Tim bẩm sinh có tím là gì? Điều trị bệnh tim bẩm sinh có tím như thế nào?

Tim bẩm sinh có tím 02

Bệnh tim bẩm sinh hay dị tật tim bẩm sinh là tình trạng trẻ vừa sinh ra đã có những bất thường về cấu trúc cơ tim, làm suy giảm hoạt động sinh hoạt bình thường và sự phát triển của trẻ. Bệnh bao gồm hai loại là tim bẩm sinh có tím và tim bẩm sinh không tím. Cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh tim bẩm sinh có tím làm chậm quá trình trưởng thành của trẻ nhỏ. Vì vậy, việc phát hiện cùng chăm sóc điều trị sớm nhằm nâng cao sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Tim bẩm sinh có tím là gì?

Dị tật tim bẩm sinh là một trong những dị tật phổ biến ở thai nhi, trẻ sinh ra với trái tim không bình thường, dẫn đến suy giảm chức năng bơm máu của tim đến các cơ quan trong cơ thể.

Bác sĩ thường phân nhóm bệnh thành hai loại là tim bẩm sinh có tím và không tím. Trong cả hai loại thì tim đều không bơm máu hiệu quả như bình thường. Sự khác nhau ở chỗ nồng độ oxy trong máu bệnh nhân tim bẩm sinh có tím thấp, còn tim bẩm sinh không tím thì không.

Nồng độ oxy trong máu giảm có thể biểu hiện ra bên ngoài các triệu chứng như khó thở và da xanh xao, nhợt nhạt. Trẻ sơ sinh có đủ oxy trong máu không biểu hiện những triệu chứng này, tuy nhiên vẫn có thể tiến triển thành các biến chứng trong quá trình phát triển.

Triệu chứng bệnh tim bẩm sinh có tím

Dị tật tim bẩm sinh có thể được chẩn đoán sớm, trong quá trình mang thai của người mẹ. Các bác sĩ sẽ phát hiện được bệnh khi thai phụ đi siêu âm thai định kỳ, nếu nghe được nhịp tim của thai nhi có dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số các xét nghiệm nhằm xác định chính xác như siêu âm tim, chụp cắt lớp vi tính (MRI) hay chụp X – quang.

Trong vài trường hợp, triệu chứng của bệnh tim bẩm sinh có tím không xuất hiện cho đến khi trẻ vừa sinh ra. Các triệu chứng bao gồm:

  • Môi, da, ngón tay và ngón chân xanh xao.
  • Khó thở hoặc nhịp thở bất thường.
  • Trẻ nhẹ cân khi sinh ra.
  • Đau ngực.
  • Trẻ phát triển chậm.
Tim bẩm sinh có tím 02
Trẻ bị tim bẩm sinh có tím sinh ra nhẹ cân và tăng cân rất chậm

Vài trường hợp khác, triệu chứng bệnh tim bẩm sinh không biểu lộ ra cho đến độ tuổi thanh thiếu niên hay trưởng thành. Có thể bao gồm:

  • Nhịp tim nhanh chậm không đều.
  • Chóng mặt, dễ ngất xỉu.
  • Mệt mỏi khi hoạt động bình thường.
  • Khó thở hoặc có các bất thường về nhịp thở.

Nguyên nhân trẻ bị dị tật tim bẩm sinh

Tim thai được hình thành trong tuần thứ 6 – 7 của thai kỳ. Do vậy, bất cứ một yếu tố có hại nào can thiệp đến sự phát triển của tim thai trong khoảng thời gian này, có nguy cơ rất cao gây ra dị tật tim bẩm sinh. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh tim bẩm sinh có tím, một vài nguyên nhân được nghi ngờ bao gồm:

  • Di truyền bệnh tim bẩm sinh từ gia đình.
  • Sử dụng các loại thuốc kê đơn trong thai kỳ có hại cho tim của thai nhi.
  • Dùng các loại đồ uống có cồn và chất gây nghiện.
  • Người mẹ bị nhiễm virus trong 3 tháng đầu thai kỳ có nhiều khả năng sinh con bị khuyết tật tim.
  • Nồng độ đường trong máu tăng cao trong bệnh đái tháo đường, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.

Điều trị bệnh tim bẩm sinh

Trong một số trường hợp có thể trẻ bị tim bẩm sinh mức độ nhẹ, không cần thiết phải điều trị tích cực. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp nặng, nguy hiểm đến tính mạng cần có sự can thiệp của y học.

Phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh có tím nhằm nâng cao sức khỏe thai nhi, kịp thời tích cực chữa trị và tránh gặp các biến chứng nguy hiểm. Một số phương pháp điều trị hiện nay:

  • Thuốc: Có vai trò hỗ trợ tim hoạt động hiệu quả, kiểm soát nhịp tim và ngăn ngừa các tiến triển xấu của bệnh. Các thuốc thường được sử dụng như thuốc điều hòa nhịp tim, thuốc huyết áp hay thuốc lợi tiểu.
  • Thiết bị cấy ghép tim: Một số thiết bị được cấy ghép vào cơ thể giúp điều chỉnh nhịp tim bình thường trở lại và ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến khuyết tật tim.
  • Thủ thuật đặt ống thông: Một ống thông nhỏ được đặt vào tĩnh mạch ở chân và các bác sĩ sẽ dẫn nó đến tim, sau đó sửa chữa các khiếm khuyết.
  • Phẫu thuật mở tim: Trong trường hợp thủ thuật đặt ống thông không sửa chữa được các khuyết tật tim bẩm sinh. Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật mổ tim để sửa chữa van tim, đóng các lỗ ở tim hoặc mở rộng các mạch máu.
  • Ghép tim: Phẫu thuật này thay thế tim của trẻ sơ sinh bằng một trái tim khỏe mạnh khác từ người tình nguyện hiến. Sử dụng trong trường hợp dị tật tim bẩm sinh quá phức tạp để sửa chữa.
Tim bẩm sinh có tím 03
Thay thế tim được chỉ định khi khuyết tật tim rất phức tạp

Phòng ngừa dị tật tim bẩm sinh

Phụ nữ đang mang thai hoặc có ý định mang thai cần phải ghi nhớ và thực hiện những lưu ý dưới đây nhằm giảm thiểu nguy cơ trẻ sinh ra mắc bệnh tim bẩm sinh có tím:

  • Nếu bạn đang có kế hoạch mang thai, nói với bác sĩ về tất cả các thuốc và thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng.
  • Nếu bạn bị tiểu đường, cần phải kiểm soát lượng đường trong máu trước khi mang thai. Điều quan trọng là cần phải cùng với bác sĩ kiểm soát bệnh trong lúc mang thai.
  • Tiêm ngừa vắc xin rubella và bệnh sởi trước khi mang thai. Nếu bạn chưa được tiêm chủng, hỏi bác sĩ về các biện pháp phòng ngừa.
  • Nói với bác sĩ về các xét nghiệm sàng lọc di truyền nếu gia đình bạn từng có người bị dị tật tim bẩm sinh.
  • Không uống rượu bia và sử dụng những chất kích thích trong khi mang thai.
Tim bẩm sinh có tím 04
Thăm khám thai định kỳ để chăm sóc sức khỏe mẹ và bé tốt nhất

Các phương pháp chăm sóc và điều trị các khuyết tật đã được cải thiện hiệu quả đáng kể trong vài thập kỷ gần đây, vì vậy hầu như tất cả các trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh có tím đều sống được đến tuổi trưởng thành. Thăm khám định kỳ và tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ để chăm sóc sức khỏe trẻ bị dị tật bẩm sinh tốt nhất.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *