Bệnh viêm tuyến giáp hashimoto có nguy hiểm không? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Bệnh viêm tuyến giáp hashimoto có nguy hiểm không? Nguyên nhân và phương pháp điều trị 1

Tuyến giáp là một trong những cơ quan quan trọng của hệ nội tiết, đảm nhận vai trò sản sinh ra hai loại hormon chính là T3 và T4 có tác dụng điều hòa các hoạt động của một số cơ quan trong cơ thể. Khi bị viêm tuyến giáp hashimoto, người bệnh sẽ phải đối mặt với rất nhiều các hậu quả khôn lường. Vậy viêm tuyến giáp hashimoto là gì?

Viêm tuyến giáp hashimoto là gì và bệnh viêm tuyến giáp hashimoto có nguy hiểm không đang là chủ đề được rất nhiều đọc giả quan tâm. Trong bài viết , Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin cơ bản nhất xoay quanh căn bệnh viêm tuyến giáp hashimoto. Do vậy, đừng bỏ qua bài viết sức khỏe dưới đây bạn nhé.

Bệnh viêm tuyến giáp hashimoto là gì?

Viêm tuyến giáp hashimoto là một trong những bệnh tuyến giáp phổ biến gây ra bởi sự rối loạn của hệ miễn dịch, làm chống lại chính mô của cơ thể. Đối với bệnh viêm tuyến giáp hashimoto, tuyến giáp là mô chính, người mắc căn bệnh này có thể bị nhược giáp. Điều này khiến cho tuyến giáp không sản sinh được các hormon mà cơ thể cần.

Triệu chứng viêm tuyến giáp hashimoto thường không đặc hiệu, bệnh thường diễn biến âm thầm qua nhiều năm và lâu dần sẽ dẫn đến suy giáp. Chính vì đặc điểm này mà hầu hết người bệnh mắc viêm tuyến giáp mạn tính hashimoto đều phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tuyến giáp hashimoto chủ yếu là từ suy giáp mà ra, cụ thể:

  • Mệt mỏi, sợ lạnh và táo bón nặng;
  • Mặt phù tròn, da khô và tái nhợt, khàn giọng;
  • Đau và cứng cơ tại các vị trí như vai, đùi;
  • Rối loạn kinh nguyệt;
  • Tuyến giáp bị to hoặc bị teo nhỏ;
  • Suy giảm trí nhớ, hoạt động trở nên chậm chạp;
  • Mặc dù chán ăn nhưng người bệnh vẫn bị tăng cân không rõ nguyên nhân.

Hiện nay, căn cứ vào các ghi nhận dịch tễ học, có thể thấy bệnh viêm tuyến giáp hashimoto ngày càng trở nên phổ biến với tần suất mắc bệnh gia tăng. Bệnh thường xảy ra chủ yếu ở nữ giới với tỷ lệ mắc lên đến 90%. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, song độ tuổi thường gặp nhất là từ 30 – 60 tuổi và có yếu tố gia đình.

Các bác sĩ chuyên khoa chỉ ra rằng bệnh hashimoto có thể xảy ra cùng với một số bệnh tự miễn khác như đái tháo đường, teo tuyến thượng thận, nhược cơ, viêm khớp dạng thấp, suy buồng trứng.

Bệnh viêm tuyến giáp hashimoto có nguy hiểm không? Nguyên nhân và phương pháp điều trị 1
Rối loạn kinh nguyệt có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm tuyến giáp hashimoto

Nguyên nhân gây viêm tuyến giáp hashimoto

Như các bạn đã biết, tuyến giáp là nơi sản xuất ra hai loại hormon chính đó là T3 và T4 có tác dụng điều hòa hoạt động của một số cơ quan thuộc hệ thần kinh, tim mạch, hô hấp… Do đó, tuyến giáp là một tuyến nội tiết vô cùng quan trọng và hoạt động của tuyến nội tiết này hài hòa với cơ chế hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, do một số yếu tố tác động đến cơ thể khiến cho hệ thống miễn dịch sản sinh ra các kháng thể chống lại các thành phần của tuyến giáp từ đó gây nên bệnh lý viêm tuyến giáp mạn tính hashimoto.

Khi bị viêm tuyến giáp hashimoto, cơ thể sẽ tạo ra các kháng thể gây tổn hại đến tuyến giáp, khiến tuyến giáp bị viêm đồng thời thay đổi cấu trúc và chức năng của tuyến giáp từ đó giảm ức chế sự sản sinh các hormon trên và gây tình trạng suy giáp.

Ngoài nguyên nhân rối loạn tự miễn của cơ thể, do di truyền thì trong quá trình nghiên cứu về căn bệnh viêm tuyến giáp hashimoto, các nhà khoa học còn cho rằng các loại virus và vi khuẩn cũng có thể là nguyên nhân gây nên căn bệnh này.

Các kết quả nghiên cứu chỉ ra một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm tuyến giáp hashimoto bao gồm:

  • Nữ giới, đặc biệt là phụ nữ đã mang thai.
  • Bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc viêm tuyến giáp hashimoto nhưng tập trung chủ yếu vào độ tuổi trung niên.
  • Nếu trong gia đình có người mắc căn bệnh này hoặc các bệnh lý về tuyến giáp hay các bệnh tự miễn khác thì nguy cơ mắc phải viêm tuyến giáp hashimoto là rất cao.
  • Những đối tượng thường xuyên tiếp xúc với bức xạ.
Bệnh viêm tuyến giáp hashimoto có nguy hiểm không? Nguyên nhân và phương pháp điều trị 2
Di truyền là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm tuyến giáp hashimoto

Viêm tuyến giáp hashimoto có nguy hiểm không?

Viêm tuyến giáp mạn tính hashimoto là quá trình tổn thương tuyến giáp một cách từ từ và làm giảm khả năng sản xuất hormon của tuyến giáp. Theo các chuyên gia, trong giai đoạn đầu của viêm tuyến giáp hashimoto thường không gây nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện cũng như điều trị kịp thời thì có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Một số biến chứng hay gặp nhất của viêm tuyến giáp hashimoto phải kể đến như bướu cổ, tâm thần kinh, phù niêm, các bệnh lý về tim mạch. Ngoài ra, viêm tuyến giáp hashimoto còn có thể gây dị tật bẩm sinh ở những bà mẹ mắc căn bệnh này mà không được điều trị kịp thời. Một số trường hợp người bệnh lớn tuổi có thể bị hôn mê do suy giáp và đây là một trong những biến chứng rất nặng mà bệnh viêm tuyến giáp hashimoto gây ra.

Bệnh viêm tuyến giáp hashimoto có nguy hiểm không? Nguyên nhân và phương pháp điều trị 3
Suy giáp là một trong những biến chứng có thể gặp khi mắc viêm tuyến giáp hashimoto

Chẩn đoán và điều trị viêm tuyến giáp hashimoto

Việc phát hiện sớm cũng như điều trị kịp thời sẽ mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh, chính vì thế khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường nêu trên, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán cũng như điều trị bệnh nếu cần bạn nhé.

Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm tuyến giáp hashimoto, các bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm thêm một số xét nghiệm máu để đánh giá hàm lượng hormon tuyến giáp trong máu, cụ thể là T3 và T4. Nếu hai giá trị này nằm trong ngưỡng cho phép thì xét nghiệm TSH lúc này là rất cần thiết.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ chỉ định cho bạn kiểm tra một số kháng thể chống lại các thành phần của tuyến giáp như anti-TG, anti-TPO. Để chắc chắn tình trạng bệnh, bạn còn có thể sẽ được chỉ định thực hiện chọc hút tế bào tuyến giáp dưới siêu âm nhằm đánh giá các bất thường khác (nếu có).

Một câu hỏi đặt ra: Viêm tuyến giáp hashimoto điều trị như thế nào?

  • Trường hợp người bệnh đang trong giai đoạn bình giáp thì bệnh lý này tạm thời không gây nguy hiểm. Lúc này, người bệnh cũng hoàn toàn không cần điều trị bằng thuốc mà chỉ cần thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi diễn biến của bệnh.
  • Trong trường hợp bệnh đã chuyển sang giai đoạn suy giáp thì người bệnh sẽ được điều trị bằng hormon thay thế Levothyroxine. Tùy theo từng tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra liều dùng cho từng bệnh nhân. Sau một thời gian điều trị, tình trạng bệnh chắc chắn sẽ được cải thiện rõ rệt, tuyến giáp sẽ nhỏ dần, song người bệnh vẫn phải tiếp tục sử dụng thuốc.
  • Một lưu ý bạn cần lưu tâm đó là trước khi sử dụng các loại thuốc như sắt, thuốc kháng axit, thuốc kháng virus, canxi… cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị bạn nhé.

Cũng giống như các bệnh lý khác, trong quá trình điều trị, người bệnh cần kết hợp giữa việc tuân thủ y lệnh của bác sĩ cùng với chế độ dinh dưỡng và tập luyện. Một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học sẽ là bước đệm giúp người bệnh đạt được hiệu quả điều trị tối ưu.

Bệnh viêm tuyến giáp hashimoto có nguy hiểm không? Nguyên nhân và phương pháp điều trị 4
Levothyroxine là thuốc đặc trị cho viêm tuyến giáp mạn tính hashimoto

Trên đây là toàn bộ những thông tin xoay quanh căn bệnh viêm tuyến giáp hashimoto mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến đọc giải. Hy vọng những thông tin này sẽ ít nhiều giúp ích được bạn trong cuộc sống thường ngày. Hãy tiếp tục truy cập web của Long Châu mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều bài viết chăm sóc sức khỏe mới nhất bạn nhé.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *