Trẻ chậm mọc răng nguyên nhân do đâu – Cần làm gì khi trẻ chậm mọc răng?
Tùy vào từng trẻ mà thời điểm mọc răng sữa là khác nhau trong khoảng 6 tháng đầu tiên. Tuy nhiên nếu như trẻ đã được 13 tháng nhưng vẫn chưa thấy dấu hiệu trẻ mọc răng thì được xem là trẻ chậm mọc răng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chậm mọc răng là do di truyền hoặc do trẻ bị mắc phải các bệnh lý khác. Vậy nên các cha mẹ cần chú ý để đưa bé đi thăm khắm kịp thời.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chậm mọc răng là gì?
Trong quá trình theo dõi quá trình phát triển của bé, nếu như sau 13 tháng bé vẫn chưa xuất hiện dấu hiệu mọc răng thì có thể là do một số nguyên nhân sau đây:
- Do di truyền: Yếu tố di truyền có ảnh hưởng đến thời điểm bé mọc răng sau này. Nếu trong gia đình có người thân gặp phải tình trạng mọc răng chậm thì bé cũng có thể sẽ bị chậm mọc răng.
- Trẻ chậm mọc răng do thiếu dinh dưỡng: Một số trẻ do khả năng hấp thu dinh dưỡng kém nên dễ bị thiếu chất. Việc cơ thể không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cũng khiến trẻ chậm mọc răng.
- Trẻ bị suy giáp: Khi tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hoocmon cần thiết thì cơ thể bé sẽ không phát triển được bình thường. Nhịp tim, sự trao đổi chất cũng như nhiệt độ cơ thể bé cũng bị ảnh hưởng. Những bé bị suy tuyến giáp không chỉ chậm mọc răng mà còn chậm biết đi và chậm nói.
Trong ngay những năm tháng đầu đời của trẻ, các mẹ nên ưu tiên cho bé bú sữa mẹ, bởi sữa mẹ chứa đủ lượng canxi mà bé cần để phát triển xương và răng. Cũng như nhiều vitamin và khoáng chất khác có lợi cho quá trình phát triển của trẻ.
Trong điều kiện không đủ sữa cho bé bú thì mẹ có thể cho bé dùng sữa công thức. Tuy nhiên cần chọn sữa có đủ lượng canxi cho bé.
Những triệu chứng nào cho thấy trẻ chậm mọc răng
Mặc dù đến tuổi trưởng thành thì răng cũng sẽ mọc đầy đủ. Tuy nhiên, việc chậm mọc răng khi còn nhỏ có thể là nguyên nhân tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến bé sau này. Việc trẻ chậm mọc răng có thể gây ra những triệu chứng sau đây:
- Răng mọc dưới nướu cũng có thể bị sâu răng, theo thời gian thì răng sâu này có thể lây lan ảnh hưởng đến các răng xung quanh.
- Răng vĩnh viễn của bé bị mọc lệch, hai hàm do răng vĩnh viễn và răng mọc chậm phát triển cùng nhau.
- Trẻ khó khăn trong việc nhai và cắn các loại thức ăn rắn. Khiến trẻ bớt ngon miệng do răng ảnh hưởng rất nhiều đến việc nhai và thưởng thức đồ ăn của trẻ.
Cần làm gì khi trẻ chậm mọc răng?
Khi trẻ chậm mọc răng thì cách tốt nhất mà cha mẹ có thể và nên làm đó chính là bổ sung canxi cũng như đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ.
Ngoài ra, trong quá trình mang thai và cho con bú thì dinh dưỡng của người mẹ cũng rất quan trọng, quyết định việc trẻ sinh ra có được hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng hay không.
Ngoài sữa mẹ thì các phụ huynh có thể bổ sung chất dinh dưỡng cho bé bằng sữa công thức có chứa nhiều canxi và kết hợp với chế độ ăn dặm hợp lý.
Để tăng cường hỗ trợ hấp thụ canxi thì cả mẹ và bé cần phải được hấp thụ đầy đủ vitamin D. Vitamin này được tổng hợp dưới da khi được tiếp xúc với ánh mặt trời. Vì vậy, cả mẹ và bé cần phải được tắm nắng vào thời điểm hợp lý để có thể tổng hợp đủ vitamin D, từ đó chuyển hóa canxi.
Trẻ chậm mọc răng khi nào thì cần được đi khám?
Trẻ chậm mọc răng cần ngay lập tức đưa đến các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị khi có những biểu hiện không bình thường như táo bón, có nhịp tim bất thường, thở khò khè.
Trẻ chậm mọc răng cần được theo dõi cân nặng, ăn uống, thời gian ngủ, nếu có dấu hiệu của chậm phát triển thì cần phải được đưa đến bác sĩ.
Sau 13 tháng, nếu như trẻ vẫn chưa xuất hiện chiếc răng đầu tiên thì phụ huynh phải đưa bé đi bác sĩ để được tư vấn cũng như xác định nguyên nhân.
Phụ huynh cần lưu ý, đối với các bé thì những dấu hiệu bất thường ngay từ những ngày đầu đều cần phải được lưu ý để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sau này.
Hoàng Minh
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.