Cận bao nhiêu độ là nặng? Trường hợp cận nặng có bị mù không?

Cận bao nhiêu độ là nặng? Trường hợp cận nặng có bị mù không 1

Cận thị nặng là một trong những nguyên nhân gây suy giảm thị lực và là yếu tố nguy cơ của một số tình trạng nguy hiểm đến thị lực. Vậy cận mấy độ là nặng? Nhiều người vì vậy cũng lo ngại rằng không biết bị cận nặng có bị mù không?

Ai trong chúng ta cũng biết khi bị cận là sẽ khó có thể nhìn rõ vật thể ở xa. Nếu độ cận càng cao thì khả năng nhìn xa lại càng kém. Vậy độ cận như thế nào sẽ xếp vào nhóm cận thị nặng? Trong trường hợp người bệnh cận nặng có bị mù không? Nguy cơ nào dẫn đến mù mắt do cận thị? Cùng tìm hiểu qua các thông tin trong bài viết này.

Cận thị bao nhiêu độ là nặng?

Giống như các dạng khác của tật khúc xạ mắt, mức độ cận thị từ nhẹ đến nặng cũng được thể hiện bằng đơn vị Diop. Tình trạng cận thị bắt đầu khi trục của mắt quá dài hoặc giác mạc quá cong, dẫn đến việc hình ảnh bị hội tụ trước võng mạc. Do đó, những người mắc chứng cận thị sẽ gặp khó khăn khi cố gắng quan sát các vật thể ở xa. Theo các chuyên gia cho biết, mức độ cận thị có thể tiến triển từ nhẹ đến nặng, và từ việc thị lực mờ đến tình trạng hạn chế tầm nhìn hoàn toàn.

Cận bao nhiêu độ là nặng? Trường hợp cận nặng có bị mù không 1
Mắt bị cận từ -6,25 Diop trở lên được coi là cận thị nặng

Các cấp độ của tật cận thị được phân loại như sau:

  • Mức nhẹ: Cận thị từ -0,25 đến -3 Diop.
  • Mức trung bình: Cận thị từ -3,25 đến -6 Diop.
  • Mức nặng: Cận thị từ -6,25 đến -10 Diop.
  • Mức cực đoan: Cận thị trên -10,25 Diop.

Vậy cận thị bao nhiêu độ là nặng? Mắt bị cận từ -6,25 Diop trở lên được coi là cận thị nặng. Khi mắt có độ cận vượt quá -10 Diop, tình trạng không chỉ đơn thuần là cận thị mà còn có thể kèm theo vấn đề thoái hoá ở phần sau của nhãn cầu. Đối với trường hợp này, nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe mắt là rất cao.

Cận nặng có bị mù không?

Cận nặng có bị mù không là một thắc mắc chung của nhiều người trong thời gian vừa qua. Dựa trên một nghiên cứu mới được công bố trong tạp chí Ophthalmology tại Hoa Kỳ, dự kiến có tới một nửa dân số toàn cầu (gần 5 tỷ người) sẽ phải đối mặt với vấn đề cận thị vào năm 2050, và cận thị sẽ trở thành nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực và mù lòa.

Nguyên nhân dẫn đến số lượng người bị cận tăng cao được xác định chủ yếu xuất phát từ môi trường và lối sống hiện tại. Việc ít tham gia các hoạt động ngoài trời và tập trung quá vào những công việc đòi hỏi sự nhìn gần, tiếp xúc nhiều các thiết bị như TV, máy tính, điện thoại, iPad,… đã khiến cho mắt phải hoạt động quá sức, kéo theo là sự suy giảm thị lực, tăng nguy cơ cận thị sớm hơn.

Cận bao nhiêu độ là nặng? Trường hợp cận nặng có bị mù không 2
Cận nặng có bị mù không? Cận nặng dễ bị xuất huyết dịch kính, thoái hóa võng mạc,… dẫn đến mù lòa

Trong trường hợp bị cận thị, nhiều người nghĩ đeo kính cận là biện pháp tốt nhất. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đeo kính chỉ giúp tăng khả năng nhìn rõ hơn mà không thể ngăn ngừa sự tiến triển của cận thị. Vậy cận nặng quá có bị mù không? Nếu mức độ cận thị tiếp tục tiến triển vượt quá 6 độ, thì rủi ro dẫn đến các biến chứng về mắt và nguy cơ mù lòa sẽ tăng cao.

Ngoài ra, sự tiến triển của cận thị cũng dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Tăng nhãn áp, xuất huyết trong dịch kính, thoái hóa võng mạc, bong gãy võng mạc,… dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn. Không chỉ vậy, người bị cận thị cũng có nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt cao hơn so với những người khác. Nhiều nghiên cứu trên toàn cầu đã chỉ ra rằng cận thị có thể làm cho các bệnh như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, glôcôm,… xuất hiện sớm hơn tới 10 năm so với bình thường. Đây đều là những bệnh lý mắt đứng đầu trong việc gây mất thị lực ngày nay.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, cận thị nặng dù đã được điều trị vẫn có thể dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực, đặc biệt nếu độ cận trên 6 độ. Cận thị nặng làm tăng nguy cơ mù lòa và là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa.

Cách ngăn ngừa cận thị hoặc giảm tăng độ cận nhanh

Đối với những người chưa bị cận thị, việc nắm vững các biện pháp phòng ngừa bệnh mắt là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, ngay cả đối với những ai đã và đang phải đối mặt với tình trạng cận thị hoặc mắt bị suy giảm nghiêm trọng, việc áp dụng những cách chăm sóc dưới đây cũng sẽ giúp hạn chế tăng độ nhanh:

  • Tập thói quen tốt cho mắt: Hạn chế thời gian sử dụng các thiết bị điện tử như TV, máy tính và điện thoại di động để giảm ánh sáng xanh gây hại. Khi học tập hoặc làm việc, bạn nên ngồi trong điều kiện ánh sáng đủ và duy trì khoảng cách an toàn giữa mắt và màn hình máy tính. Thói quen ngủ đủ giấc cũng quan trọng để tránh tình trạng mắt mệt mỏi và tăng độ.
  • Khám mắt định kỳ: Bạn nên thường xuyên đi khám 3 – 6 tháng/lần để theo dõi tình trạng mắt và phát hiện sớm các vấn đề có thể xảy ra. Điều này giúp bạn đưa ra quyết định và phương án điều trị kịp thời khi cần thiết.
  • Tập thể dục và massage mắt: Thường xuyên thực hiện các bài tập cho mắt và massage mắt 1 – 2 lần/ngày để ngăn việc độ cận tăng lên. Một điều cần lưu ý là bạn nên vệ sinh bàn tay sạch sẽ trước đó.
  • Tăng cường chất dinh dưỡng cho mắt: Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, B, C và các chất chống oxy hóa từ rau xanh, củ quả như cà rốt, cà chua, bông cải xanh và trứng. Những chất này có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mắt khỏi tác động của môi trường và tuổi tác.
  • Tham gia hoạt động thể thao và nắng sáng sớm: Tập thể thao hoặc rèn luyện cơ thể ngoài trời để cải thiện sức khỏe mắt. Vitamin D từ ánh nắng sáng sớm có lợi cho sự hoạt hoá các tế bào mắt, làm cho đôi mắt khỏe mạnh hơn.
Cận bao nhiêu độ là nặng? Trường hợp cận nặng có bị mù không 3
Ăn nhiều rau củ quả giàu vitamin B, A, C, chất chống oxy hóa,… để tăng cường sức khỏe đôi mắt

Mong rằng từ những thông tin cung cấp trong bài, bạn đã hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến cận thị, và giải đáp được nghi vấn cận nặng có bị mù không. Cận thị làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt như: Tăng nhãn áp, bong võng mạc, thoái hóa điểm vàng, thậm chí là dẫn đến mù lòa. Vì vậy, việc thăm khám mắt định kỳ để phát hiện ra các vấn đề về thị lực là vô cùng quan trọng.

Xem thêm:

  • Đeo kính không đúng độ có hại mắt không?
  • Người bị cận không đeo kính có tăng độ không?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *