Thục địa là vị thuốc quý nhưng ít người hiểu hết công dụng của loại thảo dược này. Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của thục địa, cách làm thục địa ngâm rượu trị bệnh cũng như lưu ý khi sử dụng.
Thục địa ngâm rượu được các bác sĩ Đông y đánh giá cao về hiệu quả. Trong các đơn thuốc hay trong các bài thuốc ngâm rượu, thục địa thường được kết hợp với các vị thuốc như đương quy, xuyên khung, nhân sâm, đỗ trọng,… để tăng hiệu quả điều trị. Thục địa có tác dụng, liều dùng như thế nào mời bạn theo dõi tiếp bài.
Cách bào chế thục địa
Nhiều người hiểu lầm thục địa là một loại cây nhưng thực tế đây là một loại củ mọc từ rễ của cây địa hoàng. Loại cây này thường sống ở các tỉnh phía Bắc nước ta. Rễ cây phát triển và tạo thành những củ lớn. Trung bình mỗi cây có khoảng 5 – 7 củ. Một số thành phần trong rễ địa hoàng như catalpol, carbohydrate, rehmaniosid A, B, C, D,… Có nhiều cách để bào chế thục địa, nhưng 2 cách phổ biến nhất.
Cách 1:
Khi rễ hoặc củ địa hoàng đạt tiêu chuẩn có thể thu hoạch, rửa sạch và xếp vào thùng. Sau đó rót rượu vào thùng, khoảng 90kg thục địa thì ngâm với 10 lít rượu rồi đun sôi trong 6 – 8 giờ cho đến khi cạn nước. Lưu ý, trong quá trình nấu, cứ khoảng 1 tiếng lại lấy phần rượu dưới đáy rưới lên củ đại hoàng cho ngấm đều.
Sau khi đun sôi trong 8 giờ, phơi khô trong vòng 3 ngày. Sau đó đun củ với nước gừng.
Cách làm nước gừng như sau: Dùng khoảng 2kg gừng, rửa sạch và giã nhuyễn nấu với nước và lọc bỏ gừng chỉ lấy nước. Sau khi nấu củ địa hoàng với nước gừng, đem phơi khô. Cứ lặp đi lặp lại quá trình nấu nước gừng cho đến khi củ gừng chuyển sang màu đen là được.
Khi thực hiện cần tuân thủ đúng tỷ lệ và thời gian quy định. Cần thực hiện đúng quy trình thì mới có hiệu quả như mong muốn.
Cách 2:
Đầu tiên, chuẩn bị 10kg gừng, đem rửa sạch rồi tiến hành xay gừng. Chuẩn bị thêm 1.5kg sa nhân. Cũng xay nhỏ rồi cho vào nồi nấu với gừng, cần cho thêm nước. Sau khi nước sôi, giảm lửa và nấu trong khoảng 1 giờ và thu lấy dịch chiết.
Sau đó cho khoảng 10kg củ địa hoàng vào dịch chiết thu được với 22.5 lít rượu và ủ trong khoảng 2 giờ, đảm bảo phần củ ngập trong nước. Sau khi ngâm, nấu hỗn hợp này trong khoảng 3 ngày. Sang ngày thứ 4, chắt bỏ dịch đã nấu và tiếp tục trộn địa hoàng với 22.5 lít rượu và ngâm trong 2 giờ. Sau khi ngâm, thêm nước và tiếp tục nấu trong khoảng 6 giờ. Ngày thứ 5 tiếp tục nấu nhưng phải tính toán lượng nước sao cho sau khi nấu nước cạn còn 9 – 10 lít. Tiếp theo, đem củ địa hoàng đi sấy.
Sau quá trình bào chế với nhiều công đoạn thì thành phẩm là một khối dày, kích thước không đồng đều và có màu đen bóng. Được pha chế đúng kỹ thuật, thục địa sẽ phát huy được tối đa công dụng.
Công dụng của thục địa
Trong y học cổ truyền: Thục địa có tác dụng bổ khí huyết, bổ thận tráng dương. Là vị thuốc không thể thiếu trong các bài thuốc điều trị cao huyết áp, suy nhược, hạ đường huyết, kháng viêm,… Khi dùng thục địa ngâm rượu trong 10 ngày, có tác dụng bổ thận tráng dương. Đối với phụ nữ, loại thuốc này giúp bổ máu.
Theo y học hiện đại công dụng của thục địa như sau:
- Phòng ngừa loãng xương, đặc biệt đối với phụ nữ mãn kinh hoặc người bị loãng xương do tuổi già.
- Có tác dụng chống viêm rất tốt.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch.
- Kiểm soát đường huyết.
Bài thuốc thục địa ngâm rượu
Thục địa ít được dùng riêng lẻ ngâm rượu mà kết hợp với các vị thuốc bổ khác để tạo thành một bài thuốc. Bạn có thể ngâm rượu thục địa như sau:
- Tứ vật thang: Là bài thuốc trong y học cổ truyền gồm thục địa, bạch thược, đương quy, xuyên khung. Mỗi vị thuốc dùng 10 g ngâm trong 3 lít rượu. Có thể sử dụng sau 1 tháng.
- Bát trân thang: Là vị thuốc bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng, làm đen da và tóc. Thành phần gồm thục địa, nhân sâm, cam thảo, xuyên khung, đương quy, phục linh, bạch truật, bạch thược. Mỗi vị thuốc dùng 100g ngâm với 6 lít rượu. Sau 1 tháng là có thể dùng được.
- Đại bổ thang: Sử dụng kết hợp bài thuốc bát trân thang và 20g mỗi loại đông trùng hạ thảo, lộc nhung, ba kích, kỷ tử, đỗ trọng, nhục thung dung, ngưu tất, 1 cặp hải mã,…
Thục địa trị bệnh gì? Lưu ý khi sử dụng thục địa
Thục địa có nhiều công dụng trong Đông và Tây y. Vậy thục địa chữa bệnh gì? Dưới đây là những bệnh dùng thục địa làm thuốc điều trị:
- Huyết áp cao: Sắc 25g thục địa với 1 lít nước, nấu sôi 15 phút thì tắt bếp lấy nước uống. Dùng liên tục trong khoảng 2 – 3 tuần sẽ thấy hiệu quả.
- Bổ máu: 50g thục địa hầm với 1 lạng huyết lợn, 10 cái chân gà. Ăn tuần 1 lần có tác dụng bổ máu.
- Táo bón: Thục địa 100g hầm với thịt heo nạc để ăn. Cải thiện tình trạng táo bón rõ rệt.
- Đau đầu: Dùng thục địa 200g, hoài sơn 30g, sơn tử du 100g, bạch phục linh 30g, vỏ mẫu đơn bì linh 30g sắc nước uống.
- Điều trị đau khớp: Dùng thục địa 20g, nhục thục dung 10g, nghiền thành bột rồi trộn với mật ong và vo viên. Ngày uống 2 – 3 lần trong 1 tháng.
Mặc dù thục địa có rất nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng cần lưu ý những điều sau:
- Không dùng thục địa cho bệnh nhân tiêu hóa kém, đau bụng, tiêu chảy.
- Không dùng thục địa với vô di, tam bạch, bối mẫu, la bặc, thông bạch, cửu bạch,…
- Bảo quản thục địa trong bình kín để tránh mối mọt.
- Nên mua thục địa ở địa chỉ chất lượng, uy tín. Các sản phẩm thục địa kém chất lượng sẽ không mang lại tác dụng hiệu quả điều trị bệnh.
Thục địa là vị thuốc quý trong Đông y thường được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh khác nhau. Hy vọng qua bài viết trên giúp bạn tìm được câu trả lời cho thục địa ngâm rượu có tác dụng gì và dùng điều trị những bệnh gì.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Tổng hợp