Tìm hiểu về bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi

Tim Hieu Ve Benh Tieu Chay O Tre Em Duoi 5 Tuoi Inxha 1593540729

Tìm hiểu về bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi là vấn đề khiến không ít các phụ huynh phải đau đầu. Việc trẻ ăn những món ăn không hợp vệ sinh chính là thủ phạm gây nên tình trạng tiêu chảy. Vậy để có cách điều trị đúng đắn và an toàn thì trước tiên mẹ cần phải tìm hiểu rõ về bệnh này. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây ngay nhé!

Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi

Một trong số những nguyên nhân khổ phiến gây nên bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi bao gồm có nhiễm virus như rotavirus, vi khuẩn như salmonella và hiếm gặp hơn nữa là nhiễm ký sinh trùng như giardia. Virus cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng tiêu chảy ở trẻ em. Ngoài việc đi ngoài nhiều lần ra phân lỏng hoặc chảy nước, bệnh tiêu chảy còn đi kèm các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày ruột do virus thường bao gồm nôn mửa, đau bụng, đau đầu và sốt.

tim-hieu-ve-benh-tieu-chay-o-tre-em-duoi-5-tuoi-1

Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi

Ngoài ra, ngộ độc thực phẩm cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Các triệu chứng thường xuất hiện rất nhanh và có thể đi kèm với buồn nôn, tình trạng này thường sẽ biến mất trong vòng 24 giờ. 

Các loại thuốc nhuận tràng hoặc thuốc kháng sinh cũng có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở trẻ em cũng như người lớn. Bên cạnh đó, các nguyên nhân khác của bệnh tiêu chảy còn bao gồm có bệnh đại tràng kích thích, bệnh Crohn, dị ứng thực phẩm và loét dạ dày. 

Nếu các phụ huynh cảm thấy không biết chắc chắn nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy của con mình, hãy đưa bé đi khám bác sĩ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi thường sẽ có những dấu hiệu dưới đây: 

+ Đối với trẻ dưới 1 tuổi: Tần suất trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày, trung bình từ 3 – 10 lần/ngày hoặc có thể nhiều hơn. Phân của trẻ nhìn có thể sệt, lỏng, nhiều màu như vàng, xanh hoặc xanh rêu. Những trẻ bú sữa mẹ thường dễ sản xuất phân nhiều lần hơn và phân có nước nhiều hơn so với những trẻ uống sữa công thức. 

+ Đối với trẻ trên 1 tuổi: Thông thường trẻ đi ngoài khoảng từ 3 lần trong ngày hoặc có thể nhiều hơn. Phân lỏng, có nhiều nước, mùi hôi tanh. Ngoài ra, trẻ còn đi kèm các triệu chứng khác như mệt mỏi, quấy khóc nhiều, sốt, buồn nôn, đau bụng… 

Tình trạng mất nước khi trẻ bị tiêu chảy

Tình trạng tiêu chảy kéo dài sẽ khiến trẻ bị mất nước, điều này rất đáng lo ngại bởi nó sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Đối với những trường hợp tiêu chảy nhẹ thường sẽ không gây mất nước đáng kể nhưng nếu trẻ bị tiêu chảy ở mức độ trung bình hoặc nặng có thể gây nên điều này. 

tim-hieu-ve-benh-tieu-chay-o-tre-em-duoi-5-tuoi-2

Tình trạng mất nước khi trẻ bị tiêu chảy

Mất nước là tình trạng nghiêm trọng, nó có thể gây co giật, tổn thương não, thậm chí còn dẫn đến tử vong. Nếu thấy trẻ có các triệu chứng của mất nước như chóng mặt và choáng váng; khô miệng; nước tiểu màu vàng đậm, rất ít hoặc không có nước tiểu; rất ít hoặc không có nước mắt khi khóc; da khô và mát bất thường; uể oải… thì mẹ hãy đưa con đi gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Cách điều trị tiêu chảy ở trẻ em

Việc điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi do virus gây ra thường sẽ kéo dài khoảng 5 – 14 ngày. Trong đó điều quan trọng nhất cần chú trọng hơn cả đó là cần ngăn ngừa mất nước. Đối với những trẻ dưới 5 tuổi, bạn có thể cho trẻ uống bổ sung bằng dung dịch bù nước đường ống (ORS). Bởi nước uống thông thường sẽ không cung cấp đủ các khoáng chất như natri, kali và các chất dinh dưỡng khác để bù nước một cách an toàn cho trẻ em. 

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng nước bé cần là bao nhiêu, làm thế nào để đảm bảo cho bé uống đủ nước và làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng mất nước xảy ra. Đối với những trẻ lớn hơn, có thể cho trẻ uống bất bất cứ thứ gì để cấp nước, bao gồm cả ORS và các sản phẩm cấp nước khác. 

Đối với những trẻ bị bệnh tiêu chảy nhẹ do thuốc gây ra, mẹ phải chú ý cho bé uống đủ nước. Nếu trẻ bị tiêu chảy do uống thuốc kháng sinh thì hãy cho bé tiếp tục uống thuốc và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ. Có thể cho bé giảm liều, thay đổi chế độ ăn uống, uống thêm probiotic hoặc chuyển sang dùng một loại kháng sinh khác.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng cho thấy rằng, sữa chua có chứa khuẩn sống hoặc probiotic. Đây là những vi khuẩn có lợi giúp làm giảm tiêu chảy gây ra do kháng sinh. Probiotics giúp bổ sung các khuẩn đường ruột đã bị giết bởi thuốc kháng sinh.

tim-hieu-ve-benh-tieu-chay-o-tre-em-duoi-5-tuoi-3

Cách điều trị tiêu chảy ở trẻ em

Những lưu ý dành cho bố mẹ khi có con bị tiêu chảy

Đối với trường hợp bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh, mẹ không nên tự ý sử dụng dung dịch điện giải khi chưa có sự tư vấn của các bác sĩ. Bởi việc uống điện giải có thể làm trẻ giảm uống sữa mẹ/sữa công thức và làm trẻ mệt mỏi hơn. Đối với những trẻ lớn hơn, chúng ta có thể sử dụng dung dịch điện giải thoải mái hơn.

Mẹ cũng không nên cho trẻ uống nước trái cây nguyên chất vì sẽ làm cho tiêu chảy của trẻ nặng hơn, vì nước trái cây chứa nhiều đường. Các loại nước ngọt, cũng như các loại nước “điện giải” được bán ngoài thị trường, cũng là một lựa chọn xấu, vì sẽ làm trẻ bị khó chịu đường ruột hơn và bị tiêu ngoài nhiều hơn, trong giai đoạn bệnh.

Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi. Hy vọng sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm nhiều kiến thức hữu ích và biết cách chăm sóc con tốt nhất nhé!

Bài viết trên đây chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hay điều trị y khoa.

Thủy Phan

(Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp)

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *