Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ trải qua rất nhiều thay đổi. Bên cạnh một số dấu hiệu rõ ràng như bụng đang phát triển, có một số những chuyển biến khác thường ít được chú ý. Một trong số đó là nhịp tim của người mẹ, nhiều thai phụ thắc mắc rằng rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Rối loạn nhịp tim có thể bình thường hoặc không gây ra hậu quả nghiêm trọng trong thai kỳ. Nhưng luôn có khả năng tình trạng này là một nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe.
Rối loạn nhịp tim trong lúc mang thai
Cơ thể người mẹ thay đổi rất nhiều để thích nghi với việc nuôi dưỡng bào thai. Một trong số đó là lượng máu trong cơ thể tăng lên.
Lượng máu cộng thêm này làm cho nhịp tim tăng lên khoảng 25% so với bình thường, nhằm đảm bảo nhu cầu tuần hoàn của mẹ và bé. Tim đập nhanh hơn có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, cảm giác như tim của bạn đang rung hoặc đập cực nhanh.
Ảnh hưởng của thai kỳ đối với tim
Khi người phụ nữ có thai, ngoài việc phải nuôi dưỡng chính mình, cơ thể còn phải cung cấp đầy đủ oxy và chất dinh dưỡng để nuôi bào thai. Do đó, mang thai tạo áp lực lên trái tim nói riêng và hệ tuần hoàn nói chung.
Trong thai kỳ, thể tích máu người mẹ cần tăng từ 30 – 50% để nuôi dưỡng thai nhi, lượng máu bơm đi mỗi phút cũng tăng lên. Kết quả của quá trình này làm nhịp tim của người mẹ tăng lên, bắt đầu từ tuần thứ 10 và có thể tăng thêm 10 nhịp mỗi phút vào cuối thai kỳ.
Rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Phụ nữ mắc bệnh tim mạch lo sợ không dám mang thai vì không biết rằng liệu rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi không, vì quá trình mang thai tác động rất lớn lên hệ tim mạch. Tuy nhiên, trên thực tế phụ nữ có bệnh lý tim mạch vẫn có thể sinh ra em bé khỏe mạnh nếu liên tục chủ động theo dõi, phòng ngừa, phát hiện và xử trí kịp thời những rủi ro khi mang thai.
Những nguy cơ tiềm ẩn rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi và người mẹ:
- Đột quỵ: Tử cung trở nên to hơn trong thai kỳ, điều này chèn ép cơ hoành và làm cho tim nằm ngang. Khi em bé được sinh ra, tử cung co lại và tim cũng trở về vị trí bình thường. Chính sự thay đổi đột ngột này làm rối loạn hoạt động của tim gây loạn nhịp tim hoặc thậm chí là đột quỵ,…
- Tăng nguy cơ sinh non: Càng về giai đoạn cuối của thai kỳ, việc giữ thai trong tử cung càng làm suy giảm sức khỏe của người mẹ. Điều này dẫn đến hiện tượng sinh non hoặc phải chủ động sinh trẻ ra sớm để đảm bảo sức khỏe người mẹ.
- Thai nhi kém phát triển: Khi tim của người mẹ bị tổn thương, dẫn đến chức năng suy giảm, gây ảnh hưởng đến khả năng đưa máu và chất dinh dưỡng đến với thai nhi, làm thai trở nên kém phát triển hơn bình thường.
Nguyên nhân rối loạn nhịp tim lúc mang thai
Mẹ bầu bị rối loạn nhịp tim có thể do các nguyên nhân:
- Thay đổi sinh lý trong cơ thể: Khi mang thai, tử cung trở nên to hơn để thai nhi trưởng thành, điều này yêu cầu cơ thể cần tăng cung cấp máu và dưỡng chất đến để nuôi dưỡng thai nhi, làm tim đập nhanh hơn.
- Do ảnh hưởng tâm lý người mẹ: Mang thai và sinh nở là một hành trình đầy khó khăn và thử thách đối với người mẹ, thay đổi môi trường bên trong cơ thể có thể khiến phụ nữ mang thai dễ xúc động, tủi thân và lo lắng nhiều hơn, điều này có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim.
- Bệnh mắc kèm của người mẹ: Nhóm bệnh huyết học như thiếu máu có thể làm rối loạn nhịp tim khi mang thai. Khi thiếu máu, cơ thể người mẹ biểu hiện ra các triệu chứng như hay mệt mỏi, khó thở, nhức đầu,… Để điều trị thiếu máu, mẹ bầu có thể bổ sung sắt bằng thực phẩm đồng thời tham khảo kiến của bác sĩ để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe mẹ và bé tốt nhất. Ngoài ra một số bệnh khác như rối loạn tuyến giáp, tiền sản giật hay tăng áp lực phổi có thể gây ra rối loạn nhịp tim khi mang thai.
- Tiền sử mắc bệnh tim mạch: Tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, suy tim, rối loạn mỡ máu,… có thể gây ra rối loạn nhịp tim ở thai phụ.
- Lối sống không lành mạnh: Sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích, hút thuốc lá,… trong thời kỳ mang thai có thể là nguyên nhân gây tim đập nhanh ở bà bầu.
Khi nào nên gặp bác sĩ?
Trong suốt thai kỳ, bạn sẽ phải có những cuộc hẹn khám thai định kỳ theo kế hoạch. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị tim đập nhanh, kéo dài và dữ dội, hãy liên lạc ngay với bác sĩ của bạn.
Dưới đây là một vài triệu chứng báo hiệu rằng bạn cần sự chăm sóc y tế ngay lập tức, bao gồm rối loạn nhịp tim đi cùng với:
- Khó thở, đau ngực.
- Ho ra máu.
- Mạch không đều, tim đập nhanh.
- Hụt hơi, có hoặc không có gắng sức.
Qua thông tin ở trên thì bạn đã biết được rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Nhịp tim tăng lên trong thai kỳ là điều hoàn toàn bình thường và có thể không để lại hậu quả gì nếu được theo dõi và xử trí kịp thời, đặc biệt là báo với bác sĩ bất cứ triệu chứng nào bạn thấy không ổn.
Điều trị rối loạn nhịp tim trong thai kỳ như thế nào?
Nếu rối loạn nhịp tim khi mang thai không dẫn đến các triệu chứng và biến chứng nguy hiểm, các bác sĩ có thể không chỉ định một phương pháp điều trị nào. Thông thường, tim đập nhanh sẽ biến mất sau khi em bé được sinh ra và cơ thể người mẹ trở về trạng thái trước lúc mang thai.
Một vài thuốc có thể được chỉ định để điều trị rối loạn nhịp tim. Bác sĩ sẽ xem xét đánh giá lại các rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé khi dùng thuốc. Tuy vậy, dùng thuốc điều trị cho người mẹ thường được tránh trong ba tháng đầu thai kỳ, vì đây là thời điểm các cơ quan trong cơ thể bé đang hình thành và phát triển.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc “mẹ bầu bị rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?”. Rối loạn nhịp tim có thể hoàn toàn là bình thường ở phụ nữ mang thai, và không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của thai nhi. Việc thăm khám thai định kỳ là rất quan trọng nhằm đảm bảo bạn có một thai kỳ tốt nhất. Liên hệ ngay với bác sĩ nếu mẹ bầu cảm thấy có dấu hiệu nào đó không ổn trên nhịp tim và cơ thể.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Tổng hợp