Bảng kiểm tra thị lực có mấy loại? Cách đọc bảng kiểm tra thị lực như thế nào?

Bang-kiem-tra-thi-luc-co-may-loai-cach-doc-bang-kiem-tra-thi-luc-ra-sao-1.jpg

Bạn có biết cách đọc bảng kiểm tra thị lực như thế nào không? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách đọc bảng kiểm tra thị lực đúng chuẩn nhất.

Trước khi tiến hành đo thị lực bằng máy, các chuyên gia về mắt sẽ cho chúng ta đọc bảng kiểm tra thị lực để xác định xem có tật khúc xạ hay bị suy giảm thị lực không. Đây là phương pháp được áp dụng hầu như ở các phòng khám, trung tâm y tế hoặc bệnh viện mắt. Vậy bảng kiểm tra thị lực là gì? Có mấy loại? Cách đọc bảng kiểm tra thị lực như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Bảng kiểm tra thị lực có mấy loại?

Hiện nay, dựa vào từng đối tượng, bảng kiểm tra thị lực được phân chia thành hai loại chính là bảng đo nhìn xa và bảng đo nhìn gần. Trong đó, bảng đo thị lực nhìn xa gồm bảng C, E, Snellen và hình. Còn bảng đo nhìn gần bao gồm bảng Parinaud và dạng thẻ. Cụ thể hơn:

Bảng đo thị lực chữ C

Ưu điểm của bảng đo chữ C là có thể áp dụng cho mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ nhỏ và người không biết chữ cần đo khúc xạ mắt. Bảng đo này sẽ bao gồm nhiều vòng tròn hở giống chữ C, phần hở sẽ xoay theo 4 hướng. Kích thước và khoảng cách nhỏ dần từ trên xuống với 11 dòng. Cách đo rất đơn giản. Người được kiểm tra chỉ đúng chiều xoay của chữ C. Khi kiểm tra thị lực, đứng cách bảng 5 mét. 

Bang-kiem-tra-thi-luc-co-may-loai-cach-doc-bang-kiem-tra-thi-luc-ra-sao-1.jpg
Bảng đo thị lực chữ C

Bảng chữ cái cận thị chữ E

Giống như bảng đo thị lực chữ C, bảng chữ E cũng phù hợp với tất cả đối tượng đang cần kiểm tra chỉ số mắt bình thường hay không. Các chữ E xoay theo nhiều hướng khác nhau, kích thước giảm dần từ trên xuống. Người đo cần chỉ đúng hướng xoay của chữ E hoặc dùng miếng nhựa hình chữ E xoay đối chiếu với bảng đo. Khoảng cách từ người đo đến bảng thị lực là 5 mét.

Bảng đo mắt cận thị Snellen

Bảng đo Snellen sẽ dành cho người đã biết đọc chữ. Bảng đo sẽ hiển thị các chữ cái in hoa L, F, D, O, I, E tổng cộng trên 11 dòng. Dòng đầu tiên chỉ có 1 chữ cái lớn nhất, sau đó kích thước nhỏ dần và số chữ tăng. Người được đo mắt sẽ cần đọc đúng tên chữ cái theo thứ tự từ trên xuống, và từ trái sang phải. Khoảng cách đứng cũng là 5 mét.

Bảng đo thị lực hình

Ưu điểm của loại bảng đo kiểm tra thị lực này là có thể dùng cho trẻ em và người không biết chữ. Trên bảng đó sẽ hiển thị hình ảnh của các con vật, đồ vật khác nhau, kích thước giảm dần từ trên xuống. Người được đo cần chỉ đúng tên của con vật hoặc đồ vật theo thứ tự từ trên xuống.

Bảng cận thị Parinaud

Bảng đo thị lực Parinaud được sử dụng cho người biết chữ. Trên bảng đo sẽ hiển thị các câu ngắn kèm số thị lực cụ thể. Người được đo mắt sẽ đọc lần lượt các ký hiệu trên bảng từ trên xuống. Khoảng cách đo sẽ từ 30 đến 35cm.

Bảng đo thị lực dạng thẻ

Bảng đo thị lực này sẽ bao gồm nhiều loại khác nhau như chữ C, E và Snellen với kích thước nhỏ và số thị lực cụ thể. Người kiểm tra thị lực sẽ cầm bảng đo ở khoảng cách 30 – 35cm và đọc lần lượt ký hiệu theo hướng dẫn.

Hướng dẫn cách đọc bảng kiểm tra thị lực

Dưới đây là hướng dẫn về cách sử dụng bảng đo mắt tại nhà, quy trình này được thực hiện qua 5 bước cơ bản:

  • Bước 1: Đứng thẳng lưng, luôn đảm bảo nhìn thẳng suốt quá trình kiểm tra thị lực.
  • Bước 2: Ánh sáng chiếu vào bảng đo cần có độ sáng trung bình khoảng 100 lux, và nó phải sáng hơn ít nhất 40% so với ánh sáng tổng thể của phòng bạn đang ở.
  • Bước 3: Thực hiện đo mắt từng bên một, bắt đầu với mắt phải trước và sau đó đến mắt trái.
  • Bước 4: Khi đang nhìn vào bảng đo, bạn hãy đọc ký hiệu theo hướng dẫn là từ trên xuống và từ trái sang phải. Tiếp tục đọc cho đến khi bạn không thể đọc chính xác nữa.
  • Bước 5: Sau khi hoàn thành đọc ký hiệu trên bảng đo, ghi lại kết quả đo của mắt. Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách đọc kết quả phiếu đo mắt.
Bảng kiểm tra thị lực có mấy loại? Cách đọc bảng kiểm tra thị lực ra sao 2
Luôn giữ tư thế thẳng lưng trong suốt quá trình đọc bảng đo kiểm tra thị lực

Quy trình này có thể áp dụng cho nhiều loại bảng đo khác nhau, tuy nhiên, khoảng cách đo sẽ có sự khác biệt. Vì vậy, để có kết quả chính xác, bạn nên có một người hướng dẫn trong việc chỉ kí hiệu, kiểm tra và ghi lại mức thị lực tại dòng chữ nhỏ nhất trên bảng đo.

Một vài lưu ý cần nhớ khi tự đo thị lực bằng bảng kiểm tra

Khi thực hiện đo thị lực bằng bảng đo cận tại nhà, có một số lưu ý quan trọng bạn nên tuân theo để đảm bảo kết quả chính xác và an toàn. Dưới đây là một số lưu ý khi bạn thực hiện quá trình đo thị lực:

  • Đảm bảo ánh sáng đủ để đọc: Trước khi bắt đầu, bạn cần chắc chắn rằng bảng đo thị lực đã đặt ở vị trí có ánh sáng đầy đủ. Ánh sáng yếu hoặc không đều có thể ảnh hưởng đến kết quả đo.
  • Dùng kính cận (Nếu có): Trong trường hợp bạn đã bị cận, bạn cần đeo kính của mình khi đo thị lực.
  • Khoảng cách đo đúng: Đặt bảng đo cận thị ở khoảng cách đúng so với mắt của bạn. Bạn có thể tham khảo trong sách hướng dẫn sử dụng của bảng đo. Khoảng cách sai lệch có thể dẫn đến kết quả không chính xác.
  • Không tự chẩn đoán: Kết quả đo thị lực chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn phát hiện có vấn đề về thị lực, thì nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa mắt để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác, đồng thời phòng ngừa các biến chứng của cận thị.
Bảng kiểm tra thị lực có mấy loại? Cách đọc bảng kiểm tra thị lực ra sao 3
Khi tiến hành đọc bảng kiểm tra thị lực, cần đảm bảo không gian đủ ánh sáng

Trên đây là những nội dung khái niệm và cách đọc bảng kiểm tra thị lực đúng chuẩn mà bạn có thể tham khảo. Thông qua bài viết này, hy vọng chúng tôi đã giúp bạn hiểu thêm về cận thị và những vấn đề liên quan đến tật khúc xạ mắt.

Xem thêm: 

  • Nên đi khám mắt khi nào? Và những điều cần lưu ý
  • Diop là gì? Ý nghĩa của diop trong cận thị?
  • Mắt 8/10 có cần đeo kính không? Khi nào cần đeo kính cận?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *