Phân biệt sốt mọc răng ở trẻ và sốt do bệnh

Phan Biet Sot Moc Rang O Tre Va Sot Do Benh Scyhu 1583919103

Phân biệt sốt mọc răng ở trẻ và sốt do bệnh

Vì thế, kiến thức phân biệt sốt mọc răng và sốt do bệnh dưới đây sẽ giúp mẹ có cái nhìn đúng và chính xác nhé.

Trẻ thường mọc răng vào giai đoạn nào?

Với trẻ sơ sinh quá trình bắt đầu mọc răng sữa trong khoảng thời gian từ 6 – 8 tháng tuổi và hoàn thiện hàm răng sữa này đến khoảng 2 tuổi. Tới giai đoạn 5- 12 tuổi là trẻ bắt đầu thay răng sữa bằng răng trưởng thành.

Theo các bác sĩ, răng sữa có vai trò quan trọng, giúp răng chính sau này mọc đúng hướng, đúng chiều, đúng vị trí.

Phân biệt sốt mọc răng ở trẻ và sốt do bệnh 1Với trẻ sơ sinh quá trình bắt đầu mọc răng sữa trong khoảng thời gian từ 6 – 8 tháng tuổi

Khi những chiếc răng sữa đầu tiên nhú lên, trẻ bị sốt cao khi mọc răng, là do răng nhú lên, không được chăm sóc đúng cách, bị viêm quanh thân răng hoặc áp xe quanh thân răng, viêm lợi, gây đau nhức, sưng tấy.

Sốt mọc răng

Tình trạng sốt mọc răng của bé thường do viêm lợi, nhưng cũng có một trường hợp không bị sốt.

Mẹ có thể dựa vào những biểu hiện sau đây để phân biệt cơn sốt của bé:

Trẻ chảy dãi: Khi mọc răng nhiều trẻ gặp tình trạng chảy nước miếng và thích ngậm gì đó trong miệng nhai. Khi mọc răng, cơ thể của con cũng yếu đi nên dễ bị bệnh, bị rối loạn tiêu hóa. Vào giai đoạn này hoặc sớm hơn, trẻ thường bị sốt nhẹ.

Khi mọc răng, trẻ biểu hiện mệt mỏi, quấy khóc, ít ngủ và bứt rứt khó chịu răng thích nhai ngậm gì đó.

Phân biệt sốt mọc răng ở trẻ và sốt do bệnh 2Khi mọc răng, trẻ biểu hiện quấy khóc, bứt rứt khó chịu răng thích nhai ngậm gì đó.

Nướu có thể nhìn thấy bị sưng đỏ, trẻ có cảm giác ngứa ngáy tại vùng mọc răng và quấy khóc. Thời điểm này, trẻ thường cho ngón tay, đồ chơi dễ cầm vào miệng để cắn.

Những dấu hiệu này thường xảy ra trước khi răng nhú lên từ 3-5 ngày. Ngoài ra, khi nướu nứt ra mà mẹ không vệ sinh có thể gây nhiễm trùng vùng răng miệng, khiến con quấy khóc nhiều, không chịu ăn và có thể bị sụt cân.

Giai đoạn mọc răng diễn ra khoảng 8 ngày, gồm 4 ngày trước khi răng nhú và kéo dài tiếp 3 ngày sau đó. Thông thường, chiếc răng đầu tiên sẽ mọc khi bé 6-8 tháng. Hai chiếc răng cửa dưới nhú ra đầu tiên rồi tới răng cửa trên. Mẹ thường thấy những chiếc răng hàm đầu tiên mọc khi bé bắt đầu lên 1 tuổi.

Với trẻ em thì đa phần nguyên nhân gây sốt là do cơ thể nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng) cơ chế của hệ miễn dịch cơ thể sẽ gây sốt.

Nhiệt độ bình thường của cơ thể dao động từ 36,5 đến 37,5 độ C và trẻ nhỏ cũng vậy. Khi mức thân nhiệt cao hơn mức này, tức là cơ thể đã mắc hiện tượng sốt.

Bạn có thể nhìn thấy trẻ bị sốt mọc răng qua các biểu hiện nêu ở trên và trẻ chỉ sốt nhẹ, trẻ quấy khóc nhưng vẫn chơi đùa bình thường.

Sốt do bệnh

Tuy nhiên, nếu cha mẹ khi thấy các triệu chứng như nhiệt độ tăng cao hơn 39 độ, quan sát miệng trẻ không thấy sưng đỏ hay răng nhú lên. Sau đó thấy con bị ho, chảy nước mũi, giảm đi tiểu, thậm chí là nôn, tiêu chảy… thì chúng không hề liên quan đến việc mọc răng.

Đồng thời, con không chơi đùa như bình thường, đó thực sự là dấu hiệu bệnh sốt và ba mẹ cần đưa con đến bác sĩ.

Chăm sóc con khi sốt mọc răng

Nếu thấy con có hiện tượng sốt, xác định là sốt do mọc răng, nếu sốt dưới 39 độ C, cha mẹ có thể tự xử lí ở nhà, nhưng nếu nhiệt độ cao hơn và còn thấy trẻ co giật, nôn mửa,…cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa.

Các bác sĩ nha khoa khuyên, khi cha mẹ thấy trẻ quấy khóc do mọc răng thì nên tìm cách xoa dịu cơn đau cho con bằng những cách dưới đây:

Dùng nước ấm lau người cho trẻ.

Luôn giữ vệ sinh răng miệng: Cho con uống nước lọc sau khi ăn, lau miệng bằng khăn mềm, chải răng cho trẻ nhiều lần trong ngày.

Phân biệt sốt mọc răng ở trẻ và sốt do bệnh 3Giữ răng miệng trẻ thời kì mọc răng có vai trò quan trọng bảo vệ con khỏi các vấn đề về răng sau này

Không để trẻ tiếp xúc với những đồ chơi vuông thành, sắc cạnh, đồ vật cứng.

Mẹ nên tăng cường các cữ bú trong ngày cho bé còn đang bú. Nếu bé không bú được thì hãy vắt sữa và cho bé ăn bằng thìa nhỏ. Với bé lớn hơn, hãy cho bé uống thêm nước lọc hoặc pha sữa loãng hơn bình thường để tránh tình trạng mất nước của con.

Nếu trẻ sốt cao, kèm hiện tượng co giật, có thể lấy một chiếc khăn nhỏ mềm, gập nhỏ và đưa đầu khăn kẹp vào miệng trẻ, đề phòng trẻ cắn vào lưỡi.

Có thể dùng thêm thuốc giảm đau, hạ sốt cho trẻ, nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra, cha mẹ có thể áp dụng biện pháp sau để giúp trẻ thấy dễ chịu hơn khi mọc răng:

Cho trẻ nhâm nhi chút bánh mềm ăn dặm khi gặp nước bọt và có chứa ít đường và không có chất bảo quản.

Cho trẻ ăn chuối cắt lát lạnh để xoa dịu vùng lợi sưng và giảm đau.

Ngâm khăn sữa với nước ấm rồi vắt hết nước, bỏ vào ngăn mát tủ lạnh vài phút và đưa cho trẻ ngậm cũng giúp trẻ thấy dễ chịu hơn.

Trên đây là những biểu hiện sốt mọc răng ở trẻ sơ sinh khác với sốt bệnh mà cha mẹ cần lưu ý, tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Do đó, các mẹ cha mẹ cần phân biệt rõ những dấu hiệu sốt mọc răng và dấu hiệu số cao ở trẻ sơ sinh do các bệnh lý khác để có cách điều trị kịp thời.

Thanh Hoa

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *