Bệnh hở van tim là tình trạng khi các van tim trong cơ thể con người không đóng lại hoàn toàn, khiến dòng máu trào ngược vào buồng tim mỗi khi nó co bóp. Hiện nay, biện pháp thay thế van tim đã mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị, giúp cải thiện các triệu chứng khó thở, mệt mỏi và tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân. Vậy thay van tim sống được bao lâu?
Sau khi thực hiện phẫu thuật thay van tim, thời gian sống được kéo dài cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng như: Loại van tim được sử dụng, khả năng đáp ứng của cơ thể và một số yếu tố sức khỏe khác.
Thay van tim là gì?
Trước khi tìm hiểu thay van tim sống được bao lâu thì chúng ta hãy tìm hiểu sơ qua về phương pháp này. Thay van tim là một phẫu thuật nhằm khôi phục khả năng hoạt động của van tim khi một trong các lá van bị hư hỏng mà không thể sửa chữa. Trái tim chúng ta có 4 loại van khác nhau đó là: Van động mạch chủ, van hai lá, van ba lá và van động mạch phổi. Các van này đóng mở nhịp nhàng trong mỗi chu kỳ bơm máu để đảm bảo dòng máu chảy theo một chiều nhất định.
Phẫu thuật thay van có thể được thực hiện qua ba hình thức: Rạch một đường ở xương ức để bộc lộ tim, mổ nội soi hoặc thay van bằng can thiệp mạch. Loại van được sử dụng để thay thế có thể là: Van cơ học cấu tạo bởi vật liệu tổng hợp, van sinh học từ mô động vật hoặc van của người hiến tặng. Lựa chọn phương pháp và loại van thay thế phù hợp phụ thuộc vào tình trạng bệnh van tim cụ thể, tình hình tài chính của bệnh nhân và trang thiết bị y tế.
Thay van tim sống được bao lâu?
Thay van tim sống được bao lâu? Tuổi thọ sau khi thay van tim phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Thời điểm lựa chọn phẫu thuật, phương pháp phẫu thuật và cách tiến hành phẫu thuật, đồng thời xem xét có bất kỳ tổn thương tim nào do giảm lưu lượng máu gây ra hay chưa.
Trong trường hợp của trẻ em, việc phải thực hiện nhiều ca phẫu thuật thay van tim thường là không tránh khỏi, vì van thay thế không đồng phát triển cùng với sự phát triển của trẻ. Khi trẻ dần trưởng thành, có nhiều sự lựa chọn hơn về cả loại van và phương pháp phẫu thuật. Trong khi đó, người trưởng thành và còn trẻ tuổi thường được thay van tim cơ học, sử dụng chất liệu từ hợp kim. Loại van này có ưu điểm về tuổi thọ kéo dài hơn so với van sinh học, tuy nhiên, điểm yếu chính của chúng là khả năng dễ hình thành huyết khối.
Vậy chính xác thay van tim sống được bao lâu? Việc tiên đoán chính xác tuổi thọ sau khi thay van tim khá khó khăn, vì còn rất nhiều yếu tố phụ thuộc hoặc nguy cơ gây tử vong khác. Thay vào đó, bạn hãy tập trung vào việc tiêm phòng, tránh nhiễm khuẩn và giảm nguy cơ tử vong do nguyên nhân khác để duy trì sức khỏe tốt hơn.
Biến chứng sau khi thay van tim làm ảnh hưởng đến tuổi thọ
Thay van tim cũng như những loại phẫu thuật khác, đều sẽ tiềm ẩn nguy cơ gặp phải các biến chứng ảnh hưởng sức khỏe:
- Nhiễm trùng vùng vết thương, phổi, bàng quang hoặc van tim.
- Hình thành cục máu đông trong máy tim hoặc trên van.
- Chảy máu quá mức khi phẫu thuật.
- Rối loạn nhịp tim.
- Suy giảm chức năng thận trong một vài ngày sau phẫu thuật.
- Mòn hoặc tổn hại van tim.
- Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
Các biến chứng này có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và tăng nguy cơ cho bệnh nhân, làm giảm tuổi thọ. Tuy nhiên, việc tối ưu hóa quy trình phẫu thuật, chăm sóc sau phẫu thuật và tuân thủ lời khuyên của bác sĩ có thể giúp giảm nguy cơ và tăng khả năng sống lâu hơn sau khi thay van tim.
Có phải van đắt tiền hơn sẽ tốt hơn không?
Ngoài thay van tim sống được bao lâu thì “Có phải van đắt tiền hơn sẽ tốt hơn không?” cũng là thắc mắc được nhiều bạn đọc quan tâm. Trong thực tế, hiệu quả của việc sử dụng van tim không phụ thuộc vào giá tiền của chúng. Hiện nay, tại Việt Nam, van sinh học có giá cao hơn đáng kể so với van cơ học, việc lựa chọn loại van hợp lý không những phụ thuộc vào giá cả mà còn bởi các yếu tố khác.
Van cơ học có một số ưu điểm so với van sinh học, nó không bị vôi hóa và trở nên cứng theo thời gian như van sinh học. Nhờ vậy, van cơ học có thể sử dụng trong khoảng thời gian lâu hơn, khoảng 20 – 30 năm, trong khi van sinh học chỉ khoảng 8 – 15 năm.
Tuy nhiên, loại van sinh học phù hợp hơn cho những bệnh nhân trẻ tuổi. Một điểm khác biệt quan trọng giữa van cơ học và van sinh học là việc sử dụng thuốc kháng đông. Van cơ học có lợi điểm sử dụng lâu dài hơn và tốt hơn, nhưng đòi hỏi người bệnh phải dùng thuốc kháng đông thường xuyên. Trong khi đó, van sinh học có thời gian sử dụng ngắn hơn, nhưng không yêu cầu uống thuốc kháng đông. Do đó, tùy trạng thái sức khỏe và tình trạng cụ thể của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tư vấn lựa chọn loại van thích hợp nhất.
Chăm sóc sau phẫu thuật thay van tim
Để đảm bảo phục hồi nhanh chóng sau phẫu thuật thay van tim, bạn cần tuân theo những quy tắc dưới đây:
- Duy trì tâm lý ổn định, tránh căng thẳng và lo lắng. Tránh tình trạng lo âu và trầm cảm để tối ưu hóa quá trình phục hồi.
- Khi bạn gặp bất kỳ triệu chứng sau đây, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc nhân viên y tế ngay lập tức: Nhiễm trùng tại vùng mổ, sốt trên 38 độ C, cảm giác ớn lạnh, triệu chứng giống cúm, biến đổi nhiệt độ không thường xuyên, đổ mồ hôi vào ban đêm, nhịp tim không đều, khó thở, phù ở mắt và chân cá, tăng cân đột ngột, đau tăng cường đột ngột.
- Để ngăn ngừa viêm nội tâm mạc, bạn cần tuân thủ các biện pháp sau: Duy trì vệ sinh răng miệng đều đặn, kiểm tra răng 6 tháng/lần và đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Hạn chế việc xăm mình và đâm lỗ, không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào không được kê đơn.
- Hãy tuân thủ lịch hẹn kiểm tra định kỳ để theo dõi chỉ số đông máu. Bác sĩ sẽ điều chỉnh liều thuốc chống đông phù hợp dựa trên kết quả kiểm tra này.
- Chế độ ăn uống sau phẫu thuật thay van tim cần hạn chế các loại rau xanh đậm như: Súp lơ, cải xoăn, cải bó xôi, hành lá, rau mầm, sữa và quả mận, vì chúng chứa nhiều vitamin K có thể làm giảm hiệu quả của thuốc chống đông máu và gây nguy cơ hình thành cục máu đông.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp được vấn đề: “Thay van tim sống được bao lâu?”. Không nên quá bận tâm tới vấn đề sau khi thay van tim sống được bao lâu, mà hãy giữ tâm lý thật tốt, sinh hoạt điều độ và tuân thủ chỉ dẫn bác sĩ, loại bỏ mọi sự lo âu, căng thẳng khỏi cuộc sống, và tạo ra động lực sống tích cực mỗi ngày.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Tổng hợp