Người bị ho có ăn được thịt vịt không?

ho-co-an-duoc-thit-vit-khong-2.jpg

Thịt vịt là món ăn ngon, được nhiều người yêu thích và cũng rất bổ dưỡng. Nhưng đang bị ho có ăn được thịt vịt không thì không phải ai cũng biết. Cùng tìm đáp án với Nhà thuốc Long Châu qua bài viết dưới đây.

Thịt vịt chứa nhiều vitamin cũng như các khoáng chất có lợi nên được xem là một loại thức ăn bổ dưỡng. Tuy vây, khi bị ho có ăn được thịt vịt không vẫn là mối băn khoăn của rất nhiều người.

Lợi ích của thịt vịt

Thịt vịt từ xưa đến nay được xem là món ăn phổ biến trong nét văn hóa ẩm thực của nhiều nước ở cả châu Á và châu Âu. Đối với cư dân Á Đông, thịt vịt còn trở thành thực phẩm không thể thiếu mỗi khi đến dịp Tết Đoan ngọ.

Trong mâm cơm của người Việt Nam, thịt vịt có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau như: Vịt luộc, vịt quay, vịt om sấu, vịt nấu canh măng, vịt nướng chao,… Mỗi cách chế biến sẽ mang đến một hương vị và cảm nhận khác nhau nên người ăn có thể thưởng thức hoài thịt vịt mà không chán.

Đông y quan niệm thịt vịt hơi mặn, có vị ngọt và tính hàn. Khi ăn thịt vịt có tác dụng dưỡng vị, tư âm, giải độc, lợi thủy tiêu thũng. Thịt vịt lông trắng xương đen hoặc thịt vịt bầu đực được đánh giá là loại thịt vịt ngon và bổ nhất cho người tiêu dùng. Thịt vịt thường được dùng cho người bị chán ăn, suy nhược cơ thể, đổ mồ hôi đêm, phù nề, phụ nữ ít kinh, sản phụ thiếu sữa.

Còn theo y học hiện đại, thành phần của thịt vịt chứa nhiều sắt, canxi, protein, photpho và các loại vitamin như A, B1, D,… rất có lợi cho sức khỏe. Viện Ung thư Quốc gia Mỹ cũng đưa ra kết quả nghiên cứu cho rằng, mỗi tuần ăn thịt vịt ít nhất 1 lần sẽ có tác dụng bổ sung dinh dưỡng và ổn định tinh thần cho người dùng.

ho-co-an-duoc-thit-vit-khong-2.jpg
Thịt vịt là món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe

Người đang bị ho có ăn được thịt vịt không?

Dù bổ dưỡng như vậy nhưng vẫn có nhiều người băn khoăn đang bị ho có ăn được thịt vịt không? Theo Đông y, thịt vịt lại nằm trong nhóm những món ăn cần kiêng sử dụng khi bị ho bởi các lý do sau:

  • Tính hàn của thịt vịt: Đông y cho thấy thịt vịt có tính hàn khá cao, do đó, người đang bị ho, bị cảm lạnh hay đang yếu người thì không nên sử dụng thịt vịt vì món ăn này có thể khiến người bệnh bị ho lâu hơn.
  • Thịt vịt có tính chất tanh: Chất tanh trong thịt vịt có nguy cơ gây ra hiện tượng khó thở, từ đó khiến người bệnh dễ bị kích ứng. Điều này có thể khiến cơn ho trở nặng và kéo dài hơn. Do đó, thịt vịt được xem là một trong những món ăn “chống chỉ định” khi đang bị ho.

Bên cạnh việc kiêng thịt vịt thì trong lúc đang bị ho, chúng ta cũng cần hạn chế ăn đồ ăn lạnh hoặc cay, những món xào, nướng, chiên rán,… Ngoài ra, những người bị ho cũng không nên ăn những loại rau củ chứa chứa chất nhầy như: Mồng tơi, rau đay, khoai sọ, củ từ,… Trong trường hợp bị ho ngày càng nhiều và nặng hơn thì bệnh nhân nên thăm khám bác sĩ để tìm ra phương án điều trị phù hợp.

ho-co-an-duoc-thit-vit-khong-3.jpg
Bị ho không nên ăn thịt vịt vì thực phẩm này có tính hàn và tanh

Người bị ho nên ăn gì?

Để cải thiện tình trạng ho, bệnh nhân cần lựa chọn các loại đồ ăn phù hợp với tình trạng bệnh. Sau đây là một số gợi ý về thức ăn cho người bị ho.

  • Người bị ho nên sử dụng thực phẩm ở dạng mềm, chứa nhiều nước và dễ tiêu hóa như: Cháo, súp loãng, nước ép hoa quả, sinh tố rau củ,…
  • Nên tăng cường ăn những thực phẩm giàu kẽm, sắt và vitamin A như: Các loại thịt đỏ, rau xanh,…
  • Việc bổ sung thêm thực phẩm chứa nhiều vitamin C trong khi bị ho sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Vitamin C có nhiều trong các loại quả: Cam, chanh, quýt, bưởi, dứa…
  • Nên bổ sung thêm kẽm để tăng đề kháng cho cơ thể và phòng ngừa tái phát bị ho.
  • Người bị ho nếu uống mật ong hàng ngày sẽ giúp kháng khuẩn, chống viêm và cải thiện tình trạng ho.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số bài thuốc ho từ dân gian như: Uống nước rau diếp cá kết hợp nước vo gạo, uống trà thảo mộc (trà chanh mật ong, trà gừng, rễ cam thảo…),…
ho-co-an-duoc-thit-vit-khong-4.jpg
Người bị ho nên bổ sung vitamin C để tăng đề kháng

Những người nào không nên ăn thịt vịt?

Những người bị các bệnh khác ngoài bị ho có ăn được thịt vịt không cũng là một trong những câu hỏi khá phổ biến. Thịt vịt dù ngon và bổ nhưng không phải ai cũng ăn được. Những nhóm người sau đây cũng không nên ăn thịt vịt:

Người có thể chất yếu và lạnh

Như đã đề cập ở trên, Đông y cho rằng thịt vịt có tính hàn nên tất yếu là những người có thể chất yếu và lạnh cũng không nên sử dụng thịt vịt. Những người này nếu ăn thịt vịt có thể sẽ gặp tình trạng đau bụng, tiêu chảy, chán ăn. Những điều này sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa.

Người có độ đạm cao hoặc bị dị ứng với thịt vịt

Người có độ đạm cao nếu ăn thịt vịt có thể bị dị ứng thực phẩm. Nguyên nhân là do trong thịt vịt chứa hàm lượng protein khá cao. Những người này nếu ăn phải lượng đạm vượt quá mức quy định sẽ bị ảnh hưởng lên hệ tiêu hóa.

Biểu hiện thường thấy khi bị dị ứng thịt vịt là: Bị ngứa ngoài da, da sưng đỏ. Sau đó, người bệnh bị đau bụng, đau đầu, nôn ói, tiêu hóa kém và một số triệu chứng khác.

ho-co-an-duoc-thit-vit-khong-5.jpg
Người có độ đạm cao không nên ăn thịt vịt

Người đang bị cảm lạnh, người đi ngoài phân lỏng

Bởi thịt vịt có tính hàn nên món ăn này không có lợi cho người bị lạnh, bị sốt hay người yếu ớt, người có chức năng tiêu hóa suy giảm. Những người này nếu ăn phải thịt vịt thì bệnh tình có thể trở nặng hơn. Trong trường hợp này, thay vì thịt vịt thì bạn nên sử dụng những loại thực phẩm thanh đạm và dễ tiêu hóa.

Người béo phì, người bị viêm đường ruột, xơ vữa động mạch

Những người bị bệnh viêm đường ruột mãn tính không nên đưa thịt vịt vào sử dụng. Nguyên nhân là vì thịt vịt có vị ngọt mặn, nếu ăn vào sẽ bị viêm ruột nặng hơn. Người béo phì hay xơ vữa động mạch cũng không nên ăn những món từ thịt vịt.

Bài viết trên đây đã giải đáp cho bạn thắc mắc người bệnh ho có ăn được thịt vịt không. Ngoài ra, những thực phẩm nên ăn khi bị ho hay những người nào không nên ăn thịt vịt cũng đã được đề cập trong bài viết. Hy vọng rằng bạn đã tìm ra sự lựa chọn phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình trước món thịt vịt quen thuộc này.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *