Hậu quả nghiêm trọng khi mang bầu bị thủy đậu mà các bà mẹ cần biết
bệnh thủy đậu khi mang thai
Thủy đậu là bệnh do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch khi trời lạnh, có mưa phùn và độ ẩm không khí cao (bắt đầu từ mùa đông xuân hằng năm cho đến hết mùa xuân) với đối tượng chính là trẻ em. Mặc dù vậy, hậu quả mà căn bệnh này để lại ở người lớn lại nghiêm trọng hơn nhiều, đặc biệt là đối với những phụ nữ có thai bị thủy đậu.
Vậy làm thế nào để có thể nhận biết một bà mẹ mang bầu bị thủy đậu? Điểm nhận biết rõ ràng nhất là trên cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những nốt đỏ rải rác rất ngứa. Các nốt này mọc khắp thân mình rồi lan ra tay chân, vùng mặt. Từ những chấm nhỏ li ti sẽ hình thành bọng nước rồi vỡ ra. Bên cạnh đó là các triệu chứng như sốt, mệt mỏi.
Ở những phụ nữ đã từng mắc phải thủy đậu trước khi mang thai, cơ thể đã tự sản sinh ra kháng thể để chống lại căn bệnh này, nên trong quá trình mang thai mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về việc thủy đậu sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi. Tuy nhiên đối với những phụ nữ mắc phải thủy đậu trong thời kỳ mang thai và chưa từng có tiền sử mắc thủy đậu trước đó cần đến các cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị cũng như cách chăm sóc thai nhi khi bà mẹ mang bầu bị thủy đậu. Có một điều đáng lo ngại là tỷ lệ người lớn tỷ vong do bệnh này lại chiếm phần lớn ở bà bầu, chưa kể đến những biến chứng và dị tật thai nhi mà bà mẹ bị thủy đậu có thể gặp phải.
Trong ba tháng đầu của thai kì , bà mẹ mang bầu bị thủy đậu có thể có con mang hội chứng thủy đậu bẩm sinh và một số dị tật như tật đầu nhỏ, bệnh lí võng mạc, đục thủy tinh thể, nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát triển tâm thần. Đối với 3 tháng tiếp theo, các bà mẹ có thể nhẹ nhõm hơn nếu có mắc phải căn bệnh này vì trong thời gian này tỷ lệ trẻ gặp biến chứng dị tật là rất thấp. Nhưng bên cạnh đó, 1 tuần trước khi sinh lại là giai đoạn cẩn trọng nhất đối với các thai phụ vì nếu mắc thủy đậu trong thời gian này thai nhi rất có thể sẽ bị bệnh thủy đậu lan tỏa do mẹ chưa có đủ thời gian sản sinh kháng thể để truyền sang con trước khi sinh, dẫn đến tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh lúc này có thể lên đến 25-30%.
Làm thế nào để chăm sóc tốt nhất cho bà mẹ mang bầu bị thủy đậu
Trong thời gian này các thai phụ cần được nghỉ ngơi tuyệt đối, uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa. Giữ gìn vệ sinh cá nhân và đặc biệt là tránh làm vỡ các bọng nước để ko có nguy cơ bội nhiễm. Lưu ý các thai phụ nếu có triệu chứng sốt đi kèm vẫn có thể sử dụng paracetamol để hạ sốt. Và nên sử dụng VZIG đối với cả bà mẹ lẫn trẻ sơ sinh để phòng ngừa những biến chứng nặng hơn của bệnh.
Lời khuyên dành cho các bạn trẻ đã, đang và sắp làm mẹ đó là hãy tiêm chủng đầy đủ cho trẻ, đối với những bạn trẻ chưa từng mắc thủy đậu hãy tiêm ngừa thủy đậu trước khi mang thai 3 tháng và tránh tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu khi đang mang thai.
Uyên
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.