Phòng ngừa tình trạng suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ

Phong Ngua Tinh Trang Suy Dinh Duong Tu Trong Bung Me Eyqtf 1529638696

Phòng ngừa tình trạng suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ

1. Tại sao lại suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ?

Nguyên nhân dẫn đến thai bị suy dinh dưỡng nhiều: do chủ yếu từ mẹ, hay bản thân thai nhi đã có những dị tật về hấp thụ chất dinh dưỡng, có những bất thường ở phần phụ của thai như rau thai, dây rốn.

Về người mẹ: thai bị nhiễm độc, cao huyết áp, mẹ bị mắc các bệnh lý về thận, tim, thiếu máu, đái tháo đường, ăn còn quá ít, thực phẩm ăn vào còn thiếu nhiều chất. Bản thân người mẹ có tiền sử nghiện rượu, thuốc lá, ma túy hay hiện tại vẫn đang còn, người mẹ lao động qua sức khi còn đang mang thai. Có nhiều bà mẹ còn mắc tình trạng lo âu, căng thẳng kéo dài, trầm cảm trong khi mang thai cũng có gây nguy cơ dẫn đến thai bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ.

Về thai nhi: suy sinh dưỡng gặp phải trong tình trạng đa thai( sinh đôi, sinh ba…), nhiễm trùng thai, nhiễm virus ngay khi con chưa được chào đời, thai bị dị tật di truyền ở nhiễm sắc thể… cũng trở thành nguyên nhân khiến thai chậm phát triển trong tử cung.

Phòng ngừa tình trạng suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ 1Phòng ngừa thai suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ

Về phần phụ thai nhi: có các bệnh như rau tiền đạo, rau bong non một phần khi có thai, các u máu ở rau, các bất thường về dây rốn như dây rốn bám màng, có rất ích dịch nước ối. Có đến khoảng 20-30% các trường hợp thai suy dinh dưỡng không rõ nguyên nhân. Những bà mẹ đã từng gặp phải tình trạng suy dinh dưỡng bào thai trước đó thì đến thai thứ 2 hay thứ 3 nguy cơ con tiếp tục suy dinh dưỡng nữa là rất cao.

2. Làm thế nào để biết suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ?

Thai bị suy dinh dưỡng không có các triệu chứng điển hình biểu hiện bên ngoài cơ thể người mẹ, do đó rất khó để phân biệt chẩn đoán. Khi khám thai, người bác sỹ thường chỉ thấy phần bụng của người mẹ hơi nhỏ so với tuổi thai, chiều cao dạ con cũng không phát triển phù hợp tuần thai.

Vì thế người mẹ cần phải theo dõi tuổi thai đúng của mình bằng cách nhớ được kì kinh cuối cùng ngày bao nhiêu theo đó sẽ tính được tuổi chính xác. Ở các cơ sở y tế, ngoài khám lâm sàng ra họ còn phải nhờ đến cận lâm sàng, các xét nghiệm máu hoặc thiết bị siêu âm để chẩn đoán và theo dõi sự phát triển của bé trong túi ối.

Nguy cơ gây hại của thai suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ được coi là bé đang trong tình trạng rất ốm yếu nhiều nguy cơ dẫn đến thai lưu, tử vong ngay trong dạ con mà chưa kịp chào đời. Đây là tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Nếu như may mắn đứa bé có thể sống sót ra ngoài nhưng cũng dễ ốm đau, nguy dị tật cao, khó nuôi, suy hô hấp. Đối với thai sinh thiếu tháng thì tiên lượng lại càng xấu hơn, nguy cơ tử vong là rất cao. Những trẻ mà có thể nuôi được thì cũng còi cọc, chậm phát triển trí não, vận động cũng rất chậm chạp, cơ thể gần như rất yếu, dễ bị tổn thương.

Phòng ngừa tình trạng suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ 2Nguy cơ gây hại của thai suy dinh dưỡng là gì?

3. Bằng cách nào để thai không bị suy dinh dưỡng?

Việc phòng ngừa tránh suy dinh dưỡng bào thai rất quan trọng và cần thiết vì an toàn, sức khỏe của đứa trẻ trong bụng mình. Chính vì thế bà mẹ phải luôn luôn ăn no, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, hấp thu nhiều chất sắt có trong thịt đỏ, đậu cung cấp dưỡng chất đủ đến thai nhi.

Ngoài ra, sản phụ cần có chế độ làm việc phù hợp, thường xuyên vận động tập thể dục nhẹ nhàng, nghỉ ngơi hợp lí, tránh âu lo phiền muộn. Khi có thai cần khám theo lịch hẹn khám lại của bác sĩ, nên nhớ nếu thấy những dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để theo dõi thai nhi đề phòng và bảo vệ thai nhi khỏi những trường hợp xấu có thể xảy ra. 

Phòng ngừa tình trạng suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ 3Mẹ bầu cần thường xuyên vận động tập thể dục nhẹ nhàng, nghỉ ngơi hợp lí, tránh âu lo phiền muộn

Trẻ suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ đang là mối quan tâm đáng lo ngại đối với những người đang mang thai nói riêng, với mọi người nói chung. Trên đây là những phương pháp phòng ngừa suy dinh dưỡng thai nhi mà bạn cần để tâm đến.

Thanh Hiền

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *