Thành phần của Thuốc Acepron 325mg
Thông tin thành phần |
Hàm lượng |
---|---|
Paracetamol |
325-mg |
Công dụng của Thuốc Acepron 325mg
Chỉ định
Thuốc Acepron được chỉ định dùng điều trị các chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa, như sau:
- Nhức đầu, sốt, đau nhức do cảm cúm, đau răng, đau cơ.
- Không dùng paracetamol để điểu trị thấp khớp và các cơn đau có nguồn gốc nội tạng.
Dược lực học
Paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt. Làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, hiếm làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, toả nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.
Khi dùng quá liều paracetamol một chất chuyển hoá là N- acetyl-benzoquinonimin gây độc nặng cho gan.
Dược động học
Paracetamol hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hoá.
Phân bố đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể, chủ yếu sau khi liên hợp trong gan với acid glucuronic (khoảng 60%), acid sulfuric (khoảng 35%), hoặc cystein (khoảng 3% ), cũng phát hiện 1 lượng nhỏ những chất chuyển hoá hydroxyl – hoá và khử acetyl.
Paracetamol bị N-hydroxyl hoá bởi cytochrom P450 để tạo nên N-acetyl-benzoquinonimin, một chất trung gian có tính phản ứng cao. Chất chuyển hoá này bình thường phản ứng với các nhóm sulfhydryl trong glutathion và bị khử hoạt tính.
Nếu uống liều cao paraoetamol, chất chuyển hoá này tạo thành một lượng đủ để làm cạn kiệt glutathion của gan. Phản ứng của nó với nhóm sulfhydryl của protein gan tăng lên dẫn đến hoại tử gan.
Cách dùng Thuốc Acepron 325mg
Cách dùng
Thuốc Acepron nên được uống sau bữa ăn.
Liều dùng
Khoảng cách giữa hai lấn dùng thuốc từ 4 đến 6 giờ.
Trường hợp suy thận, khoảng cách tối thiểu là 8 giờ. Nếu cơn đau tiếp tục kéo dài quá 5 ngày, không nên tiếp tục điều trị mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Liều hàng ngày của paraoetamol chỉ định khoảng 60 mg/kg/ngày, chia làm 4 – 8 lần.
Người lớn và trẻ em trên 11 tuổi
Uống 1 – 2 viên/lần, nếu cần dùng lại sau 4 – 6 giờ. Nếu đau nhiều, người lớn có thể dùng 3 viên/lần, nhưng không quá 12 viên/ngày.
Trẻ em từ 6 – 11 tuổi
Uống 1 viên/lần. Nếu cần dùng lại sau 4 – 6 giờ, nhưng không quá 6 viên/ngày.
Bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 10 ml/phút)
Khoảng cách giữa các liều ít nhất là 8 giờ.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tuỳ thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Triệu chứng quá liều
Buồn nôn, nôn, chán ăn, đau bụng thường xảy ra trong vòng 2 – 3 giờ sau khi uống liều độc của thuốc.
Methemoglobin – máu, dẫn đến chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay là một dấu hiệu đặc trưng nhiễm độc cấp tính dẫn chất p-aminophenol.
Khi bị ngộ độc nặng, ban đầu có thể có kích thích hệ thần kinh trung ương, kích động và mê sảng.
Tiếp theo là phản ứng ức chế: Sững sờ, hạ thân nhiệt, mệt lả, thở nhanh, nông, mạch nhanh yếu không đều, huyết áp thấp và suy tuần hòan. Sốc có thể xảy ra nếu giãn mạch nhiều. Cơn co giật nghẹt thở gây tử vong có thể xảy ra.
Thường hôn mê xảy ra trước khi chết đột ngột hoặc sau vài ngày hôn mê. Dấu hiệu lâm sàng thương tổn gan trở nên rõ rệt trong vòng 2 – 4 ngày sau khi uống liều độc.
Aminotransferase huyết tương tăng và nồng độ bilirubin trong huyết tương cũng có thể tăng và khi thương tổn gan lan rộng, thời gian prothrombin kéo dài.
Có thể 10% người bệnh bị ngộ độc không được điều trị đặc hiệu đã có thương tổn gan nghiêm trọng, trong số đó 10 – 20% cuối cùng chết vì suy gan.
Điều trị
Gây nôn, rửa dạ dày, dùng than hoạt hoặc dùng thuốc tẩy muối – acetylcystein là thuốc giải độc đặc hiệu của paracetamol, hoặc có thể dùng methionin.
Điều trị với N -acetylcystein có hiệu quả hơn khi cho thuốc trong thời gian dưới 10 giờ sau khi uống paracetamol.
Khi cho uống, hoà loãng dung dịch N – acetylcystein với nước hoặc đồ uống không có rượu để đạt dung dịch 5% và phải cho uống trong vòng 1 giờ sau khi pha. Cho uống N – acetylcystein với liều đầu tiên là 140 mg/kg sau đó cho tiếp 17 liều nữa, mỗi liều 70 mg/kg cách nhau 4 giờ 1 lần.
Chấm dứt điểu trị nếu xét nghiệm paracetamol trong huyết tương cho thấy nguy cơ độc hại gan thấp.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Tác dụng phụ
Khi sử dụng thuốc Acepron 325 mg bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Paracetarnol tương đối không độc ở liều điều trị. Khi dùng kéo dài các liều lớn, tác dụng không mong muốn trên máu đã xảy ra như giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu và giảm toàn thể huyết cầu.
Ít gặp
- Ban da, buồn nôn, nôn. Loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu.
- Bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.
Hiếm gặp
- Phản ứng quá mẫn.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Lưu ý
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Chống chỉ định
Thuốc Acepron chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Quá mẫn với các thành phần của thuốc.
- Người bệnh gan nặng, bệnh thận, bệnh tim, bệnh phổi.
- Người bệnh nhiều lần thiếu máu.
- Người bệnh thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase (G6PD).
Thận trọng khi sử dụng
Không uống rượu và các thức uống có rượu khi dùng thuốc.
Người bị suy giảm chức năng gan, thận cần thận trọng khi dùng thuốc (theo dõi chức năng gan và thận, tăng khoảng cách giữa các liều).
Phải dùng paracetamol thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước vì chứng xanh tím có thể không biểu lộ rõ, mặc dù có những nồng độ cao methemoglobin trong máu.
Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Chưa có tài liệu báo cáo.
Thời kỳ mang thai
Chưa xác định được tính an toàn của paracetamol dùng khi thai nghén liên quan đến tác dụng không mong muốn có thể có đối với phát triển thai. Do đó chỉ nên dùng paracetamol ở người mang thai khi thật cần thiết.
Thời kỳ cho con bú
Không thấy có tác dụng không mong muốn ở trẻ nhỏ bú mẹ.
Tương tác thuốc
Uống dài ngày liều cao paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion.
Cần phải chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.
Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ paracetamol gây độc cho gan.
Thuốc chống co giật (phenytoin, barbiturat, carbamazepin) gây cảm ứng enzym ở micosom thể gan, có thể làm tăng tính độc hại gan của paracetamol do tăng chuyển hoá thuốc thành những chất độc hại với gan.
Ngoài ra dùng đồng thời isoniazid với paracetamol cũng có thể dẫn đến tăng nguy cơ độc tính với gan.
Bảo quản
Nơi khô mát, nhiệt độ dưới 30oC, tránh ánh sáng.
đánh giá nào
Chưa có đánh giá nào.