Cảnh giác với dịch bệnh sốt xuất huyết vào mùa nóng

Cảnh giác với dịch bệnh sốt xuất huyết vào mùa nóng 2

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm phổ biến bùng phát mỗi năm. Nếu không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc nắm rõ nguyên nhân và triệu chứng sẽ giúp phòng ngừa bệnh diễn tiến nặng.

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm bùng phát theo mùa, đặc biệt là vào mùa mưa từ tháng 7 – tháng 10 hàng năm. Thời điểm giao mùa từ hạ sang thu sẽ tạo điều kiện để muỗi vằn sinh sôi, phát triển và bùng dịch. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Thành phố Hà Nội cho hay, số ca mắc sốt xuất huyết đang có xu hướng gia tăng nhanh trong 4 tuần gần đây.

Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết hiện nay

Trung bình mỗi tuần, ghi nhận hơn 480 trường hợp bị sốt xuất huyết, tăng gấp 4.3 lần so với 4 tuần trước đó. Đặc biệt, huyện Thạch Thất là địa phương ghi nhận số lượng ca mắc nhiều nhất. Hiện tại đang nước vào mùa mưa, đây là thời điểm thuận lợi cho muỗi vằn sinh sôi và phát triển, khiến dịch có nguy cơ bùng phát dịch tăng cao.

Cảnh giác với dịch bệnh sốt xuất huyết vào mùa nóng 2
Dịch bệnh sốt xuất huyết đang có xu hướng tăng nhanh mỗi tuần

CDC Hà Nội đã nhận định rằng, công tác phòng dịch đang gặp khó khăn do có một số đơn vị chưa thể sắm được hóa chất diệt muỗi, diệt bọ gậy. Trong khi đó, phần lớn các hộ dân vẫn chưa chủ động trong việc diệt bọ gậy tại nhà.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh sốt xuất huyết thường rất đa dạng, có thể diễn tiến nhanh từ thể nhẹ sang thể nặng và rất khó lường trước được. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, cần cảnh giác với sốt xuất huyết và không nên chủ quan.

Hiện tại, chưa có vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết và cũng chưa có loại thuốc đặc hiệu nào để điều trị. Việc phòng tránh bệnh thường sẽ chú trọng vào việc kiểm soát muỗi truyền bệnh bằng cách tránh bị muỗi đốt, cả ban ngày; diệt lăng quăng, bọ gậy muỗi và muỗi trưởng thành.

Sốt xuất huyết là gì? Bệnh sốt xuất huyết có lây không?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra. 

Vậy bệnh sốt xuất huyết có lây không? Trên thực tế, bệnh thường lây truyền qua vật trung gian là muỗi vằn và phát bệnh sau khoảng 4 – 5 ngày nhiễm mầm bệnh. Sốt xuất huyết ở người lớn có nhiều triệu chứng tương tự như sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ. 

Khi bị nhiễm virus Dengue, người bệnh thường sẽ trải qua một trong hai triệu chứng là sốt xuất huyết biểu hiện bên ngoài hoặc xuất huyết nội tạng.

Triệu chứng sốt xuất huyết thể nhẹ

Trong trường hợp này, người bệnh sốt xuất huyết thường xuất hiện các triệu chứng điển hình và thường không có biến chứng. Triệu chứng bao gồm:

  • Sốt cao, có thể lên đến 40 độ C;
  • Phát ban;
  • Đau phía sau mắt;
  • Đau nặng đầu, buồn nôn và nôn mửa;
  • Đau nhức khớp và cơ.
Cảnh giác với dịch bệnh sốt xuất huyết vào mùa nóng
Sốt cao kèm phát ban có thể là triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết

Dạng sốt xuất huyết gây xuất huyết nội tạng

Người bệnh có thể xuất hiện tình trạng xuất huyết nội tạng bao gồm

  • Xuất huyết tiêu hóa: Triệu chứng gồm viêm đau đầu và sốt nhẹ, không phát ban. Sau khoảng 2 ngày, người bệnh có thể đi ngoài ra máu, phân màu đen hoặc có máu tươi và trên da xuất hiện chấm xuất huyết, da tái xanh.
  • Xuất huyết não: Thường không rõ ràng và khó phân biệt, người bệnh chỉ bị đau đầu, sốt, liệt chân/tay hoặc liệt nửa người. Sau đó, người bệnh có thể bị mất ý thức, hôn mê sâu và dẫn đến tử vong.

Triệu chứng khi bị hội chứng sốc Dengue

Đây là thể bệnh sốt xuất huyết dạng nặng nhất, bao gồm tất cả các triệu chứng từ thể nhẹ đi kèm với chảy máu, huyết tương thoát ra khỏi mạch máu dẫn đến chảy máu ồ ạt, hạ huyết áp… Dạng này thường xảy ra sau lần nhiễm bệnh đầu tiên và có thể gây tử vong nhanh chóng sau khoảng 2 – 5 ngày.

Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết ở người trưởng thành

Theo các chuyên gia y tế, bệnh sốt xuất huyết có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, việc xác định được mức độ nặng nhẹ của bệnh sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp nhất.

  • Trong giai đoạn điều trị tại nhà: Khi cơ thể bắt đầu xuất hiện triệu chứng sốt kéo dài từ 2 – 7 ngày, người bệnh có thể điều trị tại nhà bằng cách bù đắp đủ nước cho cơ thể.
  • Trong giai đoạn nhập viện ngắn hạn (từ 12 – 24 giờ): Nếu các biện pháp bù nước qua đường uống không mang lại hiệu quả và người bệnh xuất hiện triệu chứng xuất huyết dưới da hoặc niêm mạc thì cần đưa ngay vào bệnh viện để được điều trị kịp thời.
  • Trong giai đoạn nhập viện lâu dài (>24 giờ): Khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng như chân tay lạnh, mạch yếu, sốt li bì, viêm họng, khó thở… thì bệnh nhân cần được nhập viện ngay lập tức.

Hiện tại, vẫn chưa có loại thuốc đặc hiệu nào để điều trị sốt xuất huyết. Đối với các trường hợp nhẹ, người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà bằng cách nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn thực phẩm dễ tiêu hóa. Có thể sử dụng Paracetamol để hạ sốt và giữ cho cơ thể mát mẻ khi sốt cao. Khi xuất hiện các triệu chứng nặng thì cần phải nhập viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền từ người này sang người khác thông qua muỗi vằn. Do đó, để ngăn ngừa sốt xuất huyết ở cả người lớn và trẻ nhỏ có thể thực hiện một số biện pháp sau:

  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho nơi ở và môi trường xung quanh.
  • Thường xuyên phát quang bụi rậm xung quanh và tránh trữ nước trong nhà để ngăn muỗi sinh sôi.
  • Sử dụng màn che khi đi ngủ để tránh bị muỗi đốt.
  • Sử dụng các biện pháp diệt muỗi như dùng vợt muỗi, đốt nhang muỗi hoặc phun thuốc diệt muỗi.
Cảnh giác với dịch bệnh sốt xuất huyết vào mùa nóng 1
Phun thuốc diệt muỗi để giúp phòng ngừa virus gây bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ gây ra biến chứng cao. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, mỗi người cần tìm hiểu về căn bệnh này và áp dụng biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng những thông tin từ bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về triệu chứng, cách điều trị cũng như cảnh giác phòng ngừa sốt xuất huyết để bảo vệ sức khỏe gia đình nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *