Người bị tuyến giáp có uống sâm được không?

Người bị tuyến giáp có uống sâm được không? 1

Từ xưa, sâm được xem là một vị thuốc đại bổ và vô cùng quý giá. Sâm không chỉ có tác dụng hỗ trợ phục hồi và tăng cường sức khỏe mà còn có tác dụng tích cực trong việc điều trị ung thư và nhiều bệnh khác. Vậy bị tuyến giáp có uống sâm được không?

Bệnh tuyến giáp là tình trạng rối loạn hormone do tuyến giáp sản xuất quá nhiều hoặc quá ít gây ra các bệnh lý như cường giáp, suy giáp, u bướu, ung thư tuyến giáp… Người bị tuyến giáp cần rất nhiều thời gian và công sức để điều trị bệnh. Và sâm được biết đến là một loại dược liệu quý vừa giúp bồi bổ sức khỏe vừa góp phần hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư, u bướu… Thế nhưng, với người bị tuyến giáp có uống sâm được không? Để tìm lời giải đáp cho vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Bị tuyến giáp có uống sâm được không?

Bệnh tuyến giáp là thuật ngữ dùng để chỉ các bệnh lý ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của tuyến giáp. Trong đó, một số bệnh lý phổ biến như suy giáp (hormone tuyến giáp sản xuất quá ít), cường giáp (hormone tuyến giáp sản xuất quá nhiều), u bướu và nang tuyến giáp lành tính, ung thư tuyến giáp.

Người bị tuyến giáp có uống sâm được không? 1
Việc sử dụng sâm để hỗ trợ điều trị bệnh tuyến giáp còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh

Sâm có chứa nhiều hoạt chất quan trọng là những saponin, hay còn gọi là ginsenoside. Trong đó, nổi bật nhất là chất ginsenoside Rh2 – một trong hơn 30 loại saponin có mặt trong nhân sâm. Chất này có tác dụng ức chế các tế bào ung thư như ung thư phổi, ung thư tuyến vú, ung thư gan, u não…

Vậy liệu người bị tuyến giáp có uống sâm được không? Câu trả lời là “Có”, việc sử dụng sâm có thể hỗ trợ trong việc điều trị bệnh liên quan đến tuyến giáp. Tuy sâm có chứa những thành phần có lợi cho người mắc tuyến giáp và được sử dụng rộng rãi để chữa nhiều bệnh khác nhau. Nhưng việc sử dụng sâm để hỗ trợ điều trị bệnh tuyến giáp còn cần phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh và theo từng giai đoạn của bệnh. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc bác sĩ, tránh tự ý sử dụng vì có thể gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Tác dụng của nhân sâm đối với người bệnh tuyến giáp

Trong Đông y, sâm có vị hơi đắng, tính ôn hòa được dùng để bồi bổ cho cơ thể bị suy nhược. Trong sâm có chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho người bị bệnh tuyến giáp như saponin triterpen, có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và ức chế sự phát triển của virus gây bệnh. Đồng thời, hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả. Ngoài ra, nhân sâm còn chứa các loại acid amin đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp các nội tiết tố và hỗ trợ điều hòa sinh hóa của cơ thể. Dưới đây là một số những lợi ích khi uống sâm:

  • Đối với người bệnh mổ u tuyến giáp: Uống sâm sẽ có tác dụng hỗ trợ cầm máu và kháng viêm hiệu quả. Điều này sẽ giúp làm giảm các biến chứng nguy hiểm sau phẫu thuật như nhiễm trùng, mất máu và nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
  • Dùng cho người bệnh sau khi thực hiện đốt sóng cao tần: Sau khi thực hiện đốt sóng cao tần, người bệnh tuyến giáp có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như đau cổ, tụ máu hoặc bỏng nhẹ ở vị trí đốt… Lúc này, việc uống sâm sẽ giúp làm giảm triệu chứng đau và hạn chế tình trạng tụ máu bầm.
Người bị tuyến giáp có uống sâm được không? 2
Sâm có có tác dụng kháng viêm và ức chế sự phát triển của virus gây bệnh

Ngoài ra, nhân sâm cũng có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện tâm trạng, giảm stress hiệu quả. Điều này sẽ giúp cải thiện chức năng của tuyến giáp và các triệu chứng khác như mất ngủ, lo âu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nên sử dụng đúng liều lượng và cách thức sử dụng để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Cách sử dụng cho người bị tuyến giáp

Để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tốt thì bệnh nhân cần phải tuân thủ sử dụng đúng cách và đúng liều lượng như sau:

Liều dùng: Đối với người bị tuyến giáp, liều lượng sử dụng an toàn và phù hợp nhất là khoảng 4 – 8 gram và chỉ nên sử dụng 2 lần/ngày.

Cách sử dụng: Do nhân sâm có vị đắng nhẹ nên bạn có thể sử dụng dưới dạng nghiền thành bột và tán mịn. Khi sử dụng, lấy bột nhân sâm pha với nước sôi và thêm một ít mật ong để sử dụng. Thời điểm sử dụng tốt nhất là:

  • Uống cùng nước lọc: Tốt nhất là nên uống trước bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Kết hợp với mật ong: Nếu bạn sử dụng cách này, thì nên uống vào buổi sáng để giúp hỗ trợ điều trị tình trạng u tuyến giáp. Đồng thời, giúp cơ thể luôn tỉnh táo và hệ đường ruột khỏe mạnh.
Người bị tuyến giáp có uống sâm được không? 2
Nên uống sâm đúng thời điểm và đúng liều lượng để mang lại hiệu quả tốt nhất

Những điều cần lưu ý khi sử dụng sâm

Ngoài thắc mắc người bị tuyến giáp có uống sâm được không thì khi uống sâm, người bị bệnh lý liên quan đến tuyến giáp cần lưu ý một số những vấn đề sau:

  • Cần sử dụng đúng liều lượng và cách dùng để mang lại hiệu quả tốt nhất. Việc lạm dụng quá liều hay uống vào thời điểm không thích hợp sẽ khiến người bệnh gặp tình trạng đau bụng, rối loạn giấc ngủ…
  • Mỗi người sẽ có thể trạng và bệnh lý khác nhau, vì vậy nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi bắt đầu sử dụng.
  • Phụ nữ mang thai không nên sử dụng sâm vì có thể gây tác động tiêu cực đến thai nhi.
  • Người mắc đồng thời u tuyến giáp với các bệnh ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư vú không nên sử dụng sâm để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Đối với những người có cơ địa nóng hoặc lạnh không nên uống sâm vì có thể dẫn đến tình trạng mụn hoặc dị ứng.
  • Không nên uống sâm vào buổi tối vì có thể dẫn đến tình trạng khó ngủ và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Tránh sự kết hợp sâm với các loại trà, vì điều này có thể làm giảm hiệu quả của sâm.

Hy vọng qua những thông tin chia sẻ từ bài viết trên đây có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc bị tuyến giáp có uống sâm được không. Đồng thời biết cách sử dụng và những điều cần lưu ý khi sử dụng sâm để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm:

  • Bị ung thư tuyến giáp có ăn được thịt gà không?
  • Người bệnh ung thư tuyến giáp có được ăn lạc không?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *