Tuyến giáp có vai trò gì? Cắt toàn bộ tuyến giáp có sinh con được không?

Tuyến giáp có vai trò gì? Cắt toàn bộ tuyến giáp có sinh con được không? 1

Cắt toàn bộ tuyến giáp có sinh con được không là thắc mắc của rất nhiều chị em khi phải thực hiện cắt bỏ tuyến giáp. Bởi các bệnh lý tuyến giáp thường gây ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng mang thai của chị em phụ nữ. Để giải đáp thắc mắc này, mời chị em tham khảo bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu.

Cắt tuyến giáp là phương pháp hiệu quả trong việc điều trị một số bệnh lý về tuyến giáp như bướu giáp, ung thư tuyến giáp… Tuy nhiên, tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng nên việc cắt bỏ tuyến giáp sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới sức khỏe người bệnh. Chính vì vậy, nhiều chị em băn khoăn rằng cắt toàn bộ tuyến giáp có sinh con được không? Cùng giải đáp ngay thắc mắc này qua bài viết sau đây nhé.

Tuyến giáp có vai trò gì?

Trước khi tìm hiểu cắt toàn bộ tuyến giáp có sinh con được không, bạn cũng nên nắm được vai trò của tuyến giáp đối với sức khỏe. Tuyến giáp là một tuyến nội tiết đóng vai trò quan trọng trong hệ thống nội tiết của cơ thể. Tuyến giáp tham gia vào nhiều quá trình của cơ thể và đảm bảo các hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường. Và nếu chức năng này bị suy giảm, điều này sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới sức khỏe của bạn.

Một số chức năng quan trọng của tuyến giáp có thể kể đến như: Sản xuất hormone cần thiết cho cơ thể, đảm bảo hoạt động của tim và quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường. Bên cạnh đó, hormone tuyến giáp còn liên quan tới sự phát triển toàn diện của cả cơ thể. 

Chính vì vậy, việc cắt bỏ tuyến giáp chỉ nên đặt ra khi thật sự cần thiết và đã có sự cân nhắc kỹ lưỡng về thiệt hại thì các bác sĩ mới tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp.

Tuyến giáp có vai trò gì? Cắt toàn bộ tuyến giáp có sinh con được không? 1
Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng điều hòa quá trình trao đổi chất của cơ thể

Khi nào nên cắt tuyến giáp?

Để giải đáp được rõ cắt toàn bộ tuyến giáp có sinh con được không, bạn nên nắm được khi nào thì nên cắt bỏ tuyến giáp. Phẫu thuật cắt tuyến giáp thường được chỉ định trong những trường hợp sau đây:

  • Những người bệnh mắc bướu giáp lành tính đơn hoặc đa nhân điều trị nội khoa không hiệu quả.
  • Bướu cổ gây biến chứng chèn ép thanh quản, khí quản hay dây thần kinh. Điều này sẽ khiến người bệnh khó thở và gặp khó khăn trong khi ăn uống, nói chuyện như nuốt khó, nuốt nghẹn, khàn tiếng, mất tiếng…
  • Bướu cổ tiến triển nhanh, tăng nhanh về kích thước, sưng đau, xuất huyết trong lòng bướu.
  • Bướu cổ thể nhân nhu mô có nguy cơ cao phát triển thành ung thư.
  • Các bệnh nhân mắc u tuyến giáp dạng u nang.
  • Người bệnh bị cường giáp như Basedow không điều trị được bằng phóng xạ, bao gồm cả phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú.
Tuyến giáp có vai trò gì? Cắt toàn bộ tuyến giáp có sinh con được không? 2
Phẫu thuật cắt tuyến giáp đặt ra khi tuyến giáp to chèn ép thanh khí quản gây khó thở

Những biến chứng có thể gặp khi cắt tuyến giáp

Một trong những nguyên nhân khiến nhiều chị em thắc mắc cắt toàn bộ tuyến giáp có sinh con được không một phần là do phẫu thuật cắt tuyến giáp sẽ có những rủi ro nhất định. Một số biến chứng có thể xảy ra khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp có thể kể đến như:

  • Chảy máu: Phẫu thuật cắt tuyến giáp có thể gây biến chứng chảy máu vết mổ. Nếu như chảy máu nhiều và đột ngột sau khi phẫu thuật, đây là một tình trạng bất thường. Biến chứng này tuy hiếm khi xảy ra nhưng lại hoàn toàn có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Biến chứng chảy máu sau mổ tuyến giáp thường xuất hiện trong 24 giờ đầu. Khi chảy máu số lượng nhiều có thể gây chèn ép khí quản và làm người bệnh bị khó thở. Và nếu máu chảy chậm vào cổ sẽ gây hình thành cục máu đông ở phía dưới vết mổ.
  • Khó thở: Nguyên nhân gây khó thở sau cắt tuyến giáp là do có cục máu đông lớn chặn ở khí quản. Trường hợp này cần được can thiệp ngay lập tức. Bên cạnh đó, khó thở cũng có thể do dây thần kinh thanh quản quặt ngược đã bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật. Trong những trường hợp này, các bác sĩ sẽ tiến hành mở khí quản khẩn cấp.
  • Cơn bão giáp: Cơn bão giáp được xem là biến chứng thường xảy ra nhất sau phẫu thuật cắt tuyến giáp. Ngày nay, đã có những loại thuốc giúp kiểm soát cơn nhiễm độc giáp nên nguy cơ gặp biến chứng này cũng hiếm khi xảy ra. Biểu hiện của biến chứng này là người bệnh sốt cao, tim đập nhanh, người bồn chồn, mê sảng ra nhiều mồ hôi, tiêu chảy…
  • Nhiễm trùng sau mổ: Biến chứng nhiễm trùng sau mổ trong phẫu thuật tuyến giáp là 1/2000. Chính vì vậy, các bác sĩ sẽ không chỉ định dùng kháng sinh thường quy cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu người bệnh gặp phải tình trạng này, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh và phối hợp các phương pháp khác để điều trị.
  • Thay đổi giọng nói: Biến chứng này gặp khoảng 5 – 10% trong tổng số ca phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Nguyên nhân thường do dây thần kinh thanh quản bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật hoặc bị viêm sau phẫu thuật. Tỷ lệ người bệnh bị thay đổi giọng nói vĩnh viễn là khoảng 1%. Đây được xem là biến chứng đáng sợ nhất của phẫu thuật tuyến giáp.
  • Nhiễm độc giáp: Tỷ lệ mắc nhiễm độc giáp sau cắt tuyến giáp là 2 – 4%. Trong những trường hợp này, người bệnh thường sẽ được điều trị thêm bằng iod phóng xạ mà không cần phải can thiệp phẫu thuật nữa.
  • Hạ canxi máu: Tình trạng này xảy ra là do các tuyến cận giáp đã bị tổn thương trong quá trình thực hiện phẫu thuật cắt tuyến giáp và gây nên hiện tượng hạ canxi máu. Chúng sẽ gây ra các triệu chứng như: Ngứa ran chân tay và quanh miệng. Nếu nặng hơn có thể gây co quắp ngón tay, bàn tay.
Tuyến giáp có vai trò gì? Cắt toàn bộ tuyến giáp có sinh con được không? 3
Co quắp tay chân do hạ canxi máu là biến chứng có thể gặp sau cắt bỏ tuyến giáp

Cắt toàn bộ tuyến giáp có sinh con được không?

Cắt toàn bộ tuyến giáp có sinh con được không có lẽ là lo lắng của rất nhiều chị em phụ nữ. Theo nghiên cứu, cắt bỏ tuyến giáp có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Bởi một trong những hậu quả sau khi phẫu thuật cắt tuyến giáp là gặp phải tình trạng suy giáp.

Với những phụ nữ bị suy giáp trong quá trình mang thai có thể gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển não bộ và thần kinh của thai nhi. Chính vì vậy, ở những phụ nữ có tiền sử phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp cần được thăm khám trước khi có ý định mang thai. Chị em nên điều trị dứt điểm những vấn đề có liên quan tới bệnh lý tuyến giáp trước khi mang thai để mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Nếu sau kiểm tra phát hiện tình trạng suy giáp, chị em cần điều trị để tình trạng này trở về bình thường trước khi mang thai. Theo như các chuyên gia, sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, cần có kế hoạch bổ sung hormone cho cơ thể. Và nếu như chị em chỉ mắc các bệnh lý tuyến giáp thông thường thì hoàn toàn có khả năng mang thai bình thường sau khi đã được bổ sung hormone tuyến giáp.

Như vậy, câu hỏi cắt tuyến giáp có mang thai được không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, trước khi có ý định mang thai, người bệnh cần thăm khám và điều trị các vấn đề về tuyến giáp dứt điểm. Có như vậy mới đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ.

Tuyến giáp có vai trò gì? Cắt toàn bộ tuyến giáp có sinh con được không? 4
Cắt toàn bộ tuyến giáp có sinh con được không là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm

Hy vọng bài viết trên đã giúp chị em giải đáp được thắc mắc cắt toàn bộ tuyến giáp có sinh con được không cũng như nắm được những đối tượng cần thực hiện cắt bỏ tuyến giáp. Dù bạn đã cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp thì cũng không nên quá lo lắng, hãy đi kiểm tra sức khỏe và điều trị các vấn đề sức khỏe ổn định thì việc mang thai là hoàn toàn có thể. Chúc bạn nhiều sức khỏe cũng như đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết hữu ích của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *