Thai ngoài tử cung ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé. Để điều trị tình trạng này kịp thời, không thể thiếu được chỉ số Beta hCG thai ngoài tử cung.
Chắc hẳn, mẹ bầu nào cũng đã rất quen thuộc với chỉ số Beta hCG thai ngoài tử cung. Đây được coi là một trong những phương pháp xét nghiệm tiên tiến nhất, giúp mẹ bầu xác định được tình trạng thai ngoài tử cung một cách kịp thời. Tuy nhiên, với những người lần đầu làm mẹ, phương pháp này vẫn còn rất mới mẻ. Vậy chỉ số Beta hCG thai ngoài tử cung là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!
Chỉ số Beta HCG là gì?
hCG là một loại hormone quan trọng của cơ thể con người, được hình thành bởi sự kết hợp của 2 tiểu đơn vị là Alpha và Beta. Đơn vị alpha hCG tương ứng với chuỗi Alpha của FSH và LH. Vì vậy, chỉ có xét nghiệm dựa trên đơn vị Beta thì mới đặc hiệu cho hCG.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, loại hormone này được sản sinh từ nhau thai sau khi trứng được thụ tinh, di chuyển và làm tổ ở tử cung. Bởi vậy, bằng cách xét nghiệm Beta HCG qua nước tiểu hoặc máu của bệnh nhân, các bác sĩ có thể dễ dàng xác định người bệnh có đang mang thai hay không.
Ngoài ra, người ta cũng ứng dụng phương pháp này vào việc tầm soát dị tật bẩm sinh của thai nhi và các bệnh phụ khoa khác.
Chỉ số Beta hCG bao nhiêu là bình thường?
Chỉ số Beta hCG được coi là bình thường như sau:
- Ở tuần thai thứ 2: Beta hCG nằm trong khoảng từ 100 – 6000.
- Ở tuần thai thứ 3: Beta HCG dao động từ 1500 – 25.000.
- Ở tuần thai thứ 5 – 6: Beta HCG dao động từ 10.000 – 190.000.
- Tuần thai càng lớn, nồng độ Beta hCG sẽ càng tăng lên, tương ứng với sự phát triển của thai nhi.
Chỉ số Beta hCG thai ngoài tử cung là bao nhiêu?
“Chỉ số Beta hCG thai ngoài tử cung là bao nhiêu?” là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Để xác định xem bản thân có bị mang thai ngoài tử cung hay không, chị em có thể căn cứ vào các chỉ số dưới đây.
Thai ngoài tử cung là tình trạng đặc biệt, có thể khiến cho chỉ số Beta hCG tăng lên hoặc giảm xuống bất thường. Trong trường hợp thai ngoài tử cung thoái triển, nồng độ Beta hCG khi thai ngoài tử cung sẽ giảm liên tục cho đến khi kết quả hiển thị nhỏ hơn 15mUI/ml.
Nếu gặp phải tình trạng này, mẹ bầu cần theo dõi chỉ số này thường xuyên hơn, trong vòng mỗi 24 – 48 giờ để xác định liệu khối thai ngoài có khả năng phát triển hay không. Lúc này, các bác sĩ mới có thể đưa ra kết luận và phương pháp điều trị phù hợp với thể trạng của mỗi chị em.
Thai ngoài tử cung có cần làm thêm xét nghiệm khác không?
Thai ngoài tử cung là tình trạng khẩn cấp, cần được xử lý một cách kịp thời. Do đó, việc kết hợp nhiều kết quả xét nghiệm giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn về tình trạng thai nhi. Đó là:
Xét nghiệm hormone Progesterone
Bên cạnh nồng độ Beta hCG, việc kiểm tra hormone Progesterone cũng được bác sĩ chỉ định khi xét nghiệm thai ngoài tử cung. Nếu nồng độ hormone Progesterone có xu hướng không thay đổi hoặc tăng lên rất ít ở tuần thai thứ 8 – 10 cho thấy phụ nữ mang thai bên trong tử cung một cách bình thường. Cụ thể:
- Ở tuần thai thứ 1 – 2: Nồng độ Progesterone khoảng 0,04 – 0,7ng/ml.
- Ở tuần thai thứ 3 – 4: Nồng độ Progesterone dao động khoảng từ 18 – 39ng/ml.
- Ở tuần thai thứ 5 – 8: Nồng độ Progesterone nằm trong khoảng từ 22 – 47ng/ml.
- Ở những tuần thai sau, nồng độ Progesterone sẽ tăng dần, tỷ lệ thuận với sự phát triển của thai nhi.
Với những người mang thai ngoài tử cung, nồng độ này sẽ nhỏ hơn mức 5ng/ml. Khi đã đạt đến mốc nhỏ hơn 3,5ng/ml, thai sẽ không thể tồn tại và phát triển.
Siêu âm
Tình trạng thai ngoài tử cung có thể được phát hiện rõ ràng bằng phương pháp siêu âm. Lúc này, trên hình ảnh siêu âm sẽ không thấy túi thai trong lòng tử cung hoặc thấy túi thai trong vòi trứng. Khi khối thai đã bị vỡ, các bác sĩ sẽ thấy máu trong ổ bụng, ở vùng cùng đồ trên siêu âm.
Nội soi ổ bụng
Bằng cách nội soi ổ bụng, bác sĩ có thể biết chính xác 100% mẹ bầu có đang mang thai ngoài tử cung hay không.
Thai ngoài tử cung chữa trị như thế nào?
Thai ngoài tử cung được coi là một bệnh lý sản khoa nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, thai phát triển quá lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của mẹ bầu và thai nhi. Hiện nay, 3 phương pháp điều trị thai ngoài tử cung phổ biến nhất có thể kể đến là:
Sử dụng thuốc
Thuốc điều trị thai ngoài tử cung chỉ phù hợp với những khối thai chưa bị vỡ và có đường kính 3cm. Lúc này, bác sĩ sẽ tiêm vào khối thai thuốc Methotrexate, có tác dụng ngăn chặn sự phân chia của các tế bào. Từ đó, làm tiêu khối thai và giúp cơ thể tự hấp thụ khối thai chỉ sau 4 – 6 tuần.
Phương pháp này có tỷ lệ thành công rất cao, trên 90%. Bệnh nhân cũng tránh được những tai biến của thuốc mê do phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn để lại một số tác dụng phụ đặc trưng như: Gây cảm giác buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, rụng tóc, thay đổi thị lực, tiêu chảy,…
Phẫu thuật nội soi
Phẫu thuật nội soi được áp dụng với những trường hợp khối thai ngoài tử cung đã phát triển lớn nhưng chưa bị vỡ. Mổ thai nội soi ngoài tử cung được các bác sĩ đánh giá rất cao bởi những ưu điểm tuyệt vời như:
- Không gây đau đớn cho bệnh nhân trong quá trình mổ.
- Bệnh nhân không phải dùng nhiều thuốc kháng sinh.
- Sức khỏe của thai phụ được phục hồi một cách nhanh chóng.
- Phẫu thuật nội soi có tính thẩm mỹ cao, không để lại sẹo xấu.
- Thời gian nằm viện ngắn, bệnh nhân có thể xuất viện sau 48 tiếng.
- Chi phí thấp.
Phẫu thuật mổ mở
Đối với trường hợp thai ngoài tử cung đã vỡ, có quá nhiều máu trong ổ bụng, bác sĩ sẽ chỉ định mổ mở để phẫu thuật kịp thời nhằm cấp cứu, đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu. Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ chịu đau đớn nhiều hơn trong quá trình mổ, thậm chí là phải đối mặt với nguy cơ bị dính vùng bụng sau khi mổ. Không những vậy, bệnh nhân cũng phải sử dụng nhiều kháng sinh hơn, thời gian nằm viện lâu hơn so với phương pháp mổ nội soi.
Hy vọng qua bài viết này, mẹ bầu bổ sung thêm cho mình những kiến thức quan trọng về chỉ số Beta hCG thai ngoài tử cung. Tốt nhất, ngay khi có dấu hiệu mang thai, chị em nên đến thăm khám ngay tại các cơ sở uy tín để biết được chính xác vị trí túi thai nhé!
Xem thêm:
- Dấu hiệu thai ngoài tử cung tự tiêu
- Mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không?
- Kiêng cữ sau mổ thai ngoài tử cung
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Tổng hợp