Hội chứng Down hay bệnh Down là tình trạng cơ thể bị rối loạn di truyền, liên quan đến sự bất thường số lượng nhiễm sắc thể. Sự bất thường này trực tiếp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ. Trong quá trình mang thai, nhiều mẹ bầu có thắc mắc là thai nhi bị Down có đạp nhiều không?
Dị tật thai nhi hội chứng Down là bệnh rối loạn di truyền nhiễm sắc thể phổ biến. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường giúp can thiệp kịp thời và hiệu quả. Vậy “thai nhi bị Down có đạp nhiều không?”, hãy cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé.
Hội chứng Down là gì?
Hội chứng Down hay bệnh Down là chứng rối loạn di truyền liên quan đến nhiễm sắc thể số 21. Ở người bình thường, cơ thể có 23 cặp nhiễm sắc thể (tức 46 nhiễm sắc thể), con số này là 47 ở những trẻ bị Down, do quá trình phân chia không đúng cách.
Chính sự bất thường trong số lượng nhiễm sắc thể này ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Trẻ bị Down thường sẽ có các vấn đề về nhận thức, suy giảm khả năng học tập, thể chất kém và phát triển rất chậm.
Thai nhi bị Down có đạp nhiều không?
Trong quá trình mang thai thì người mẹ lúc nào cũng quan tâm đến sức khỏe thai nhi, luôn luôn theo dõi sát sao các tín hiệu của con muốn gửi đến mẹ. Có rất nhiều thai phụ thắc mắc rằng, thai nhi bị Down có đạp nhiều không? Về vấn đề này thì hiện nay chưa có bất kỳ một nghiên cứu nào đưa ra đáp án thai nhi bị Down đạp nhiều hay đạp ít so với thai nhi bình thường.
Có những trường hợp người mẹ mang thai nhi bị Down đạp nhiều, cũng có ghi nhận những trường hợp thai nhi bị Down đạp ít hay đạp bình thường. Vì vậy, điều này chưa thể chắc chắn mà còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng thể chất của người mẹ.
Yếu tố nguy cơ trẻ bị hội chứng Down
Với những thông tin trên thì mẹ bầu đã biết được thai nhi bị Down có đạp nhiều không? Chưa có tài liệu y khoa nào trả lời chắc chắn cho câu hỏi này. Tuy vậy, có vài yếu tố nguy cơ chính thường gặp ở những trẻ bị hội chứng Down.
- Tuổi người mẹ cao: Tỷ lệ sinh con mắc hội chứng Down tăng theo tuổi tác của người phụ nữ, vì trứng già có khả năng sai sót trong quá trình phân chia nhiễm sắc thể cao hơn. Nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down tăng ở phụ nữ sau tuổi 35.
- Từng có con bị hội chứng Down: Bố mẹ có con từng mắc hội chứng Down có nguy cơ sinh con tiếp theo cũng mắc hội chứng Down. Do vậy, cần có sự tham vấn với bác sĩ chuyên khoa, để đánh giá sức khỏe sinh sản ở lần tiếp theo.
- Mang chuyển vị di truyền: Cả bố và mẹ đều có thể mang những chuyển vị di truyền cho hội chứng Down và truyền cho con cái của mình.
Dấu hiệu trẻ bị hội chứng Down
Triệu chứng thường gặp ở trẻ bị hội chứng Down
Trẻ sau khi sinh có thể nhận biết được hội chứng Down thông qua một số đặc điểm dị hình đặc trưng. Cùng với các đặc điểm này, các bác sĩ sẽ làm thêm các xét nghiệm máu để phân tích bộ nhiễm sắc thể của bé, xem có bất thường nào ở bộ nhiễm sắc thể số 21 hay không.
Một số đặc điểm thường gặp ở thai nhi bị hội chứng Down:
- Mặt phẳng, sóng mũi thấp.
- Khe mí mắt xếch ngược lên, rìa tròng đen có các nốt trắng (các chấm brushfield).
- Đầu nhỏ, chân và tay thường ngắn.
- Cổ ngắn, vai tròn, da bị dư ở gáy.
- Miệng thường hở, lưỡi dày và thò ra ngoài.
- Cơ của trẻ bị nhão, giảm trương lực cơ.
Thai nhị bị Down có đạp nhiều không liên quan đến sự biến đổi gen của bố mẹ, các thai nhi vẫn có thể bị Down mặc dù bố mẹ không bị Down. Vì những người bị Down gần như không có khả năng sinh sản.
Biến chứng của hội chứng Down
Trẻ bị hội chứng Down có các rối loạn về chức năng hoạt động của cơ quan bên trong cơ thể, dẫn đến một số biến chứng thường gặp bao gồm:
- Bệnh tim bẩm sinh.
- Thị lực kém, thủy tinh thể đục.
- Thính lực suy giảm hoặc mất thính lực.
- Suy giáp (giảm chức năng tuyến giáp).
- Bệnh bạch cầu.
- Sa sút trí tuệ (giảm khả năng học tập và ghi nhớ).
- Béo phì.
- Mọc răng muộn.
- Nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Do hàng rào miễn dịch kém nên trẻ bị hội chứng Down rất dễ bị tấn bởi các tác nhân gây bệnh. Cần có những biện pháp phòng ngừa trẻ khỏi các vấn đề như nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng hô hấp và nhiễm trùng da.
Phương pháp xác định trẻ bị Down trong bụng mẹ
Để có thể xác định được thai nhi có bị Down hay không tại thời điểm mới mang thai là rất khó. Các xét nghiệm chỉ phát hiện được khi thai nhi đang ở khoảng từ 11 tuần trở lên.
Phương pháp đầu tiên được các bác sĩ ưu tiên là đo độ mờ da gáy ở thai nhi, độ mờ da gáy càng dày thì nguy cơ thai nhi bị Down càng cao. Nếu phát hiện có bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm các xét nghiệm máu để chẩn đoán chính xác.
Thai nhi bị Down có đạp nhiều không? Trong thai kỳ của người mẹ, chúng có thể đạp ít, đạp nhiều hoặc đạp như những thai nhi thông thường. Để biết chính xác thai nhi có bị Down hay không, bác sĩ có thể làm xét nghiệm chọc dò nước ối, có độ chính xác cao nhất.
Điều trị và chăm sóc trẻ bị Down đúng cách
Các nhà nghiên cứu y khoa hàng đầu vẫn chưa tìm ra được cách để điều trị hội chứng Down. Tuy vậy, với mong muốn giúp đỡ những trẻ em bị Down có cuộc sống tốt hơn, càng ngày càng có nhiều cộng đồng, tổ chức tham gia hỗ trợ và cung cấp các lộ trình giáo dục dành riêng cho các trẻ em bị Down, nhằm mong muốn các em được phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
Mong rằng qua thông tin bài viết trên từ nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn làm rõ thắc mắc “thai nhi bị Down có đạp nhiều không?”. Trẻ em bị Down hoàn toàn có thể phát triển một cuộc sống bình thường cả về sức khỏe lẫn trí lực, thông qua việc nuôi dạy trẻ khoa học và phát triển các mối quan hệ xã hội.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Tổng hợp