4 cách trị nhiệt miệng “thần tốc” mà bạn có thể đã bỏ lỡ
Nhiệt miệng là căn bệnh thường gặp ở khoang miệng và mọi lứa tuổi, giới tính đều có thể mắc phải. Những biểu hiện ban đầu của tình trạng này là trong khoang miệng xuất hiện những mụn nước nhỏ, thường ở lưỡi, nướu, mặt trong má, môi, vòm họng rồi sau đó vỡ ra và gây viêm loét. Nhiệt miệng khiến người bệnh cảm thấy đau rát khó chịu, đặc biệt là lúc tiêu thụ đồ ăn.
Để chữa nhiệt miệng có nhiều cách và còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh là gì. Mặc dù vậy, bạn có thể áp dụng một vài cách trị nhiệt miệng lành tính từ thiên nhiên để tình trạng sớm cải thiện hơn.
1. Súc miệng với nước củ cải trắng để trị nhiệt miệng
Nước ép củ cải trắng không những giúp nhanh lành vết thương mà còn diệt khuẩn, kháng viêm và cho hơi thở thơm tho hơn sau khi sử dụng. Cách làm cực kỳ đơn giản, bạn cạo sạch vỏ 1 củ cải trắng, rồi cho vào máy ép hoặc giã nát vắt lấy nước cốt. Dùng nước cốt củ cải trắng này súc miệng 3 lần/ngày trong liên tục 2 ngày, các vết loét sẽ không còn đau đớn và dần lành trở lại, triệu chứng nhiệt miệng cũng sẽ biến mất không còn dấu vết. Ngoài ra, bạn có thể cho thêm vài hạt muối vào nước ép củ cải để mang lại hiệu quả tốt hơn.
2. Vỏ dưa hấu và mật ong
Một trong những cách trị nhiệt miệng “thần tốc” đó chính là sử dụng kết hợp vỏ dưa hấu và mật ong. Dùng 50g vỏ dưa hấu sao vàng, tán bột rồi cho một chút mật ong vào trộn đều. Dùng tăm bông thấm hỗn hợp trên và bôi trực tiếp vào các nốt nhiệt miệng. Tích cực thực hiện 2 lần/ngày để mang lại kết quả nhanh hơn. Dùng liên tục 2 ngày bạn sẽ thấy các triệu chứng sưng đau do nhiệt miệng giảm đi trông thấy.
3. Nước rau má, râu ngô trị nhiệt miệng
Hai loại rau này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt, đặc biệt hiệu quả cao trong việc chữa lành các vết thương lở loét. Chính vì vậy mà người ta vẫn thường dùng râu ngô, rau má để đun nước uống giải nhiệt, phòng tránh nhiệt miệng.
Bạn giã nát rau má lấy nước uống để làm lành các vết thương, giải nhiệt cho cơ thể. Tốt nhất nên dùng uống thay nước hàng ngày. Sau 2 ngày chăm chỉ thực hiện phương pháp này, các nốt nhiệt miệng sẽ không còn sưng đau nữa.
4. Cách trị nhiệt miệng từ rau ngót và mật ong
Cách làm này tuy đơn giản nhưng hiệu quả trị nhiệt miệng cực cao và được rất nhiều người áp dụng. Dùng một nắm rau ngót, rửa sạch rồi giã nát. Sau đó, vắt lấy nước cốt rồi trộn với mật ong theo tỷ lệ 2:1. Dùng tăm bông thấm hỗn hợp trên rồi bôi vào vết loét do nhiệt miệng gây ra. Bôi 2-3 lần/ ngày, liên tiếp trong vòng 2 ngày bạn sẽ thấy các vết loét không còn sưng đau, ăn uống và cử động miệng dễ dàng hơn rất nhiều.
Ngoài việc thực hiện 4 phương pháp trên thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng Keo Ong Propolis Mint & Honey 30ml trị nhiệt miệng. Keo chứa các thành phần như keo ong, dầu bạc hà, mật ong, sorbitol, xylitol, xanthan gum, tocopherol, axit citric và nước, có tác dụng kháng khuẩn tốt nhiệt miệng, hôi miệng, viêm nha chu (nướu, lợi), các bệnh liên quan đến đường miệng một cách hữu hiệu.
Sản phẩm dùng an toàn, lành tính và không gây ra bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn nào cho cơ thể. Đây thực sự là lựa chọn đáng tin cậy cho những bệnh nhân đang phải chịu giày vò, đau đớn bởi bệnh nhiệt miệng.
Hường
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.