Máy bay là phương tiện di chuyển phổ biến và tiện lợi nên rất được ưa chuộng cho các nhu cầu dịch chuyển xa. Thế nhưng đi máy bay lại giới hạn một số đối tượng bệnh nhân nhất định. Vậy với người có tiền sử bệnh tim có đi máy bay được không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời.
Trong danh sách các phương tiện vận chuyển, máy bay nổi bật nhất với những ưu thế vượt trội. Tuy nhiên đây có phải là lựa chọn phù hợp cho người mắc bệnh tim để di chuyển hay không?.
Di chuyển trên máy bay tác động ra sao đến hệ tuần hoàn?
Trước khi tìm hiểu bệnh tim có đi máy bay được không? Hãy xem xem quá trình di chuyển trên máy bay tác động như thế nào đối với hệ tuần hoàn. Trên các chuyến bay hiện đại ngày nay, khoang hành khách đã được trang bị hệ thống điều áp, giúp hành khách chịu đựng được điều kiện áp lực thấp và thiếu oxy ở độ cao khi bay. Tuy vậy, khi máy bay đạt độ cao trên 2.000m, một số tác động đến mạch máu có thể xuất hiện như: Giãn mạch não và mạch vành, tăng tốc độ mạch và lượng máu bơm ra từ tim có thể xuất hiện.
Cảm giác lo lắng trong quá trình cất cánh và hạ cánh có thể tạo ra tác động tâm lý không tốt đối với người mắc bệnh, đặc biệt là bệnh tim mạch.
Bệnh tim có đi máy bay được không?
Những tình huống sau đây liên quan đến vấn đề “bệnh tim có đi máy bay được không?”, vì sẽ dựa trên việc xem xét sau khi đã được bác sĩ đồng ý và kèm theo các điều kiện đặc biệt:
- Bệnh tim mất bù, đã được điều trị hiệu quả và tình trạng tim được bù đầy đủ, hoặc bệnh nhân được sắp xếp ngồi trong khoang máy bay có thể tạo ra áp suất oxy 100% trong suốt chuyến bay.
- Bệnh nhân đã trải qua cơn nhồi máu cơ tim cấp, những người đã phục hồi và ổn định, thì có thể cân nhắc việc đi máy bay nhưng cần tuân theo sự hướng dẫn từ chuyên gia y tế.
- Trường hợp đau thắt ngực nhẹ hoặc vừa, có thể xem xét lựa chọn đi máy bay. Tuy nhiên, tốt nhất là nên ở trong các khoang có điều hòa nhiệt độ và cung cấp oxy phù hợp trong suốt chuyến đi.
- Các bệnh van tim hoặc các trường hợp tim còn bù khác: Bệnh nhân chỉ nên bay ở độ cao từ 2.400 – 2.800m. Nếu muốn bay ở độ cao lớn hơn, máy bay cần được trang bị hệ thống tạo áp suất và cung cấp oxy từ độ cao 2.400m trở lên.
- Bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sâu: Có thể xem xét việc bay sau khi liệu pháp chống đông máu đã được ổn định và không có biến chứng phổi. Tuy nhiên, các chuyến bay dài có thể tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu và gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Trường hợp bệnh tim mạch không nên đi máy bay
Đối với câu hỏi bệnh tim có đi máy bay được không? Nếu bạn thuộc một trong các tình trạng dưới dây, việc di chuyển bằng máy bay không được khuyến khích trên các chuyến bay thương mại:
- Suy tim mất bù: Bệnh nhân suy tim giai đoạn nặng không nên lựa chọn đi máy bay.
- Vấn đề về van tim: Những bệnh nhân có vấn đề về van tim cần cân nhắc bay trong các chuyến bay thương mại. Nếu đủ điều kiện bay, khi bay ở độ cao từ 2.400 – 2.800m, người bệnh phải ngồi trong khoang máy bay với nhiệt độ kiểm soát và cung cấp oxy đầy đủ, đặc biệt đối với những bệnh nhân có vấn đề về van tim. Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi: Bệnh hở van tim có đi máy bay được không?.
- Nhồi máu cơ tim: Trong vòng 6 tuần đầu sau cơn nhồi máu cơ tim, bệnh nhân không nên lựa chọn đi máy bay.
- Đau thắt ngực: Người mắc bệnh đau thắt ngực hoặc đau thắt ngực không ổn định nên tránh việc đi máy bay.
- Bệnh nhân mắc các vấn đề sau đây không nên đi máy bay: Mới bị tắc mạch máu (dưới 4 tuần) hoặc có tiền sử dễ bị tắc mạch, mới bị tai biến mạch máu não (dưới 2 tuần), và bệnh nhân tăng huyết áp nặng.
Rủi ro sức khỏe ở người bệnh tim mạch khi đi máy bay
Các nhóm người có nguy cơ sức khỏe khi đi máy bay bao gồm những người mắc các bệnh như: Động mạch vành, rối loạn nhịp tim, suy tim, bệnh động mạch phổi, người vừa trải qua phẫu thuật tim và người sử dụng thiết bị cấy ghép tim (như van tim nhân tạo, máy tạo nhịp tim, stent động mạch vành…).
Nguyên nhân gây rủi ro sức khỏe cho những người bệnh tim khi đi máy bay liên quan đến hiệu ứng áp suất khi bay lên cao. Áp suất giảm khi bay lên cao làm giảm nồng độ oxy trong cơ thể, làm tăng trọng tình trạng bệnh tim mạch đã có từ trước. Hơn nữa, giảm áp suất khiến cơ thể mất nước, nếu không bù nước đầy đủ, có thể gây tăng huyết áp, gây nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Vì vậy, những người thuộc nhóm nguy cơ này cần cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lên máy bay để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Chú ý đối với bệnh nhân mắc bệnh tim khi đi máy bay
Sau khi cân nhắc trường hợp cụ thể bệnh tim có đi máy bay được không? Đồng thời đã được bác sĩ đồng ý, người bệnh theo các trường hợp cụ thể sau cần chú ý:
- Bệnh vữa xơ động mạch vành: Nếu có cơn đau thắt ngực ổn định (xuất hiện trong hoàn cảnh nhất định), có thể đi lại bằng máy bay. Trước khi hạ cánh 30 phút, nên uống viên lenitral 2,5 mg hoặc imdur 30mg để tránh co thắt mạch vành.
- Bệnh nhồi máu cơ tim: Nếu đã không còn đau ngực hoặc chỉ còn đau nhẹ sau ít nhất 3 tháng, có thể đi máy bay. Không nên đi máy bay khi trong giai đoạn nhồi máu cơ tim cấp hoặc nhồi máu cơ tim ổn định có biến chứng.
- Bệnh van tim hoặc tim bẩm sinh: Nếu không có dấu hiệu tím môi, đầu chi và bệnh được kiểm soát tốt, có thể đi máy bay. Cần cân nhắc bình oxy khi bị thiếu oxy rõ rệt.
- Bệnh suy tim: Nếu tình trạng suy tim thuyên giảm, có thể đi máy bay. Nếu suy tim nặng hoặc có biến chứng nguy hiểm, cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Bệnh block nhĩ thất: Không nên đi máy bay nếu bị block nhĩ thất cấp II hoặc cấp III, trừ khi đã được đặt máy tạo nhịp tim.
- Tăng huyết áp: Tăng huyết áp mức độ vừa không có chống chỉ định đi máy bay. Tuy nhiên khi tăng huyết áp nặng không nên di chuyển bằng máy bay.
- Suy tĩnh mạch chi dưới: Cần băng chân bằng chun đàn hồi hoặc dùng tất y tế khi ngồi trên máy bay để tránh hình thành huyết khối trong tĩnh mạch. Nên đi lại trong máy bay hoặc gác chân lên cao và uống đủ nước, đặc biệt là trên chặng bay dài.
Trên đây là thông tin giúp bạn giải đáp vấn đề: “Bệnh tim có đi máy bay được không?”. Nếu đã được bác sĩ đồng ý trong khi bay, khi cảm thấy sức khỏe không ổn định hoặc xuất hiện các triệu chứng như: Lo lắng, khó thở, thở nhanh, đau thắt ngực, nhịp tim nhanh,… Hãy liên hệ với tiếp viên hàng không để được hỗ trợ y tế kịp thời.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Tổng hợp