La hán quả là một loại thảo dược được nhiều người biết đến và thường được dùng nấu nước uống giải nhiệt. Có thể kết hợp la hán với nhiều nguyên liệu khác nhau để tăng hiệu quả của nước la hán quả. Dưới đây là một số cách pha chế nước quả la hán vừa dễ làm vừa mang lại nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe. Vậy la hán quả kết hợp với gì?
Quả la hán được biết đến là loại quả pha nước giúp giải nhiệt mùa hè, không chỉ vậy, quả la hán còn là vị thuốc hỗ trợ giảm nóng trong, nhuận tràng, giảm viêm,… Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn một số cách nấu nước quả la hán hay la hán quả kết hợp với gì tốt cho sức khỏe.
Quả la hán là gì?
Cây la hán bắt nguồn từ Quảng Tây, Quế Lâm, Trung Quốc, hiện nay có nhiều dạng chế phẩm hoặc quả khô được bán ở tiệm thuốc Đông y.
Quả la hán chứa đường fructoza và glucoza, saponin triterpene, protein, vitamin C, sắt, kẽm, mangan, selen, iốt,…
Theo Đông y, la hán có tính mát nên từ xa xưa đã được chế biến để làm nước uống giải nhiệt, nhuận tràng, thông tiện. Dùng cho các trường hợp cảm sốt, viêm họng, ho khan, lao phổi, mất tiếng, ho có đờm, táo bón,… Đặc biệt, có tác dụng làm dịu cổ họng cho giáo viên, ca sĩ, MC,…
Ngoài ra, quả la hán còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư, kháng khuẩn, chống viêm và chống lão hóa.
La hán quả kết hợp với gì?
La hán quả kết hợp với gì? Nước la hán quả và hoa cúc
Nguyên liệu:
- 1 trái la hán quả;
- 20g bông cúc sấy khô;
- 1 bó lá dứa tươi;
- 50g đường phèn.
Cách làm:
- Ngâm hoa cúc vào nước cho nở ra, đợi khoảng 5 phút thì vớt cúc ra rửa lại với nước rồi để thật ráo nước.
- Quả la hán rửa sạch để loại bỏ lớp lông tơ bên ngoài rồi cắt thành từng miếng.
- Cho những miếng la hán đã cắt vào 2.5 lít nước và đường vào nấu sôi hỗn trong khoảng 30 phút.
- Sau đó thêm lá dứa để nước thơm hơn và hoa cúc vào và nấu thêm 5 phút nữa thì tắt bếp.
- Cuối cùng vớt xác, chắt lấy nước để uống.
Nước la hán và rong biển
Nguyên liệu:
- 15g la hán quả;
- 40g rong biển;
- 20g hoa cúc;
- 100g đường phèn;
- 3.3 lít nước.
Cách làm:
- Rửa sạch la hán quả, rong biển và hoa cúc để loại bỏ bụi bẩn.
- Sau đó cho các nguyên liệu vào nồi nước và nấu trên lửa nhỏ trong 30 phút. Sau 30 phút, thêm đường phèn và nấu thêm khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp và sử dụng.
La hán quả kết hợp với gì? Nước quả la hán và sâm bí đao
Nguyên liệu:
- 1 quả la hán;
- 1 trái bí già;
- 20g thục địa;
- 3 lít nước;
- 1 khúc mía;
- 100g đường phèn;
- 1 bó lá dứa.
Cách làm:
- Đầu tiên, rửa sạch quả la hán, bí đao.
- Cắt bí thành từng miếng dày khoảng 1cm, nhớ bỏ ruột để không làm chua nước sâm.
- Mía sau khi rửa sạch đem đi cắt thành từng khúc nhỏ.
- Quả la hán và thục địa sau cắt thành những lát dày.
- Cho quả la hán, thục địa, mía, lá dứa vào nồi lớn, thêm 3 lít nước và đường phèn vào.
- Đậy nắp và đun sôi hỗn hợp trong 1 giờ với lửa nhỏ.
- Khi thấy nước sâm đã sôi và chuyển sang màu nâu sẫm thì tắt bếp và lọc bỏ bã, chỉ giữ lại phần nước để uống.
La hán quả kết hợp với gì? Nước la hán, lê và hoa cúc
Nguyên liệu:
- 2 trái la hán;
- 1 ít bông cúc;
- 2 trái lê;
- đường phèn;
- 1 bó lá dứa;
- 1.5 lít nước.
Cách làm:
- Đầu tiên, rửa sạch các nguyên liệu gồm lê, hoa cúc và quả la hán.
- Sau khi rửa sạch, lê gọt vỏ và cắt thành từng miếng.
- La hán đập nát để dễ nấu.
- Cho các nguyên liệu trên vào nồi lớn, thêm 1.5 lít nước và một bó lá dứa để trà dậy mùi thơm.
- Nấu hỗn hợp trong khoảng 45 phút thì tắt bếp.
- Sau đó lọc xác và sử dụng.
Nước la hán, long nhãn và hồng táo
Nguyên liệu:
- 50g la hán quả;
- 30g long nhãn khô;
- 30g hồng táo;
- 10g đường phèn.
Cách làm:
- Đầu tiên, ngâm long nhãn và quả la hán trong nước ấm khoảng 30 phút.
- Lúc này đun 150ml nước để tráng ấm và pha trà.
- Khi nước sôi, dùng 100ml để tráng ấm nước rồi đổ đi.
- Phần nước còn lại cho vào ấm trà có la hán, long nhãn và hồng táo ngâm khoảng 5 phút rồi đổ phần nước.
- Cuối cùng, đổ nước vào bình trà và thêm đường phèn và hãm trong 15 phút là có thể uống được.
Rượu la hán quả
Nguyên liệu:
- 6 – 7 quả la hán;
- 4 lít rượu trắng.
Cách làm:
- Đầu tiên, sấy hoặc phơi khô quả la hán để dễ gọt vỏ, sau đó lấy phần nhân cho vào lọ thủy tinh.
- Sau đó đổ rượu lên trên với tỷ lệ tham khảo là 4 – 5 lít rượu/10 quả la hán. Rượu ngâm phải được đậy nắp cẩn thận trong quá trình ủ và ngâm 9 tháng mới được sử dụng.
Có nên uống nước la hán hàng ngày không?
Nước quả la hán tốt đối với người bệnh phế quản và hầu họng, chữa được nhiều bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa mà chỉ cần hãm nước uống như trà.
Thịt của quả la hán có vị ngọt tự nhiên cao gấp 3 lần vị ngọt của đường mía nhưng an toàn với người bệnh tiểu đường và mỡ máu. Ngoài ra, la hán quả còn có khả năng nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, giúp giảm lipid máu, chống oxy hóa, chống dị ứng,… thích hợp cho người hay nóng trong trong, ho có đờm, rát họng.
Thông thường 1 – 2 quả la hán có thể nấu với 1.5 – 2 lít nước. Một người khoẻ mạnh bình thường có thể dùng lượng nước này trong 1 ngày, với tần suất 2 – 3 lần/tuần là tốt cho cơ thể nhất.
Lưu ý khi sử dụng quả la hán
Quả la hán được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh và thanh nhiệt cơ thể. Tuy nhiên, để sử dụng loại thảo dược này đúng cách và nhận được hiệu quả cao, người dùng cần lưu ý những điều sau:
- Người cơ thể hàn không nên dùng la hán. Vì quả la hán có tính hàn, nếu nhóm người này sử dụng sẽ gây ra những triệu chứng như lạnh bụng, khó tiêu, tiêu chảy,…
- Không được tự ý kết hợp la hán với các loại thảo dược khác khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
- Nếu muốn sử dụng quả la hán cho trẻ em và bà bầu thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Chỉ nên dùng 1 – 2 quả la hán mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc.
Trên đây là một số cách pha chế nước uống thơm ngon trả lời cho câu hỏi la hán quả kết hợp với gì. Với những cách làm đơn giản trên bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà. Hy vọng bài viết cung cấp cho mọi người những kiến thức cần thiết về loại quả này cũng như cách chế biến từ đó tạo ra những thức uống thơm ngon, bổ dưỡng cho bản thân và gia đình.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Tổng hợp