Suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ biểu hiện qua các triệu chứng như trẻ nhẹ cân, thấp còi, thờ ơ và chậm phát triển trí tuệ. Nếu tình trạng thiếu hụt dưỡng chất này kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng trong tương lai. Cùng nhận biết và điều trị suy dinh dưỡng cấp tính qua bài viết dưới đây.
Suy dinh dưỡng cấp tính liên quan đến tình trạng cơ thể nạp vào không đủ nhu cầu dinh dưỡng theo thời gian. Tình trạng này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe đáng lo ngại như chậm lớn, bệnh về mắt, bệnh tiểu đường hay bệnh tim.
Suy dinh dưỡng cấp tính là gì?
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), suy dinh dưỡng cấp tính là tình trạng chiều cao hay cân nặng của trẻ chỉ đạt dưới 90% cân nặng so với chuẩn một trẻ em phát triển bình thường. Suy dinh dưỡng cấp tính phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài qua ngày trong các bữa ăn của bé.
Suy dinh dưỡng đến từ sự mất cân bằng cung cầu, khi trẻ đến tuổi phát triển và cần nhiều dinh dưỡng, nhưng lại không được đáp ứng đủ cả về số lượng lẫn chất lượng. Điều này có thể dẫn đến chậm phát triển thể chất, trí nhớ và khả năng học tập giảm, cũng như hệ miễn dịch của trẻ kém.
Ba giai đoạn phát triển chính của trẻ
Trong cuộc đời trẻ sẽ có nhiều giai đoạn phát triển, nhưng sẽ có 3 giai đoạn quan trọng để trẻ phát triển nhanh về cân nặng và chiều cao. Nếu không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong 3 giai đoạn này, trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng cấp tính.
- Giai đoạn trong bào thai: Mẹ bầu trong quá trình mang thai không ăn uống đầy đủ các chất, đặc biệt là các vi chất thiết yếu, dẫn đến bào thai bị suy dinh dưỡng và có nguy cơ sinh non.
- Giai đoạn trẻ dưới 2 tuổi: Chiều cao của trẻ lúc này sẽ bằng khoảng 1 phần 2 chiều cao lúc trưởng thành. Do vậy, vì xây dựng một chế độ ăn uống giàu dưỡng chất cần thiết, giúp hỗ trợ trẻ cao lớn.
- Giai đoạn tuổi dậy thì: giai đoạn này bé gái ứng với lúc 8 – 13 tuổi, và ở bé trai là 13 – 17 tuổi. Đây là giai đoạn chuyển mình, tầm vóc cũng như trí tuệ của bé sẽ phát triển vượt bậc. Một chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt khoa học sẽ giúp cơ thể phát triển tối ưu ở giai đoạn này.
Trẻ bị suy dinh dưỡng phát triển rất chậm về thể chất, giảm khả năng tư duy, tập trung, học tập và ghi nhớ, đặc biệt là hệ miễn dịch của trẻ rất kém. Suy dinh dưỡng có nhiều mức độ khác nhau, đặc biệt là suy dinh dưỡng cấp độ 3, là tình trạng nặng nhất.
Dấu hiệu suy dinh dưỡng cấp tính
Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp ở trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính:
- Mất chất béo, mô mỡ, đặc biệt là ở vùng bụng.
- Thở khó khăn và có nguy cơ cao mắc các bệnh về đường hô hấp.
- Thường xuyên mệt mỏi, thờ ơ.
- Thường xuyên bị bệnh do sức đề kháng kém.
- Bị thương lâu lành.
- Thường gặp các vấn đề rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
Những người bị suy dinh dưỡng mắc phải một, hoặc một số các triệu chứng này. Một số loại suy dinh dưỡng có các dấu hiệu rất đặc trưng.
Suy dinh dưỡng thể phù hay Kwashiorkor, là tình trạng cơ thể thiếu hụt protein, từ đó dẫn đến bị ứ nước và gây phình bụng. Bên cạnh đó, còn có suy dinh dưỡng thể teo đét hay Marasmus, là kết quả của quá trình thiếu hụt calo nghiêm trọng, dẫn đến mất chất béo và cơ bắp.
Bữa ăn hằng ngày không cung cấp đủ sự đa dạng dưỡng chất có thể dẫn đến thiếu hụt các nguyên tố vi lượng. Một số thiếu hụt vi chất phổ biến nhất bao gồm:
- Thiếu Vitamin A: Ảnh hưởng đến hoạt động của mắt, mắt sẽ bị khô, quáng gà và dễ bị nhiễm trùng.
- Thiếu kẽm: Cơ thể thiếu kẽm sẽ gây ra chán ăn, tăng trưởng còi cọc, lâu lành các vết thương và tóc dễ gãy rụng.
- Thiếu sắt: Ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tạo máu, chức năng não bị suy giảm và dễ mắc các bệnh đau dạ dày.
- Thiếu i-ốt: Liên quan mật thiết để sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Thiếu hụt i-ốt có nguy cơ dẫn đến các bệnh về tuyến giáp như bướu cổ.
Thiếu các nguyên tố vi lượng không chỉ dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, mà còn gia tăng nguy cơ tử vong.
Phòng ngừa suy dinh dưỡng như thế nào?
Một số hướng dẫn dưới đây được trích từ các nghiên cứu về dinh dưỡng y học nhằm phòng ngừa suy dinh dưỡng cấp tính:
- Một số cách hiệu quả để ngăn ngừa bao gồm cung cấp đầy đủ kẽm, i-ốt và thực phẩm bổ sung. Ngoài ra, cũng cần giáo dục, tư vấn dinh dưỡng đến các đối tượng có nguy cơ cao suy dinh dưỡng.
- Khuyến khích lựa chọn các thực phẩm lành mạnh và tăng cường tham gia hoạt động thể dục thể thao.
- Bạn cũng có thể ngăn ngừa suy dinh dưỡng bằng cách bổ sung vào thực đơn hằng ngày đa dạng các nguồn dưỡng chất, bao gồm tinh bột, protein, chất béo, các vitamin và vi chất thiết yếu.
- Nếu bạn nghi ngờ bạn hoặc người thân bị suy dinh dưỡng, hãy đến gặp và nhận tư vấn từ bác sĩ càng sớm càng tốt.
- Cùng các chuyên gia dinh dưỡng trao đổi về thực đơn hằng ngày và xây dựng một lộ trình ăn uống mang tính cá nhân hóa.
Điều trị suy dinh dưỡng cấp tính
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho hợp lý và tăng cường vận động chính là rất quan trọng để trẻ có thể phát triển đồng đều như các bạn đồng trang lứa.
- Bổ sung năng lượng theo nhu cầu ở từng độ tuổi của bé, đảm bảo ăn đủ 3 bữa chính mỗi ngày. Cũng như thêm các bữa ăn phụ như sữa tươi, phô mai, trái cây nhằm cung cấp thêm calo cho trẻ.
- Thường xuyên nấu các món ngon cho bé suy dinh dưỡng cấp tính từ các nguồn thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa, hải sản.
- Bổ sung các thực phẩm giàu kẽm: Thịt bò, hàu, cua, sò, thịt cóc,… là những thực phẩm rất giàu nguyên tố kẽm. Cần bổ sung kẽm giúp cơ thể tăng cường chuyển hóa, năng cao hệ miễn dịch chống lại bệnh tật.
- Ăn nhiều trái cây tươi: Các chất xơ cũng như các nguyên tố vi lượng từ rau xanh là nguồn bổ sung tuyệt vời cho sự phát triển thể chất của trẻ. Rau xanh còn giúp phòng ngừa táo bón và tăng cường hệ vi khuẩn có lợi đường ruột.
- Nếu trẻ em bị còi xương, hay mắc các bệnh về đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, cần phải được điều trị dứt điểm theo phác đồ của bác sĩ.
- Tăng cường vận động: Thể dục thể thao giúp cơ thể trẻ tăng cường trao đổi chất, từ đó tăng cảm giác thèm ăn và tổng hợp mô cơ của cơ thể. Nên khuyến khích trẻ tham gia các môn thể thao như đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội hay chơi cầu lông.
Suy dinh dưỡng cấp tính là tình trạng cân nặng và chiều cao của trẻ thấp còi hơn so với bạn đồng trang lứa. Tình trạng này ở trẻ cần được theo dõi và điều chỉnh chế độ ăn uống đầy đủ và hợp lý, nhằm giúp nâng cao hệ miễn dịch, phát triển toàn diện về sức khỏe thể chất khả năng trí tuệ. Ngoài ra, tăng cường vận động cũng giúp trẻ tăng cảm giác thèm ăn và hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Cần thiết bạn có thể đến với gặp các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng để nhận được lộ trình thực đơn ăn uống khoa học nhất.
Xem thêm:
- Bé bị suy dinh dưỡng nên uống sữa gì để phát triển tốt nhất?
- Suy dinh dưỡng có mấy cấp độ? Phân loại suy dinh dưỡng theo WHO
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Tổng hợp