Bệnh tim bẩm sinh có chữa được không? Yếu tố nguy cơ dị tật tim bẩm sinh

Bệnh tim bẩm sinh có chữa được không 03

Các bất thường của thai nhi có thể quan sát thấy trên siêu âm thai, một xét nghiệm tiền sản thường quy nhằm kiểm tra sức khỏe của bé trong thai kỳ. Một số thai phụ sau khi nhận kết quả siêu âm có thắc mắc rằng là bệnh tim bẩm sinh có chữa được không, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bệnh tim bẩm sinh là một trong những dị tật phổ biến ở trẻ sơ sinh, làm suy giảm sức khỏe thể chất và trẻ thường phát triển rất chậm. Cùng tìm hiểu thông tin về câu hỏi bệnh tim bẩm sinh có chữa được không.

Bệnh tim bẩm sinh là gì?

Bệnh tim bẩm sinh hay dị tật tim bẩm sinh xảy ra ở những trẻ sinh ra có cấu trúc tim không bình thường. Sự bất thường cấu trúc này do các tác nhân có hại tấn công thai nhi trong ba tháng đầu thai kỳ ở người mẹ.

Chính sự bất thường cấu trúc này, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bơm máu cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể. Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh sẽ có các biểu hiện như nhẹ cân, khó thở, làn da nhợt nhạt và chậm phát triển.

Bệnh tim bẩm sinh có chữa được không?

Giải đáp thắc mắc của nhiều thai phụ lúc mang thai cho câu hỏi bệnh tim bẩm sinh có chữa được không? Bệnh hoàn toàn có thể được phát hiện và điều trị dứt điểm từ sớm. Tuy rằng một số bệnh nhân cần liên tục chăm sóc bệnh tim bẩm sinh trong suốt cuộc đời của họ, nhiều người vẫn sống được đến tuổi trưởng thành và có chất lượng cuộc sống cao.

Các phương pháp điều trị bệnh tim bẩm sinh bao gồm:

  • Thuốc: Thuốc giúp hỗ trợ tim hoạt động tốt hơn, tăng cường tuần hoàn máu và phòng ngừa các biến chứng xấu của bệnh tim. Thuốc cũng có thể được dùng để ngăn ngừa cục máu đông và kiểm soát nhịp tim.
  • Đặt ống thông: Một ống thông được luồng vào mạch máu sau đó dẫn nó đến tim. Các bác sĩ sẽ sửa chữa lại cấu trúc cơ tim hoặc mở rộng các mạch máu.
  • Liệu pháp oxy: Cung cấp lượng oxy nhiều hơn bình thường trong không khí.
  • Phẫu thuật tim hở: Trực tiếp sửa chữa các khuyết tật tim, thông dòng máu hoặc chuyển hướng dòng máu.
  • Ghép tim: Trong trường hợp bệnh nhân có một khuyết tật tim nghiêm trọng, ghép tim có thể cần thiết được chỉ định.
Bệnh tim bẩm sinh có chữa được không 02
Bệnh tim bẩm sinh có thể được điều trị ngay khi trẻ sinh ra

Yếu tố nguy cơ dị tật tim bẩm sinh

Hiện tại rất khó xác định được chính xác đâu nguyên nhân gây ra dị tật tim bẩm sinh, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một vài yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường thai kỳ chưa được kiểm soát.
  • Người mẹ hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc trong quá trình mang thai.
  • Sử dụng thức uống có cồn hoặc các chất kích thích.
  • Một số loại thuốc người mẹ dùng gây hại cho thai nhi.
  • Hội chứng Down, một rối loạn di truyền liên quan đến nhiễm sắc thể.
  • Người mẹ bị nhiễm virus trong quá trình mang thai, chẳng hạn như virus rubella.

Biến chứng của bệnh tim bẩm sinh

Vậy là bên trên đã giải đáp được thắc mắc bệnh tim bẩm sinh có chữa được không? Dị tật tim bẩm sinh thường có thể được điều trị dứt điểm trong thời thơ ấu bằng việc sử dụng thuốc hoặc bác sĩ sẽ chỉ định một vài phương pháp điều trị tích cực.

Dưới đây là một vài các biến chứng bệnh tim bẩm sinh cần theo dõi và phát hiện sớm trong quá trình bạn trưởng thành. Các biến chứng bao gồm:

  • Nhịp tim không đều: Chức năng phát nhịp của tim bị lỗi, dẫn đến điều hòa nhịp tim không ổn định, khiến tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Có thể gây đột quỵ hoặc đột tử do tim nếu không được theo dõi và điều trị
  • Viêm nội tâm mạc: Là tình trạng lớp đệm bên trong tim (nội tâm mạc) bị nhiễm trùng, do vi khuẩn xâm nhập từ máu đến tim. Nhiễm trùng tim kéo dài nếu không được điều trị có thể phá hủy van tim dẫn đến đột quỵ. Để phòng ngừa viêm nội tâm mạc cần vệ sinh răng miệng thường xuyên để tránh cho vi khuẩn xâm nhập vào máu.
  • Đột quỵ: Cục máu đông đi qua tim và đến não, làm giảm hoặc ngăn chặn dòng máu lên não gây ra cơn đột quỵ.
  • Tăng huyết áp động mạch phổi: Một số dạng khuyết tật tim làm tăng lượng máu đến động mạch phổi. Dẫn đến tăng áp lực máu đến phổi, gây ra tích tụ máu tại phổi.
  • Suy tim sung huyết: Là tình trạng tim co bóp không đủ lực để bơm máu đủ đến các cơ quan so với nhu cầu của cơ thể.
Bệnh tim bẩm sinh có chữa được không 03
Theo dõi các biến chứng trên tim để bảo vệ sức khỏe của bạn

Xét nghiệm phát hiện dị tật tim bẩm sinh

Để chẩn đoán tìm kiếm những dấu hiệu bệnh tim bẩm sinh ở người lớn, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe và lắng nghe tim của bạn bằng ống nghe. Ngoài ra, bạn có còn được hỏi các câu hỏi về triệu chứng hàng ngày và tiền sử gia đình.

Một số xét nghiệm có thể được chỉ định thêm:

  • Đo độ bão hòa oxy SpO2: Dùng để đo lượng oxy trong máu, máu quá thiếu oxy có thể là vấn đề do tim hoặc phổi.
  • Điện tâm đồ (ECG): Là xét nghiệm đo hoạt động điện tim, giúp chẩn đoán dị tật tim và tình trạng loạn nhịp tim.
  • Siêu âm tim: Siêu âm tim sử dụng các sóng âm thanh tạo hình ảnh chuyển động mô phỏng của trái tim. Xét nghiệm này cho phép bác sĩ nhìn thấy được van tim và cơ tim
  • Chụp X – quang phổi: Kết quả từ phim chụp giúp xác định kích thước của quả tim, hoặc phổi có chứa máu hoặc dịch hay không. Nếu có thì đây có thể là một dấu hiệu của suy tim.
  • Chụp cộng hưởng từ tim (MRI): Cung cấp hình ảnh chụp 3D của tim, từ đó làm cơ sở cho phép đo chính xác các khuyết tật trong buồng tim.
Bệnh tim bẩm sinh có chữa được không 04
Siêu âm có thể giúp phát hiện bệnh tim bẩm sinh trong giai đoạn mang thai

Bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi “bệnh tim bẩm sinh có chữa được không?”. Trong một số trường hợp có thể trẻ bị tim bẩm sinh mức độ nhẹ, không cần thiết phải điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp khuyết tật tim nặng, cần có sự chăm sóc y tế để đảm bảo sự phát triển của trẻ đến tuổi trưởng thành. Bất cứ ai bị khuyết tật tim nên gặp bác sĩ chuyên khoa tim mạch thường xuyên trong suốt cuộc đời của họ.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *