Lưu ý dinh dưỡng giai đoạn cuối thai kì cho mẹ bầu
1. Tầm quan trọng của dinh dưỡng với bé và mẹ giai đoạn cuối thai kì
Cân nặng khi sinh của trẻ
Chế độ dinh dưỡng giai đoạn cuối thai kì là yếu tố quan trọng ảnh hưởng cân nặng của trẻ, nhất là giai đoạn cuối đến khi đẻ. Rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định, nếu mẹ bầu được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối trong thời gian mang thai, sẽ bảo đảm cho thai nhi tăng cân tốt. Ngược lại, nếu mẹ bầu mang thai thiếu ăn sẽ làm tăng nguy cơ sinh con non tháng và nhẹ cân.
Sự phát triển trí tuệ của trẻ
Chế độ dinh dưỡng giai đoạn cuối thai kì là yếu tố quan trọng ảnh hưởng cân nặng của trẻ
Dinh dưỡng giai đoạn cuối thai kì là giai đoạn não bộ bé tăng trưởng và trưởng thành nhanh nhất. Vì vậy, mẹ cần cung cấp đủ nhu cầu tăng lên về năng lượng cùng các chất dinh dưỡng của người mẹ khi mang thai. Chế độ ăn của người mẹ cần đủ Omega 3, DHA (Decosahexaenoic Acid) đủ sẽ giúp trẻ trí thông minh, có thị giác tốt và hệ tim mạch khỏe mạnh.
Sức khỏe của người mẹ
Dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp mẹ có sức đề kháng tốt, không bị bệnh hay cảm và đặc biệt là đủ sức để “vượt cạn”, mau phục hồi sức khỏe sau sinh và đủ sữa cho con bú.
Tăng khả năng tạo sữa sau sinh của mẹ
Dinh dưỡng giai đoạn cuối thai kì giúp mẹ tăng cân đủ (khuyến cáo là 10-12 kg/thai kỳ) và dự trữ đủ các chất dinh dưỡng để tạo sữa sau sinh.
2. Lưu ý dinh dưỡng cho giai đoạn cuối thai kì
Cung cấp đầy đủ chất thiết yếu
Chất đạm: cần bổ sung đầy đủ cả đạm động vật và thực vật. Đạm động vật có trong thịt, cá, trứng và sữa còn đạm thực vật có nhiều trong các loại đậu, hạt bí, hạt hướng dương, hạt mè và sản phẩm từ đậu nành.
Protein: có 1 vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi những tháng cuối. Đồng thời, nó còn cung cấp năng lượng và giúp mẹ có nguồn sữa dồi dào.
Protein cung cấp năng lượng và giúp mẹ có nguồn sữa dồi dào
Chất béo: Bổ sung chất béo lành mạnh là vô cùng cần thiết trong giai đoạn cuối thai kì này. Do chất béo rất cần cho sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh của bé, chất này có nhiều trong các loại hạt, đậu phộng, bơ, dầu thực vật và cá hồi…
Chất xơ, vitamin và khoáng chất: Thực phẩm giàu chất xơ cùng vitamin và khoáng chất lúc nào cũng được các chuyên gia khuyến khích. Các mẹ bầu nên bổ sung thực đơn có nhiều rau xanh như các loại rau có màu xanh đậm, súp lơ xanh hay bắp cải… và trái cây tươi như quả cam, chuối, kiwi, lê, táo…trong thực đơn dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ nhé.
Giảm Tinh bột
Theo lời khuyên của các chuyên gia, trong khẩu phần dinh dưỡng giai đoạn cuối thai kì, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều tinh bột. Do khi bổ sung thừa chất bột đường mẹ bầu rất dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Chính vì thế, mẹ chỉ nên ăn một lượng vừa đủ, để cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể và bé nhé.
Khẩu phần dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ cần chia nhiều bữa
Bởi việc chia nhỏ thành nhiều bữa sẽ giúp các mẹ dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn. Mỗi khẩu phần ăn nên chia nhỏ và cách nhau 4 giờ là hợp lý. Quan trọng nhất là mỗi bữa ăn vẫn phải đảm bảo đủ các nhóm chất cần thiết. Mẹ nên tuyệt đối không được bỏ bữa hoặc nhịn ăn, vì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người mẹ và cả thai nhi trong bụng.
Không nên ăn cay, ăn đồ hộp, đồ chiên xào
Những món ăn chế biến có cay hay nóng cần phải tránh trong giai đoạn cuối thai kỳ
Có rất nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng ợ nóng trong 3 tháng cuối thai kỳ. Vì thế những món ăn chế biến có cay hay nóng cần phải tránh. Đặc biệt là những đồ ăn chiên, xào, nhiều dầu mỡ hoặc đồ đóng hộp tuyệt đối tránh xa.
Giai đoạn cuối thai kì là giai đoạn sự phát triển vượt bậc của bé, do đó, dinh dưỡng góp phần vô cùng quan trọng trong sự phát triển sau này của bé khi ra đời. Vì thế, mẹ hãy lưu ý những dinh dưỡng trên để bé có sự phát triển tốt nhất nhé và đừng quên bổ sung Vitamin Prenatal Multi Dha nữa nhé!
Thanh Hoa
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.