (gấp 6 lần liều khuyến cáo dành cho người căn cứ vào diện tích bề mặt của cơ thể) và đã không phát hiện có một bằng chứng nào về sự suy giảm khả năng sinh sản hay sự nguy hại đến bào thai do pantoprazole.
Tuy nhiên, không có những nghiên cứu được kiểm chứng đầy đủ ở phụ nữ trong thai kỳ. Vì những nghiên cứu về quá trình sinh sản ở thú vật không phải lúc nào cũng dự báo sự đáp ứng ở người, thuốc này chỉ nên được dùng trong thai kỳ khi thật sự cần thiết.
Thời kỳ cho con bú
Pantoprazole và những chất chuyển hóa của nó được tiết qua sữa ở chuột cống. Người ta không biết pantoprazole có tiết qua sữa người hay không.
Nhiều thuốc đã tiết qua sữa người một cách tiềm ẩn gây những phản ứng bất lợi trầm trọng cho các trẻ bú mẹ. Căn cứ vào khả năng gây ung thư tiềm ẩn đối với pantoprazole trong các nghiên cứu ở loài gặm nhấm, quyết định ngưng cho bú hay ngưng dùng thuốc cần được cân nhắc kỹ lưỡng những lợi ích của thuốc đối với người mẹ.
Tương tác thuốc
Pantoprazole được chuyển hóa chủ yếu bởi chất CYP2C19 và được chuyển hóa ở mức độ thấp bởi CYPs 3A4, 2D6 và 2C9.
Trong các nghiên cứu tương tác thuốc – thuốc in vivo với các chất nền CYP2C19 (diazepam [một chất nền CYP3A4] và phenytoin [một chất nền CYP3A4 tác nhân gây cảm ứng]), nifedipine (một chất nền CYP3A4), metoprolol (một chất nền CYP2D6), diclofenac (một chất nền CYP2C9) và theophylline (một chất nền CYP1A2) ở người khỏe mạnh, không có sự thay đổi đáng kể về dược động học của Pantoprazole.
Cho nên, người ta cho rằng những thuốc khác được chuyển hóa bởi CYPs 2C19, 3A4, 2D6, 2C9 và 1A2 không có ảnh hưởng đáng kể về dược động học của Pantoprazole.
Những nghiên cứu in vivo cũng cho rằng Pantoprazole cũng không gây ảnh hưởng về dược động học của những thuốc khác (cisapride, theophylline, diazepam [và những hoạt chất chuyển hóa của nó, desmethyldiazepam], phenytoin, warfarin, metoprolol, nifedipine, carbamazepine và những thuốc ngừa thai dạng uống) được chuyển hóa bởi CYPs 2C19, 3A4, 2D6, 2C9 và 1A2.
Vì thế, người ta cho rằng Pantoprazole không làm ảnh hưởng về dược động học đến những thuốc khác được chuyển hóa bởi hệ isozyme này. Không cần phải chỉnh liều của những thuốc này khi chúng được dùng đồng thời với Pantoprazole.
Trong những nghiên cứu in vivo khác, digoxin, ethanol, glyburide, antipyrine và caffeine cũng không có những tương tác lâm sàng với Pantoprazole.
Bảo quản
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C. Tránh ánh sáng và độ ẩm.
đánh giá nào
Chưa có đánh giá nào.