Những dấu hiệu bệnh tim ở tuổi dậy thì bạn cần biết

Những dấu hiệu bệnh tim ở tuổi dậy thì bạn cần biết 1

Bệnh lý tim mạch không chỉ là vấn đề của người lớn tuổi mà còn có thể xuất hiện ở người trẻ. Việc nhận biết các dấu hiệu bệnh tim trong giai đoạn này đóng vai trò quan trọng, giúp bạn và những người xung quanh có cơ hội can thiệp kịp thời để bảo vệ sức khỏe tim mạch của mình.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một số dấu hiệu bệnh tim mạch ở tuổi dậy thì mà bạn không nên bỏ qua. Cùng theo dõi và tìm hiểu những biểu hiện cụ thể để đối phó và chăm sóc sức khỏe tim mạch của mình một cách tốt nhất.

Nguyên nhân gây bệnh lý tim ở tuổi dậy thì

Bệnh tim mạch ở tuổi dậy thì thường là tình trạng không bình thường về chức năng tim trong những năm dậy thì. Vì thường gặp ở người trưởng thành và người cao tuổi nên các triệu chứng liên quan đến tim mạch ở người trẻ thường bị bỏ qua, dẫn đến nguy cơ tổn thương nghiêm trọng do phát hiện và điều trị chậm. Các nguyên nhân gây bệnh lý tim mạch ở tuổi dậy thì có thể bao gồm những yếu tố chính như:

  • Yếu tố di truyền từ cả bố và mẹ.
  • Sự bất thường trong quá trình phân bào ở thời kỳ thai nhi.
  • Tình trạng thừa cân và béo phì.

Dấu hiệu bệnh tim ở tuổi dậy thì

  • Cơn đau thắt ngực không rõ nguyên nhân: Bệnh nhân có thể đau ở vùng ngực, lan ra vai và thắt lưng. Cơn đau thường kéo dài và xuất hiện cả khi đang nghỉ ngơi hoặc hoạt động.
  • Khó thở: Cảm giác khó thở khi hít thở sâu, đặc biệt khi nằm ngủ vào ban đêm. Điều này có thể do chức năng tim giảm hoặc ứ đọng máu trong phổi gây khó thở.
  • Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, khó tiêu, đau thượng vị, ợ chua thường kèm theo cơn đau tim. Trẻ thường có biểu hiện đau bụng và viêm dạ dày.
  • Đau từ vùng cổ gáy đến cánh tay trái: Đây là dấu hiệu đặc trưng của cơn đau tim.
  • Choáng váng: Chế độ dinh dưỡng không đủ, thiếu máu, mất máu trong chu kỳ kinh,… đây cũng có thể là triệu chứng của bệnh tim không đủ bơm máu cho tế bào.
  • Thể lực kém: Cảm giác mệt mỏi sau khi leo cầu thang, đi bộ, chạy nhảy,…
  • Đổ mồ hôi lạnh: Dấu hiệu báo trước cơn đau tim.
  • Ho dai dẳng: Không phải là dấu hiệu bệnh tim mạch, nhưng nếu không có nguyên nhân từ hệ hô hấp, có thể liên quan đến các bệnh tim bẩm sinh.
  • Phù ở phần dưới cơ thể: Sự không hiệu quả trong việc tống máu của tim gây ứ đọng dịch ở chân. Hoặc suy tim làm suy giảm khả năng đào thải nước và natri của thận, gây phù.
  • Tăng nhịp tim, nhịp tim không đều: Nếu triệu chứng xuất hiện cả khi nghỉ ngơi, có thể là dấu hiệu bệnh tim ở người trẻ.
Những dấu hiệu bệnh tim ở tuổi dậy thì bạn cần biết 1
Nhịp tim không đều ngay cả khi nghỉ ngơi là dấu hiệu bệnh tim ở người trẻ

Cách chẩn đoán bệnh tim ở tuổi dậy thì

  • Đo điện tâm đồ: Ghi lại tín hiệu điện trong tim để phát hiện bất thường về nhịp tim và tình trạng tổn thương cơ tim.
  • Holter điện tâm đồ: Ghi lại tín hiệu tim trong khoảng 24 – 72 giờ, thích hợp cho trẻ không có triệu chứng cụ thể trong lâm sàng nhưng có thể xuất hiện trong thời gian dài.
  • Siêu âm tim: Phương pháp không xâm lấn giúp xác định tổn thương tại buồng tim, cơ tim và chức năng các van tim.
  • Chụp cắt lớp vi tính tim, chụp Cộng hưởng từ tim: Sử dụng để xác định rõ cấu trúc và tổn thương của tim.
  • Các nghiệm pháp gắng sức: Sử dụng thuốc, thảm đi bộ, xe đạp có gắn lực kế để kiểm tra hoạt động bơm tống máu và phản ứng của tim.
Những dấu hiệu bệnh tim ở tuổi dậy thì bạn cần biết 2
Siêu âm tim là một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh tim ở người trẻ

Điều trị bệnh tim ở tuổi dậy thì

Trong việc điều trị bệnh tim ở tuổi dậy thì cũng giống như đối với người lớn tuổi và tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh.

  • Thay đổi lối sống là một phần quan trọng trong việc điều trị, bao gồm việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và duy trì cân nặng hợp lý.
  • Sử dụng thuốc gồm thuốc lợi tiểu,thuốc chống đông máu, thuốc chống loạn nhịp tim,… Việc sử dụng thuốc cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
  • Nếu bệnh tiến triển nghiêm trọng, cấy máy phá rung hoặc máy tạo nhịp nhân tạo có thể được xem xét. Trong những trường hợp nặng nhất và không thể điều trị bằng phương pháp khác, phẫu thuật ghép tim có thể được thực hiện.
Những dấu hiệu bệnh tim ở tuổi dậy thì bạn cần biết 3
Chạy bộ và vận động nhẹ nhàng giúp cho các bạn trẻ có trái tim khỏe mạnh hơn

Phòng ngừa bệnh tim ở tuổi dậy thì

  • Tầm soát và sàng lọc: Quá trình sàng lọc và tầm soát trước và trong thời kỳ mang thai rất quan trọng để phát hiện sớm và điều trị các vấn đề tim mạch từ khi còn ở giai đoạn phôi thai. Việc này có thể giúp xác định các bất thường và áp dụng các biện pháp can thiệp sớm.
  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Nuôi trẻ bằng chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh là yếu tố quan trọng trong việc dự phòng bệnh tim mạch. Tránh thức ăn có nhiều muối, dầu mỡ và đường, cũng như giảm tiêu thụ nước ngọt có ga. Thực phẩm giàu chất xơ, rau củ quả và nguồn protein lành mạnh nên được ưu tiên.
  • Kiểm soát cân nặng: Giữ cân nặng ở mức phù hợp là cách quan trọng để ngăn ngừa bệnh tim mạch. Thừa cân và béo phì tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch, vì vậy việc duy trì trọng lượng cơ thể ổn định thông qua chế độ ăn uống và tập luyện thể dục hằng ngày.
  • Hoạt động thể chất hàng ngày: Khuyến khích trẻ tham gia vào hoạt động thể chất đều đặn hàng ngày. Việc tập thể dục nhẹ nhàng ở nhà và tham gia các hoạt động thể thao tại trường học giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, duy trì cường độ hoạt động và kiểm soát trọng lượng.
Những dấu hiệu bệnh tim ở tuổi dậy thì bạn cần biết 4
Kiểm soát cân nặng là cách để phòng ngừa bệnh tim mạch tốt nhất

Việc nhận biết và hiểu rõ về dấu hiệu bệnh tim ở tuổi dậy thì là cực kỳ quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch. Không nên bỏ qua biểu hiện nào, và nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Đồng thời, việc duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống cân đối, tập thể dục đều đóng vai trò quan trọng trong việc dự phòng bệnh tim. Hãy chăm sóc cho sức khỏe tim của bạn ngay từ bây giờ để có một tương lai khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *