Bị sốt xuất huyết ngày thứ 7 đã qua giai đoạn nguy hiểm chưa?

Bị sốt xuất huyết ngày thứ 7 đã qua giai đoạn nguy hiểm chưa? 1

Sốt xuất huyết ngày thứ 7 là thời điểm những ngày cuối cùng của giai đoạn nguy hiểm. Lúc này, kiểm soát tình trạng sức khỏe vẫn là điều cần thiết, để tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra. Trong bài viết dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp những thông tin chi tiết hơn về vấn đề này.

Giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết tính từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 hoặc nhiều hơn. Bệnh nhân bị sốt xuất huyết ngày thứ 7 là lúc gần qua giai đoạn nguy hiểm, nguy cơ biến chứng đã giảm đi đáng kể, nhưng không thể coi thường. Những tác động tiềm ẩn của sốt xuất huyết vẫn có thể xảy ra. Nếu không được phát hiện và điều trị, bệnh có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Sốt xuất huyết gồm mấy giai đoạn?

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi Aedes truyền virus Dengue sang người gây ra. Các triệu chứng sốt xuất huyết từ nhẹ đến nặng, đòi hỏi người bệnh phải cảnh giác và kiểm soát tình trạng sức khỏe đều đặn, tránh những biến chứng có thể xảy ra. Bệnh diễn biến qua 3 giai đoạn chính là:

Giai đoạn sốt

Giai đoạn sốt thường kéo dài trong 3 ngày đầu. Bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức khớp, có thể kèm theo viêm đường hô hấp trên. Đặc biệt triệu chứng chán ăn, cảm giác buồn nôn và nôn cũng là những dấu hiệu phổ biến. Trên da của bệnh nhân cũng xuất hiện xung huyết và các chấm xuất huyết dưới da. Khi xét nghiệm cận lâm sàng, tiểu cầu không giảm hoặc giảm nhẹ, bạch cầu thường giảm nhiều hơn tiểu cầu.

Bị sốt xuất huyết ngày thứ 7 đã qua giai đoạn nguy hiểm chưa? 1
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do muỗi Aedes truyền virus Dengue gây ra

Giai đoạn nguy hiểm

Thông thường sốt xuất huyết giai đoạn nguy hiểm bắt đầu từ ngày thứ 3 và kết thúc vào ngày thứ 7. Trong thời gian này, bệnh nhân có thể bị xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết tiêu hóa và nặng hơn là xuất huyết não hoặc trong ổ bụng gây nguy hiểm đến tính mạng. Bên cạnh đó, hiện tượng cô đặc máu khi không bù đủ dịch cơ thể có thể xảy ra, dẫn đến hạ huyết áp hoặc sốc. Xét nghiệm cho thấy hồng cầu tăng cao trong khi tiểu cầu giảm sâu.

Giai đoạn hồi phục

Giai đoạn hồi phục là giai đoạn khi bệnh nhân đã hết sốt và bắt đầu cảm thấy đỡ mệt, tổng thể khỏe lên. Triệu chứng thèm ăn và tiểu tiện cũng tăng trở lại. Xét nghiệm tiểu cầu của bệnh nhân bắt đầu tăng, đây là dấu hiệu tích cực trong quá trình phục hồi. Bệnh nhân sốt xuất huyết thường mất 10 ngày để khỏi hoàn toàn.

Bệnh nhân sốt xuất huyết ngày thứ 7 còn nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết ngày thứ 7 được xem là ngày tiếp nối giữa hai giai đoạn nguy hiểm và hồi phục. Lúc này, bệnh nhân đã cảm thấy khỏe hơn và các triệu chứng đang có xu hướng giảm dần, có thể còn sốt nhẹ hoặc hoàn toàn hết sốt. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bệnh có thể chuyển biến xấu với những biến chứng nghiêm trọng như:

  • Xuất huyết dưới da kèm theo ngứa.
  • Xuất huyết nặng: Chảy máu cam, chảy máu chân răng, rong kinh bất thường.
  • Xuất huyết tiêu hóa với các dấu hiệu như đi ngoài phân đen, đi ngoài ra máu, nôn ra máu tươi hoặc máu đông.
  • Xuất huyết ổ bụng hoặc xuất huyết não gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
  • Tràn dịch ổ bụng hoặc màng phổi.
  • Vấn đề về huyết áp (tăng hoặc giảm) do máu cô đặc và không đủ bù dịch.
  • Suy tạng, viêm cơ tim, viêm não và viêm gan nặng cũng là những biến chứng đáng lo ngại trong giai đoạn này.

Để phòng tránh biến chứng, người thân cần chăm sóc và theo dõi sát sao sức khỏe của bệnh nhân. Nếu có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào cần đưa người bệnh đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.

Bị sốt xuất huyết ngày thứ 7 đã qua giai đoạn nguy hiểm chưa? 2
Sốt xuất huyết ngày thứ 7 có thể gặp biến chứng nguy hiểm

Những lưu ý cho bệnh sốt xuất huyết ngày thứ 7

Để giảm nguy cơ và các biến chứng có thể xảy ra, cần chăm sóc tốt cho bệnh nhân như:

Kiểm soát tình trạng sốt

Nếu bệnh nhân chỉ còn sốt nhẹ (thấp hơn 38,5 độ C), bạn có thể chườm khăn ấm lên trán, nách và cho bệnh nhân mặc quần áo thoáng mát để giảm nhiệt độ cơ thể. Nếu sốt trên 38,5 độ C, hạ sốt bằng thuốc paracetamol. Chống chỉ định sử dụng aspirin và ibuprofen, vì tăng nguy cơ gây xuất huyết.

Đồng thời, đảm bảo bệnh nhân uống đủ nước và điện giải để tránh tình trạng mất nước. Bạn nên sử dụng bột Oresol 245 DHG để bù nước và chất điện giải bằng đường uống với các thành phần như Natri clorid, Natri citrat, Kali clorid, Glucose khan.

Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể là điều cần thiết đối với người bị sốt xuất huyết ngày thứ 7. Cụ thể như:

  • Nghỉ ngơi và đi lại nhẹ nhàng: Không nên vận động mạnh, để bệnh nhân nghỉ ngơi và di chuyển nhẹ nhàng, giữ cho cơ thể không mệt mỏi.
  • Chế độ ăn uống: Đối với bệnh nhân sốt xuất huyết, nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa và uống nước trái cây hoặc nước lọc để duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể. Tránh ăn thức ăn màu đỏ đậm để tránh nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa.
Bị sốt xuất huyết ngày thứ 7 đã qua giai đoạn nguy hiểm chưa? 3
Nghỉ ngơi hợp lý và hạ sốt là điều cần thiết khi bị sốt xuất huyết

Kiểm soát được tình trạng sức khỏe người bệnh

Theo dõi tình trạng người bệnh, nếu điều trị ngoại trú người thân nên theo dõi chặt chẽ tình trạng người bệnh. Lưu ý các dấu hiệu trở nặng như xuất huyết, đau bụng, buồn nôn, tụt huyết áp, mệt mỏi hoặc cảm giác tay chân lạnh. Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Cách phòng tránh là lưu ý khi bị sốt xuất huyết

Khi bị bệnh sốt xuất huyết, một số lưu ý quan trọng bạn cần nhớ và thực hiện:

  • Không tự ý dùng thuốc hạ sốt: Nếu bạn không biết nguyên nhân của sốt và không có sự chỉ định từ bác sĩ, cần tránh tự ý sử dụng thuốc hạ sốt như aspirin hay ibuprofen. Thay vào đó, hãy thử các phương pháp vật lý như chườm khăn ấm lên trán, nách và mặc quần áo rộng rãi để giúp hạ sốt.
  • Ăn uống hợp lý: Trong quá trình bị sốt xuất huyết, hạn chế ăn trứng gà, thức ăn có màu đen, nâu hay đỏ. Ngoài ra, tránh ăn đồ ngọt hoặc cay nóng, điều này có thể làm cơ thể mệt mỏi hoặc tăng huyết áp.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ: Đảm bảo nơi ở của bạn luôn sạch sẽ và không để nước đọng ở xô chậu, vì đây môi trường thuận lợi cho sự sinh sôi của muỗi và tăng nguy cơ lây bệnh. Tích cực hợp tác với ngành y tế trong việc phun hóa chất phòng, chống dịch để ngăn chặn sự lây lan của bệnh.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ y tế: Nếu bạn hay người thân có triệu chứng của sốt xuất huyết như sốt, vật vã, li bì, xuất huyết niêm mạc… hãy đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và điều trị kịp thời. 
Bị sốt xuất huyết ngày thứ 7 đã qua giai đoạn nguy hiểm chưa? 4
Phun thuốc diệt muỗi để phòng tránh nguy cơ bị sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết trải qua các giai đoạn khác nhau và sốt xuất huyết ngày thứ 7 được xem là ngày quan trọng đánh dấu kết thúc giai đoạn nguy hiểm. Mặc dù các triệu chứng đã thuyên giảm, nhưng việc chăm sóc và quan tâm đến người bệnh vẫn cần chú trọng để đảm bảo sự hồi phục hoàn toàn và tránh nguy cơ lây bệnh cho những người xung quanh. Trên đây là những thông tin mà Nhà thuốc Long Châu chia sẻ cho bạn. Chúc bạn đọc có một sức khỏe tốt và đừng quên theo dõi trang web của Nhà thuốc Long Châu để biết thêm những thông tin chi tiết về sức khỏe.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *