Nên tiêm uốn ván bà bầu vào tháng thứ mấy?

Nen Tiem Uon Van Ba Bau Vao Thang Thu May Wrguh 1551022682

Nên tiêm uốn ván bà bầu vào tháng thứ mấy?

1. Vắc xin phòng bệnh uốn ván là gì?

Uốn ván là bệnh do vi khuẩn có tên là Clostridium tetani tiết một loại độc tố thần kinh mạnh gây ra. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong rất cao, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

Uốn ván ở bà bầu và trẻ sơ sinh chủ yếu được gây ra do nhiễm vi trùng uốn ván trong quá trình đẻ, vi trùng đi vào theo đường sinh dục, gây uốn ván tử cung người mẹ. Còn với con, vi trùng đi vào qua nơi cắt và buộc ở dây rốn nên gọi là uốn ván rốn sơ sinh. Bởi vậy, việc tiêm uốn ván bà bầu rất quan trọng để giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm trong lúc này.

Nên tiêm uốn ván bà bầu vào tháng thứ mấy? 1Vắc xin tiêm phòng uốn ván cần được phổ cập rộng rãi để bảo vệ mẹ và bé

Hiện nay, với hầu hết phụ nữ mang thai thì phần lớn chưa từng được tiêm uốn ván bà bầu, từ đó cơ thể người mẹ cũng không có sự miễn dịch với bệnh. Ngoài ra, điều kiện vô trùng trong đỡ đẻ tại các cơ sở y tế hiện nay vẫn tồn tại nhiều yếu kém, có nhiều khi dụng cụ đỡ đẻ không được luộc sôi đủ trong 20 phút, mầm bệnh uốn ván vẫn còn chính là những nguyên nhân dẫn tới bệnh uốn ván.

Vì thế, những người phụ nữ khi đang ở độ tuổi sinh đẻ, hoặc đang mang thai mà chưa từng được tạo miễn dịch uốn ván thì cần phải được tiêm chủng để bảo vệ chính mình và con em mình nữa nhé.

2. Vì sao khi bà bầu lại cần tiêm phòng uốn ván?

Uốn ván là bệnh do trực khuẩn Clostridium Tetani xâm nhập vào cơ thể và sản sinh ra độc tố lên hệ thần kinh, làm cơ thể  người bệnh suy yếu và xuất hiện các chứng như: động kinh, co giật hoặc bị cứng cơ. Loại trực khuẩn này thường phát triển tốt ở các mô bị tổn thương, nhiễm khuẩn từ các vết thương hở và chúng có cơ chế sinh đôi.

Ở mẹ bầu thì chúng sản sinh từ sau khi mẹ bầu sinh, từ dây rốn không được vệ sinh sạch. Bình thường chúng thường ủ bệnh từ 10 ngày trong cơ thể. Chính vì thế, các chuyên gia khuyến cáo việc tiêm uốn ván bà bầu cần phổ biến rộng và bức thiết ngay.

Ở nước ta,  tiêm uốn ván bà bầu còn khiến nhiều chị em phụ nữ lo ngại việc có thể là vaccine giả hay còn các vi khuẩn trong các loại vaccine sẽ ảnh hưởng tới thai nhi, bởi vậy nên đã không tiêm phòng uốn ván trong giai đoạn mang thai.

Theo như nghiên cứu của sở Y tế thì tất cả vaccine uốn ván đã được kiểm tra hoàn toàn không còn vi khuẩn. Mẹ bầu nên đến những bệnh viện lớn, uy tín để tiêm phòng sẽ tốt hơn. Trong các trường hợp mẹ bầu không tiêm vaccine đã có những trẻ vừa mới sinh ra đã nằm trong tình trạng nguy hiểm do trực khuẩn này gây ra, khiến trẻ mắc uốn ván sơ sinh gây nguy hiểm.

3. Hậu quả của bệnh uốn ván đối với mẹ bầu và thai nhi

Khi hệ thần kinh của chúng ta bị tấn công, các cơ của người nhiễm bệnh sẽ đơ cứng. Cùng với đó, trên các phần cơ bị cứng này có thể sẽ kích thích hoặc không có kích thích và xuất hiện những co giật. Tùy theo mức độ mà người bệnh có thể sẽ tử vong do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và dẫn tới tim ngừng đập.

Như vậy, với trẻ sơ sinh có thể trạng còn non yếu thì bệnh uốn ván rất dễ khiến bé tử vong. Chính vì thế, vì bất cứ lý do nào thì tiêm uốn ván bà bầu cũng nên được chú trọng đầy đủ.

Nên tiêm uốn ván bà bầu vào tháng thứ mấy? 2Trẻ sơ sinh hệ đề kháng còn non yếu nên dễ bị tử vong nếu  mắc phải bệnh uốn ván

Hiện nay một số nước châu Á, châu Phi và một vài quốc gia ở khu vực Nam Mỹ, tình trạng uốn ván sơ sinh đã trở thành một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do điều kiện trang thiết bị y tế và công tác chăm sóc trẻ sơ sinh kém.

Theo như thống kê, vài năm gần đây ở nước ta tình trạng uốn ván ở trẻ sơ sinh là rất hiếm nhưng không phải vậy mà bà bầu có thể chủ quan được.

4. Nên tiêm uốn ván bà bầu vào tháng thứ mấy?

Thông thường thì việc tiêm tiêm uốn ván bà bầu thì thời điểm nào cũng có thể tiêm. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khuyến cáo nên tiêm đúng chu kì thai. Bà bầu tiêm phòng uốn ván vào tháng thứ mấy?

  • Bà bầu hoàn toàn chưa từng được tiêm phòng uốn ván thì hẹn tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và trước sinh ít nhất 15 ngày. 
  • Với bà bầu mang thai lần đầu: Mũi 1 tiêm lúc thai đủ 24 tuần. Mũi 2 tiêm sau mũi 1 khoảng cách 1 tháng.
  • Với bà bầu mang thai lần 2: Trường hợp khoảng cách thai giữa 2 lần mang thai là dưới 5 năm và đã tiêm đủ 2 liều uốn ván ở lần mang thai trước thì tiêm 1 liều uốn ván khi mang thai đủ 24 tuần.
  • Trường hợp khoảng cách giữa 2 lần mang thai trên 5 năm hoặc trước đó mới tiêm 1 liều tiêm uốn ván bà bầu ở lần mang thai trước thì nên tiêm 2 liều như người mang thai lần đầu.
Nên tiêm uốn ván bà bầu vào tháng thứ mấy? 3Mẹ bầu nên tìm hiểu kĩ lịch tiêm chủng uốn ván của mình để bảo vệ mình và bé

Sau khi tiêm uốn ván bà bầu có thể bị đau tay. Đây là tác dụng phụ thông thường có thể gặp phải sau tiêm vắc xin và thường gặp ở liều tiêm thứ 2. Bà bầu không nên lo lắng có thể chườm lạnh để giảm đau.

Bài viết nêu ra một số thông tin về tiêm uốn ván bà bầu, sự cần thiết trong việc đi tiêm vắc xin phòng bệnh cho mẹ và bé.  Bởi vậy, chị em đã hoặc đang có ý định mang thai tham khảo để bảo vệ sức khỏe cho mình cũng như bé yêu nhé.

Thanh Hoa

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *