Kết hợp thuốc Nam với thuốc Tây để hỗ trợ trị bệnh là phương pháp không còn xa lạ. Tuy nhiên không phải vị thuốc nào cũng có thể uống chung được. Để biết kim tiền thảo uống chung với thuốc Tây được không, Nhà thuốc Long Châu mời bạn theo dõi bài viết sau.
Kim tiền thảo là vị thuốc chữa bệnh nổi tiếng nhưng việc kim tiền thảo uống chung với thuốc Tây được không vẫn còn là vấn đề khiến nhiều người hoang mang, lo lắng. Nếu bạn cũng có cùng thắc mắc trên thì hãy tham khảo ngay thông tin sau nhé.
Giới thiệu chung về cây thuốc kim tiền thảo
Cây kim tiền thảo là cây thuốc bắt nguồn từ Trung Quốc và đã được ứng dụng trong y học cổ truyền từ rất lâu trước đây. Một số tài liệu Đông y ghi chép kim tiền thảo có hiệu quả trong việc chữa bệnh tiểu đường, viêm khớp cũng như đau nhức cơ thể. Thành phần dược tính có trong kim tiền thảo phải kể đến như berberine, flavonoid,… hỗ trợ kháng viêm, chống khuẩn hiệu quả, an toàn.
Ngoài việc được y học cổ truyền công nhận và sử dụng, kim tiền thảo qua nhiều nghiên cứu khoa học cũng khẳng định được tác dụng chữa bệnh, cải thiện bệnh lý liên quan đến tim mạch, cải thiện chức năng gan, giảm nguy cơ xơ gan và hỗ trợ miễn dịch của cơ thể.
Tuy nhiên một số khuyến cáo cũng chỉ ra rằng cần hết sức cẩn trọng khi uống kim tiền thảo. Việc kim tiền thảo uống chung với thuốc Tây được không cũng cần hết sức cân nhắc bởi nếu dùng quá liều hoặc kết hợp sai cách có thể dẫn đến đau bụng, chướng bụng, buồn nôn, đầy hơi khó tiêu,…
Bạn có thể lựa chọn kim tiền thảo tươi hoặc kim tiền thảo đã được làm khô để sử dụng như một cách hỗ trợ sức khỏe và phòng bệnh từ bên trong nhưng cần đảm bảo không dùng quá 40g kim tiền thảo mỗi ngày, tránh nguy cơ gây hại đến sức khỏe và xảy đến tác dụng phụ.
Lợi ích mà cây kim tiền thảo mang lại cho sức khỏe
Như bạn đã biết, hiệu quả của kim tiền thảo được cả y học cổ truyền và y học hiện đại chứng minh, làm rõ, có thể kể đến một vài lợi ích nổi bật của cây thuốc này như:
- Hỗ trợ giảm đau khớp: Với đặc tính chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả, rất tốt cho người bị đau khớp, viêm khớp hoặc tổn thương khớp.
- Giảm đau nhanh: Đau cơ, đau lưng hay đau đầu,… đều có thể dịu lại khi bạn dùng một lượng kim tiền thảo nhất định đấy. Kim tiền thảo ngoài giảm đau còn giúp tần suất đau ít hơn, đồng thời kháng viêm và chữa nhanh chứng đau mỏi.
- Hỗ trợ đường tiêu hóa: Vì có tính chất kháng viêm, chống khuẩn nên sử dụng kim tiền thảo có thể giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày do vi khuẩn có hại xâm nhập.
- Hạn chế căng thẳng: Nếu bạn đang bị stress, lo âu và luôn trong trạng thái bất an, hãy thử một tách trà kim tiền thảo sẽ giúp ổn định tinh thần hơn, bổ sung chất chống oxy hóa làm não bộ làm việc hiệu quả, ngừa bệnh trầm cảm do căng thẳng, lo lắng kéo dài.
- Chữa bệnh sỏi thận: Cây kim tiền thảo từ xưa đã có mặt trong rất nhiều bài thuốc điều trị sỏi thận. Dùng kim tiền thảo giúp tăng bài tiết nước tiểu có hiệu quả làm tan sỏi và đẩy sỏi thận ra ngoài qua đường nước tiểu, từ đó điều trị bệnh và ngừa bệnh quay lại.
- Kháng viêm: Đặc tính kháng viêm của kim tiền thảo hỗ trợ rất tốt trong việc phòng ngừa viêm nhiễm, viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu,… thường thấy ở bệnh nhân sỏi thận.
Chia sẻ một số bài thuốc chữa sỏi thận từ cây kim tiền thảo
Kim tiền thảo uống chung với thuốc Tây được không? Một số bài thuốc kim tiền thảo có thể kết hợp với các loại thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị, hỗ trợ sức khỏe tốt hơn trong suốt quá trình chữa sỏi thận. Tuy nhiên bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi dùng, tránh gây phản tác dụng làm hại sức khỏe. Dưới đây là một số gợi ý trị sỏi thận từ vị thuốc kim tiền thảo.
- Bài thuốc 1: Dùng 15g kim tiền thảo, 20g lợi thủy tiên, 12g đinh lăng, 10g hoài sơn, 12g hòe, 6g cam thảo dùng để sắc lấy nước uống trong ngày.
- Bài thuốc 2: Bạn chuẩn bị nguyên liệu gồm có 20g kim tiền thảo, 20g thổ phục linh, 20g thiên niên kiện, 20g đỗ trọng, 20g bối huyết bảo dùng để nấu nước uống hàng ngày có tác dụng rất tốt.
- Bài thuốc 3: Chuẩn bị 30g kim tiền thảo, 15g hoàng cầm, 15h nấm nhục thung dung, 10g râu mèo, 15g đinh lăng, 10g bạch thược dùng để nấu nước uống mỗi ngày.
Tuy bài thuốc từ kim tiền thảo có hiệu quả tốt, an toàn và ít tác dụng phụ đối với sức khỏe bệnh nhân nhưng bạn vẫn cần tham khảo ý kiến, tư vấn từ bác sĩ có chuyên môn trước khi sử dụng.
Kim tiền thảo uống chung với thuốc Tây được không?
Một trong những câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm từ bạn đọc, đặc biệt là người đang điều trị sỏi thận là kim tiền thảo uống chung với thuốc Tây được không. Theo các chuyên gia, việc kết hợp kim tiền thảo và thuốc Tây không phải vấn đề quá nghiêm trọng, bạn vẫn có thể dùng cách này để tăng hiệu quả điều trị, tuy nhiên cần hết sức chú ý.
Kim tiền thảo uống chung với thuốc Tây được không? Cây kim tiền thảo là cây thuốc dùng nhiều trong thuốc Nam và y học cổ truyền nhằm hỗ trợ chữa trị bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp, sỏi thận, sỏi mật, sỏi tiết niệu,… Tuy được chứng minh về độ an toàn nhưng để kết hợp kim tiền thảo với thuốc Tây, bạn cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ.
Việc dùng sai thuốc, kết hợp thuốc không đúng cách có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe. Chính vì vậy, kể cả khi dùng riêng kim tiền thảo hoặc uống chung kim tiền thảo với thuốc Tây bạn đều cần hỏi ý kiến từ bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời, tuyệt đối không nên tự ý dùng kim tiền thảo tại nhà.
Bên cạnh đó, liều lượng kim tiền thảo dùng hàng ngày cũng rất quan trọng. Ngay cả khi bác sĩ đồng ý uống chung kim tiền thảo với thuốc Tây bệnh nhân cũng cần đảm bảo uống không quá 40g kim tiền thảo mỗi ngày, nếu dùng quá liều có thể gây đau bụng, chướng bụng, buồn nôn, đầy hơi,… rất khó chịu, thậm chí là tiêu chảy gây mất nước, sức khỏe suy giảm.
Tóm lại, trả lời cho thắc mắc kim tiền thảo uống chung với thuốc Tây được không, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc người có chuyên môn, không nên lạm dụng kim tiền thảo hoặc dùng kim tiền thảo kết hợp thuốc Tây, thuốc Bắc,… nếu chưa được bác sĩ tư vấn.
Xem thêm:
- Kim tiền thảo khô: Công dụng và cách dùng
- Giải đáp: Trà kim tiền thảo có tác dụng gì?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Tổng hợp