Sau chuyển phôi là giai đoạn cần được nghỉ ngơi và theo dõi. Vậy nếu bắt buộc phải đi làm, cụ thể sau chuyển phôi bao lâu thì đi làm được? Đi làm có ảnh hưởng đến hiệu quả chuyển phôi hay không?
Chuyển phôi là một giai đoạn quyết định sự thành công của quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Vậy nên việc quan tâm về các vấn đề sau chuyển phôi là hết sức cần thiết. Nếu bạn cũng đang quan tâm về việc sau chuyển phôi bao lâu thì đi làm được, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm câu trả lời trong bài viết này nhé.
Sau chuyển phôi bao lâu thì đi làm được?
Có lẽ hầu hết các bạn đều được khuyên rằng sau chuyển phôi nên nghỉ ngơi, di chuyển nhẹ nhàng, ăn uống đầy đủ lành mạnh tại nhà. Tuy nhiên, vì nhiều lý do như kinh tế, trách nhiệm với công việc,… mà nhiều bạn không thể nghỉ ngơi quá lâu mà buộc phải đi làm. Vậy sau chuyển phôi bao lâu thì đi làm được?
Trên thực tế, nếu việc chuyển phôi diễn ra bình thường, bạn chỉ cần nằm nghỉ khoảng 1 tiếng là hoàn toàn có thể về nhà và sinh hoạt một cách bình thường. Vào ngày hôm sau, bạn hoàn toàn có thể đi làm bình thường nếu công việc không quá khó khăn và căng thẳng. Không có bất kỳ khuyến cáo nào đề cập về việc buộc phải nghỉ ở nhà hay phải nằm bất động trên giường sau chuyển phôi. Ngược lại, như vậy sẽ gây bất lợi cho quá trình làm tổ của phôi thai.
Tuy nhiên, vấn đề sau chuyển phôi bao lâu thì đi làm được còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn.
Nếu cơ thể bạn có sức khoẻ kém, xuất hiện các dấu hiệu bất thường hoặc đã sảy thai nhiều lần trước đó, bạn cần phải nghỉ ngơi và tịnh dưỡng đến hết 14 ngày để kiểm tra. Nếu phôi thai làm tổ thành công, sức khoẻ của bạn ổn định thì có thể đi làm. Nhưng vẫn phải có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
Khả quan hơn là với những bạn có sức khoẻ tốt, nếu bắt buộc phải đi làm thì 1 tuần sau chuyển phôi có thể đi làm được. Dù vậy, tốt nhất là bạn cũng nên đợi xét nghiệm beta hCG để theo dõi được tình trạng của phôi thai. Nếu phôi thai tiến triển tốt và bác sĩ cho phép, bạn có thể đi làm.
Vậy nên, để giải đáp cho câu hỏi “Sau chuyển phôi bao lâu thì đi làm được?”, bạn cần phải liên hệ để hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Bởi chỉ cần một chút sai sót trong quá trình làm việc cũng có thể dẫn đến thất bại của việc chuyển phôi thai. Lúc này bạn sẽ phải trải qua một lần chuyển phôi khác, điều này sẽ là một thách thức về thể chất và tinh thần.
Có nên đi làm sau chuyển phôi hay không?
Vậy có nên đi làm sau chuyển phôi hay không? Như đã chia sẻ ở trên, sau chuyển phôi là thời gian bạn nên nghỉ ngơi. Chỉ những trường hợp đặc biệt mới được đi làm và công việc đó phải không gây nguy hiểm đến sức khỏe của bạn.
Bạn tuyệt đối không được đi làm nếu công việc của bạn đòi hỏi phải mang vác vật nặng hoặc tốn nhiều sức lực. Công việc này có thể sẽ khiến bạn kiệt sức, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn cũng như quá trình làm tổ của phôi thai. Từ đó việc thụ thai thành công cũng rất khó có thể xảy ra.
Còn nếu công việc nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn, cũng không ảnh hưởng đến việc phôi thai làm tổ và đi làm cũng khiến bạn vận động, tinh thần minh mẫn và thoải mái hơn, nhờ đó giúp ích cho việc thụ thai sau chuyển phôi thì có thể đi làm.
Cuối cùng, bạn nên cân nhắc về tình trạng sức khỏe cũng như công việc của mình trước khi quyết định có nên đi làm hay không. Nếu cảm thấy quá khó khăn, bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ, họ là những người có chuyên môn và kinh nghiệm nên có thể tư vấn và đưa ra giải pháp tốt nhất cho bạn.
Những lưu ý khi đi làm sau chuyển phôi
Như vậy, sau chuyển phôi bao lâu thì đi làm được phải có sự kiểm tra và chấp thuận của bác sĩ. Nếu bắt buộc phải đi làm trong thời gian này, bạn cần chú ý một số vấn đề sau để không ảnh hưởng đến việc phôi thai làm tổ:
Thời gian làm việc
Về thời gian làm việc, bạn chỉ nên làm việc trong giờ hành chính và có chế độ nghỉ trưa để đảm bảo sức khỏe và tránh căng thẳng. Nếu công việc làm bạn áp lực, mệt mỏi, hãy gác lại để tư tưởng được thoải mái.
Tốt nhất là không làm việc theo ca, đặc biệt là ca đêm. Khi trực ca đêm sẽ khiến bạn ngủ không đúng giấc, không đủ giờ ngủ, làm ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của bạn, đồng thời việc thụ thai cũng bị tác động.
Phương tiện đi lại
Bạn nên di chuyển bằng ô tô. Bởi lẽ khi di chuyển bằng xe đạp, xe máy, bạn sẽ phải hứng chịu bụi bẩn của đường xá, dù trời nắng hay trời mưa cũng gây ảnh hưởng tới bạn. Ngoài ra, khi di chuyển, nên tránh những đoạn đường xóc để tránh tác động xấu đến phôi thai.
Chế độ dinh dưỡng
Sau khi chuyển phôi dù có đi làm lại hay không, bạn cũng cần bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng như: Thịt gia cầm, cá, trái cây, rau xanh, các loại hạt, đậu,…
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh ăn một số thực phẩm có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và mang thai như:
- Caffeine: Làm giảm khả năng thụ thai và gây sảy thai.
- Rượu, thuốc lá: Có thể gây sảy thai, dị tật bẩm sinh và các vấn đề sức khỏe khác cho thai nhi.
- Thực phẩm chế biến sẵn: Thường chứa nhiều đường, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì và các bệnh mãn tính khác.
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp cho thắc mắc “Sau chuyển phôi bao lâu thì đi làm được?”. Hy vọng bài viết giúp ích được cho bạn trong hành trình làm mẹ đầy thử thách này.
Xem thêm: Bị đau lưng sau chuyển phôi có sao không?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Tổng hợp