Thuốc ‘Maica 10%’ Là gì?
Maica 10% điều trị các bệnh nhiễm trùng da: ghẻ, viêm ngứa da, vết trầy gãi nhiễm trùng, vết nhiễm trùng do tiếp xúc và các loại nấm da.
Thành phần của ‘Maica 10%’
- Dược chất chính: Boric acid, Glycerin, Methylene blue
- Loại thuốc: Thuốc sát khuẩn
- Dạng thuốc, hàm lượng: Thuốc nước, Lọ 8ml
Công dụng của ‘Maica 10%’
Các bệnh nhiễm trùng da: ghẻ, viêm ngứa da, vết trầy gãi nhiễm trùng, vết nhiễm trùng do tiếp xúc.
Các bệnh nấm da:
- Bệnh lang ben
- Bệnh nấm da: nấm tóc, nấm móng, herpès vòng …
- Bệnh vi nấm da bội nhiễm vi trùng : lở ngứa chân tay, thối móng do tiếp xúc thương với nước…
Liều dùng của ‘Maica 10%’
Cách dùng
Bôi trực tiếp lên da.
Liều dùng
Theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc.
Thông thường:
- Sau khi rửa sạch da, thoa nhẹ một lớp thuốc mỏng, ngày 1 đến 2 lần.
- Các bệnh vi nấm da: Thời gian điều trị trung bình bệnh lang ben 10 ngày và các bệnh vi nấm da khác từ 4 đến 6 tuần.
Làm gì khi dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Làm gì nếu quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Tác dụng phụ của ‘Maica 10%’
- Bao gồm các phản ứng: nóng, ngứa, đau rát… do kích ứng hoặc dị ứng.
- Thông báo cho bác sỹ tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc
- Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến bác sỹ.
Lưu ý của ‘Maica 10%’
Chống chỉ định
Mẫn cảm đối với một trong những thành phần của thuốc
Thận trọng khi sử dụng
- Không bôi nhiều lần trên một diện tích da rộng. Không bôi lượng lớn thuốc lên các vết thương, vết bỏng, da bị mài mòn, da bị lột. Đã có trường hợp bị ngộ độc nặng, thậm chí tử vong sau khi dùng tại chỗ một lượng lớn acid boric (dạng bột thuốc mỡ, dung dịch)
- Nguy cơ nhiễm độc toàn thân do bôi tại chỗ tùy thuộc nồng độ, thời gian dùng thuốc và tuổi người bệnh. Thận trọng với trẻ em, vì dễ nhạy cảm hơn người lớn. Không nên dùng acid boric cho trẻ dưới 2 tuổi.
- Chế phẩm để dùng ngoài da thì không được bôi lên mắt.
Tương tác thuốc
Acid boric là một acid yếu, tương kỵ với các carbonat và hydroxyd kiềm, ở nồng độ gần bão hòa dung dịch acid boric tương kỵ với benzalkonium Clorid. Khi phối hợp acid boric với acid salicylic dung dịch acid boric tạo thành tủa borosalicylat.
Quy cách
Nhà sản xuất
Nước sản xuất
đánh giá nào
Chưa có đánh giá nào.