Trẻ bại não sống được bao lâu?

Tre Bai Nao Song Duoc Bao Lau Rnski 1568258524

Trẻ bại não sống được bao lâu?

Ở Việt Nam có 1.000 trẻ sinh ra thì có 1,8 bé bị bại não, trong đó bé trai có tỉ lệ bị bại não cao hơn bé gái. Tại các nước phát triển, tỷ lệ mắc bại não 1,8-2,3 trên 1.000 trẻ sơ sinh sống. Bại não có chữa được không đang trở thành mối quan tâm rất lớn của nhiều bậc phụ huynh.

1. Bệnh bại não ở trẻ là gì? Trẻ bại não sống được bao lâu?

Bệnh bại não mô tả 1 nhóm các biểu hiện bất thường ở thần kinh và cơ bắp gây ra những ảnh hưởng về vận động và trí tuệ. Bệnh thường xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi, trước, trong hoặc sau sinh một thời gian ngắn, hay trong thời kỳ trẻ nhỏ. Là 1 bệnh mạn tính không tiến triển, không lây và không di truyền, vậy trẻ bại não sống được bao lâu?

Trẻ bại não sống được bao lâu?Ở Việt Nam có 1.000 trẻ sinh ra thì có 1,8 bé bị bại não

2. Nguyên nhân gây ra bại não ở trẻ nhỏ

Có nhiều nguyên nhân gây ra bại não ở trẻ cụ thể như:

  • Bại não có thể xảy ra do những tổn thương trong khi mang thai hoặc trong khi sinh.
  • Trẻ bị thiếu cân hoặc sinh thiếu tháng
  • Sự bất đồng về nhóm máu Rh giữa mẹ và con
  • Tuổi của người mẹ cao hoặc bị mắc các bệnh truyền nhiễm khi mang thai…
  • Trẻ bị ngạt do thiếu oxy trong lúc sinh
  • Thai nhi bị thiếu chất dinh dưỡng do nhau thai bất thường
  • Trẻ có các tổn thương vùng não, nhiễm khuẩn thần kinh
  • Trẻ bị sốt cao, co giật
  • Bệnh vàng da, nhiễm trùng, chấn thương sọ não…

3. Biểu hiện của bệnh bại não ở trẻ nhỏ

Phụ huynh có thể phát hiện được các biểu hiện bất thường trong quá trình phát triển của trẻ so với những đứa trẻ bình thường khác như: chậm bò, chậm biết đi, trẻ không chịu bú mẹ lưỡi lè ra hoặc thụt vào trong.

Trên lâm sàng bại não ở trẻ được chia làm 4 thể với những biểu hiện:

  • Thể co cứng: Các cơ nửa người trái co cứng thường xuyên hoặc co cứng ở 2 chân
  • Thể múa vờn: Trẻ nhỏ có những vận động không kiểm soát ở tứ chi và thường mất khi ngủ, miệng chảy dãi, mặt nhăn nhó.
  • Thể thất điều: Chân tay run rẩy, bước đi loạng choạng, khó thực hiện hành động chính xác.
  • Thể phối hợp: Có biểu hiện ở cả 3 thể trên.
Trẻ bại não sống được bao lâu? 1Trẻ bị sốt cao, co giật

4. Trẻ bại não sống được bao lâu?

Nguy cơ tử vong của trẻ nhỏ bị bại não ở thời kỳ mang thai là rất cao. Tuy nhiên điều này khó có thể khẳng định được việc trẻ bị bại não sống được bao lâu vì trẻ còn quá nhỏ để chẩn đoán có mắc bại não hay không. Trẻ bại não sống được bao lâu?

Trên thực tế có rất nhiều tài liệu thống kê ở các quốc gia khác nhau và cho ra kết quả không giống nhau. Tuổi thọ và cuộc sống của trẻ bị bệnh bại não sau này phần lớn phụ thuộc vào việc điều trị sớm lúc còn nhỏ. 

Các tài liệu nghiên cứu đã chỉ ra tỷ lệ trẻ bị bại não sống đến năm 20-30 tuổi trung bình vào khoảng 90% nếu được can thiệp các phương pháp điều trị và phục hồi sớm cũng như sự chăm sóc chu đáo từ phía gia đình. Vì vậy việc tập trung vào điều trị và sự quan tâm của người thân, gia đình là điều rất cần thiết để giúp trẻ kéo dài tuổi thọ và giúp trẻ hòa nhịp với cuộc sống.

5. Một số phương pháp hỗ trợ điều trị cho trẻ bại não

Trẻ bại não sống được bao lâu? Chúng ta phải nhớ rằng, trẻ bại não chỉ bị tổn thương một phần trong bộ não liên quan đến chức năng vận động. Thông qua những liệu trình điều trị vật lý trị liệu, chúng ta có thể hy vọng có thể giúp cho khả năng vận động và nhận biết của trẻ được tốt hơn.

Trẻ bại não sống được bao lâu? Hiện nay có rất nhiều các biện pháp hỗ trợ điều trị cho trẻ bị bại não như châm cứu, oxy cao áp, ghép tế bào, hay hồi phục chức năng. 

Trẻ bại não sống được bao lâu? 2Trẻ bị bại não cũng cần phải được nói chuyện giao tiếp hàng ngày

Biện pháp hồi phục chức năng được đánh giá rất cao và đem lại nhiều hiệu quả khi sử dụng. Dựa vào phương pháp này, trẻ sẽ được tập các bài tập về đi lại cùng với dụng cụ, đi lại dưới nước,… Phương pháp này vừa tốt cho sự tuần hoàn của máu, vừa khiến chức năng vận động được hồi phục từng ngày. 

Ngoài ra, trẻ bị bại não cũng cần phải được nói chuyện giao tiếp hàng ngày. Nhiều người nghĩ việc làm này là vô ích, tuy nhiên đây là những quan niệm hoàn toàn sai lầm. Sau một thời gian giao tiếp trò chuyện cùng trẻ, không có gì lạ khi trẻ có thể tự thể hiện suy nghĩ của mình một cách tự nhiên thông qua các biểu hiện trên gương mặt, cử chỉ. Thực sự biện pháp hồi phục chức năng giúp cho trẻ rất nhiều trong việc hòa nhập với cuộc sống.

6. Việc các gia đình có trẻ bại não phải làm ngay bây giờ

  • Nhận sự tư vấn về hướng điều trị và can thiệp từ các nhà chuyên môn về phục hồi chức năng bại não.
  • Tập luyện vật lý trị liệu – phục hồi chức năng bại não cùng nhà chuyên môn.
  • Đối xử công bằng với trẻ bại não như: việc vui chơi cùng con, cho con đi chơi, trò chuyện…
  • Chế độ dinh dưỡng và các tư thế phù hợp ngăn chặn các biến chứng…

Dù áp dụng phương pháp điều trị gì khác như tế bào gốc, châm cứu, bấm huyệt thì vẫn nên kết hợp với phục hồi chức năng để đạt hiệu quả tối đa nhất. Nền y học quốc tế hiện nay chỉ công nhận duy nhất về hiệu quả điều trị trẻ bại não bằng phục hồi chức năng. Nó cũng là đáp án cho câu hỏi trẻ bại não sống được bao lâu?

7. Lời khuyên của các bác sĩ giúp ngăn ngừa bệnh bại não ở trẻ nhỏ

  • Người mẹ phải có 1 sức khỏe tốt trước khi mang thai
  • Làm các xét nghiệm cần thiết trước khi mang thai, tránh mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, bệnh mạn tính, vàng da …
  • Trong quá trình thai nghén cần chăm sóc và theo dõi thường xuyên, chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên quan tâm tới yếu tố Rh về sự bất đồng nhóm máu
  • Tránh tiếp xúc với các chất kích thích như cafe, khói thuốc…
  • Tránh sinh con tại nhà hay nhờ người không có kỹ năng về chuyên môn đỡ đẻ
  • Quan tâm và chăm sóc trẻ tốt ngay từ ban đầu.

Vậy với câu hỏi “trẻ bại não sống được bao lâu” hoàn toàn phụ thuộc vào những yếu tố trên, cuộc sống và tuổi thọ của trẻ bại não sẽ nằm ở hành động của các bậc phụ huynh ngay từ bây giờ!

Thu Hà

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *