Uống thuốc Tây có uống được xạ đen không?

uong-thuoc-tay-co-uong-duoc-xa-den-khong-1.jpg

Xạ đen được coi là một loại dược liệu quý rất tốt cho sức khỏe. Nhưng liệu uống thuốc Tây có uống được xạ đen không, có làm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của thuốc hay không. Hãy cùng lý giải vấn đề này qua góc nhìn khoa học với những phân tích dưới đây bạn nhé!

Theo các bác sĩ, khi người bệnh uống thuốc Tây cần kiêng khem sử dụng một số dược liệu có khả năng gây kháng thuốc. Vậy xạ đen có nằm trong danh sách loại trừ hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời cho băn khoăn uống thuốc Tây có uống được xạ đen không?

Xạ đen là gì, có tác dụng như thế nào?

Xạ đen là một loại dược liệu được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh, có có tên gọi khác như bạch vạn hoa, cây bách giải, cây dây gối,… Xạ đen là loại cây dây leo thân gỗ, khi mọc hoang, xạ đen thường bám vào các cây lớn để leo nhưng khi được trồng thì cành cây sẽ bám đan xen với nhau. Theo các chuyên gia, bạn có thể hái lá cây xạ đen để dùng làm dược liệu vào bất kỳ lúc nào, nhưng để đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên đợi đến khi cây già.

Vậy cây xạ đen có tác dụng gì? Thực tiễn cho thấy, việc dùng xạ đen một cách hợp lý mang lại một số lợi ích sau:

  • Ngăn ngừa hình thành khối u: Trong xạ đen có nhiều thành phần hợp chất như polyphenol, flavonoid, quinone được coi là tác nhân chống lại sự hình thành khối u, đồng thời ức chế ngăn cản tế bào ung thư phát triển, hạn chế khả năng di căn của khối u. Nhiều người đã sử dụng cây xạ đen chữa bướu cổ và cho thấy có tín hiệu tích cực trong việc cải thiện tình trạng bệnh.
  • Chống oxy hóa: Cây xạ đen được chứng minh là có thể chống lại gốc tự do, chống oxy hóa cực kỳ hiệu quả,
  • Giúp huyết áp ổn định: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh những người có huyết áp không ổn định có thể dùng xạ đen mỗi ngày để cải thiện.
  • Giải độc gan, hỗ trợ điều trị các bệnh về gan: Các hoạt chất có trong cây xạ đen được chứng minh là có thể mang lại tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về gan như: Xơ gan, viêm gan, men gan cao,…
  • Cải thiện giấc ngủ, tăng cảm giác ngon miệng: Những người bị suy nhược cơ thể, mất ngủ thường xuyên, bị thiếu máu, hoa mắt chóng mặt được khuyên dùng xạ đen để cải thiện tình trạng.
uong-thuoc-tay-co-uong-duoc-xa-den-khong-1.jpg
Cây xạ đen khi được sử dụng đúng cách sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt

Uống thuốc Tây có uống được xạ đen không?

Xạ đen mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng liệu uống thuốc Tây có uống được xạ đen không? Theo các chuyên gia, khi đang dùng thuốc Tây thì bạn vẫn có thể dùng được xạ đen bởi nó không gây ảnh hưởng đến hiệu quả hấp thu của thuốc. Không chỉ dùng nước uống mà bạn còn có thể sử dụng được cả cao xạ đen hoặc trà túi lọc xạ đen.

Tuy nhiên, bạn lưu ý nên uống xạ đen sau bữa ăn và cách thời điểm uống thuốc Tây từ 30 phút đến 1 tiếng để tránh tương tác và giúp thuốc phát huy hiệu quả tối đa nhé! Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý việc uống xạ đen với liều lượng và tần suất như thế nào còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và cơ địa của từng người. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo hiệu quả và an toàn nhé!

uong-thuoc-tay-co-uong-duoc-xa-den-khong-2.jpg
Nhiều người băn khoăn liệu uống thuốc Tây có uống được xạ đen không

Những người tránh uống nước xạ đen

Xạ đen là dược liệu tốt, tuy nhiên với một số người, việc dùng xạ đen cũng gây nên một số tác dụng phụ ngoài mong muốn. Vậy những ai không nên uống xạ đen? Theo các bác sĩ, những đối tượng sau đây không nên sử dụng dược liệu này để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:

  • Người bị suy thận: Nhiều nghiên cứu cho thấy chất trong nước xạ đen có thể ngăn cản quá trình lọc thận. Nhất là ở những người bị suy thận, khi chức năng thận đã bị suy giảm thì việc dùng nước xạ đen sẽ khiến thận càng trở nên yếu hơn.
  • Người bị tiêu chảy: Các hoạt chất có trong xạ đen có thể gây tiêu chảy. Do đó, nếu bạn đang gặp chứng tiêu chảy thì tốt nhất không nên uống nước xạ đen.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Chưa có nhiều nghiên cứu cho rằng xạ đen sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi, phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng để tránh gây những tác dụng phụ ngoài mong muốn nhé!
  • Trẻ em dưới 10 tuổi: Việc dùng xạ đen cho trẻ em dưới 10 tuổi cũng không được khuyến khích. Trong trường hợp cần thiết, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
uong-thuoc-tay-co-uong-duoc-xa-den-khong-3.jpg
Người bị suy thận không nên uống nước xạ đen

Lưu ý quan trọng khi uống nước xạ đen

Ngoài việc lưu ý đến đối tượng không nên sử dụng xạ đen, khi dùng loại dược liệu này bạn còn phải quan tâm đến các yếu tố sau:

  • Vậy uống nước xạ đen hằng ngày có tốt không? Thực tế, cây xạ đen chỉ thực sự mang lại hiệu quả khi được pha chế đúng cách, sử dụng đúng theo chỉ dẫn của thầy thuốc và cơ địa từng người. Do đó, bạn không nên lấy bất kỳ một “thước đo” nào làm quy chuẩn để đánh giá tác dụng của xạ đen cũng như dùng hằng ngày mà chưa tham vấn bác sĩ.
  • Thời điểm để uống nước xạ đen tốt nhất là sau bữa ăn sáng từ 30 – 40 phút. Ngoài ra, khi uống xạ đen bạn cũng nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày chừng 30 phút. Đồng thời người uống nước xạ đen thì nên cố gắng uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tăng hiệu quả thải độc cơ thể.
  • Bạn tuyệt đối không nên uống nước xạ đen để qua đêm, dù nó được bảo quản lạnh hay không. Bạn chỉ nên sắc và uống trong ngày để đảm bảo hiệu quả dược tính và tránh ngộ độc.
  • Khi uống nước xạ đen, bạn không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác. Đối với thực phẩm, bạn cần đặc biệt lưu ý không ăn rau muống để tăng hiệu quả của thảo dược.
uong-thuoc-tay-co-uong-duoc-xa-den-khong-4.jpg
Khi dùng thuốc Tây đồng thời uống xạ đen, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ

Với những thông tin trên đây, bài viết đã giúp bạn có cơ sở khoa học để lý giải băn khoăn uống thuốc Tây có uống được xạ đen không và những lưu ý khi dùng loại dược liệu này để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng dùng sao cho phù hợp nhất với thể trạng bản thân, bởi mỗi người sẽ được điều chỉnh một chế độ sử dụng khác nhau. Việc tùy tiện kéo dài hay rút ngắn thời gian hoặc tự ý pha chế thuốc đều làm tăng nguy cơ gây hại cho cơ thể.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *