Tất tần tật những điều cần biết về uốn ván rốn ở trẻ em

Tat Tan Tat Nhung Dieu Can Biet Ve Uon Van Ron O Tre Em Bdlsj 1551405905

Tất tần tật những điều cần biết về uốn ván rốn ở trẻ em

Nguyên nhân gây bệnh uốn ván rốn ở trẻ em

Uốn ván rốn ở trẻ em là một bệnh do nhiễm khuẩn Clostridium tetani gây nên. Loại bệnh lý này gặp nhiều tại các nước đang phát triển và gây nên tỉ lệ tử vong ở trẻ cực cao. Kèm với đó là những biến chứng về bệnh mà quá trình điều trị để lại cũng gây nên những đáng tiếc cho sự phát triển của trẻ về sau.

Tất tần tật những điều cần biết về uốn ván rốn ở trẻ em 1Uốn ván rốn ở trẻ em là một bệnh do nhiễm khuẩn Clostridium tetani gây nên.

Loại trực khuẩn gram hoạt động dạng kén, sống trong đất cát, phân súc vật và phân người. Khi có điều kiện xâm nhập vào cơ thể con người thông qua vết cắt rốn thì gọi là uốn ván rốn.

Loại vi khuẩn này có thể chịu được được ở nhiệt độ rất cao khoảng 120 độ  trong 15 phút, tồn tại được 2 giờ trong nhiệt độ 90 độ C. Nhiệt độ thuận lợi cho chúng phát triển là từ 35 – 37 độ C.

Vi khuẩn uốn ván rốn ở trẻ em tiết ra hai loại độc tố đó là:

  • Tác động lên hệ thống vận động của dây thần kinh gây nên những cơn co giật và co cứng cơ thể. Loại độc tố này rất mạnh, chỉ cần một lượng rất nhỏ khoảng 1/50.000 – 1/90.000 của lml cũng có thể gây chết một con chuột lang.

  • Loại độc tố thứ 2 có thể gây vỡ hồng cầu. Tuy nhiên loại độc tố này yếu hơn và có thể dễ phá hủy.

Triệu chứng lâm sàng bệnh uốn ván rốn ở trẻ em

Các triệu chứng lâm sàng bệnh uốn ván rốn ở trẻ em được chia ra các thời kì bệnh lý khác nhau.

Thời kỳ ủ bệnh

Từ khi trẻ được cắt rốn cho tới khi trẻ có những dấu hiệu đầu tiên như cứng hàm thường không có bất cứ sự báo trước nào. Thời gian ủ bệnh trung bình từ 4 – 15 ngày. Thời gian ủ bệnh càng ngắn thì tình trạng bệnh càng nguy hiểm.

Thời kỳ khởi phát  

Bước sang đoạn này trẻ sẽ có các hiện tượng như bỏ bú và thường xuyên quấy khóc. Mặc dù rất đói nhưng trẻ không thể ăn được. Nếu bạn dùng tay đè nhẹ lưỡi trẻ xuống thì có thể thấy hiện tượng cứng hàm bắt đầu xuất hiện. Tốc độ của thời kì này rất nhanh.

Tất tần tật những điều cần biết về uốn ván rốn ở trẻ em 2Trẻ bỏ bú và quấy khóc

Thời kì toàn phát

Uốn ván rốn ở trẻ em khi bước sang giai đoạn này có các biểu hiện bệnh cực kì rõ rệt, trong đó các biểu hiện chính là co cứng và co giật.

Các cơn co giật:

Các cơn co giật có thể xuất hiện một cách tự phát hoặc do một kích thích nào đó gây nên. Lúc này, cơ mặt trẻ sẽ nhăn nhúm kèm với đó là miệng chúm chím và sùi bọt mép. Các cơn co giật ập đến và có thể kéo dài khoảng vài phút hoặc cũng có thể hơn.

Cơn co cứng cơ:

Người trẻ đang bình thường bỗng uốn cong và đầu có xu hướng ngả ra phía sau, hai tay trẻ khép chặt. Tình trạng này thường xuất hiện sau khi các cơn co giật kết thúc và sẽ lặp đi lặp lại suốt thời gian bé trị bệnh.

Hiện tượng toàn thân

Bé có hiện tượng bị sốt cao từ 40 – 41 độ. Đây cũng chính là một yếu tố tác động khiến cho trẻ bị co giật

Tiêu hoá hoặc bị táo bón.

Với tình trạng uốn ván rốn ở trẻ em thì rốn thường rụng rất sớm và có hiện tượng nhiễm khuẩn. Phía bên trong có mủ thối. Khi tiến hành lấy mủ sẽ có thể thấy các vi khuẩn uốn ván phía trong.

Thời kỳ lui bệnh

Nếu trẻ qua được tuần thứ 2 và tuần thứ 3 của bệnh thì cơ thể sẽ có những tiến triển dần dần và các cơn co giật cũng giảm dần đi. Dần dần bé sẽ mở mắt được cũng như khóc được. Sau một vài hôm có thể bú và 1,5 – 2 tháng sau mới có thể trở lại được bình thường.

Chăm sóc điều trị bệnh uốn ván rốn ở trẻ em

Đối với bệnh uốn ván rốn ở trẻ em thì quá trình chăm sóc là cực kì cần thiết và quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phục hồi của trẻ. Phụ huynh nên thực hiện một số việc sau:

Nếu nghi ngờ trẻ bị uốn ván nên nhanh chóng chuyển trẻ tới bệnh viện. Nhưng trước khi đi, có thể làm những việc:

  • Đặt trẻ nằm trong phòng tối và yên tĩnh.

  • Dùng khăn mềm lau sạch cổ, bẹn cũng như các khu vực có nếp gấp.

  • Rửa rốn và vệ sinh bằng nước muối sinh lý hoặc cồn 70 độ.

  • Hút và tiến hành làm sạch các chất đờm nhãi, dịch ở mũi họng trẻ.

  • Vắt sữa và cho trẻ uống bằng thì nhỏ.

Tiếp đó, nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện và chăm sóc trẻ theo hướng dẫn của bác sỹ. Khuyến cáo cha mẹ không tự ý cho trẻ uống thuốc hay tiêm các loại thuốc khi chưa có chỉ định.

Phòng bệnh uốn ván rốn ở trẻ em

Hiện nay, cơ thể người chúng ta chưa có miễn dịch tự nhiên đối với loại vi khuẩn này chính vì thế nếu muốn có miễn dịch thì bắt buộc phải tiêm phòng. Công tác tiêm chủng mở rộng ngày càng tốt chính vì thế việc tiêm phòng cũng thuận lợi hơn.

Tất tần tật những điều cần biết về uốn ván rốn ở trẻ em 3Phải vô khuẩn khi cắt rốn trẻ sơ sinh

Phải vô khuẩn khi cắt rốn

Khi tiến hành cắt rốn cho trẻ, hộ tá bắt buộc phải đeo găng tay, rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, sát khuẩn bằng cồn hay dung dịch sát trùng.

Tất cả các loại kéo cắt rốn, chỉ buộc hay băng rốn phải được hấp ở nhiệt độ 120 độ C trong vòng 20 phút hoặc đun sôi trên bếp trong vòng 2 giờ đồng hồ.

Tiêm chủng đầy đủ

Hiện nay, với những sản phụ mang thai lần đầu bắt buộc phải tiêm đủ 2 mũi vaccine vào hai tháng cuối thai kì và mũi sau phải cách ngày sinh ít nhất 1 tháng. Với các mẹ tiêm uốn ván khi mang bầu lần 2 trở đi, chỉ cần tiêm một mũi vaccine vào tháng cuối và cách ngày sinh 1 tháng.

Những thai phụ tiêm mũi này có thể truyền được cho thai nhi một lượng miễn dịch uốn ván cho đến tháng đầu sau đẻ. Phương pháp này vô cùng cần thiết và an toàn.

Uốn ván rốn ở trẻ em là một bệnh vô cùng nguy hiểm nhưng mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh cho con. Vậy nên, hãy xây dựng một thai kì khỏe mạnh ngay từ những ngày đầu tiên.

Diệu Linh

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *