Phân biệt dị ứng bỉm và hăm tã ở trẻ

Phan Biet Di Ung Bim Va Ham Ta O Tre Iypij 1590657811

Phân biệt dị ứng bỉm và hăm tã ở trẻ

Mẹ hãy theo dõi một số dấu hiệu nhận biết dị ứng bỉm và hăm tã để chăm sóc bé tốt hơn.

Tìm hiểu nguyên nhân gây dị ứng bỉm và hăm tã

Nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng bỉm

Dị ứng bỉm tương tự như bệnh viêm da dị ứng thông thường, khi trẻ có tiếp xúc với các tác nhân kích ứng. Đối với trường hợp này, nguyên nhân chủ yếu đến từ chất liệu bỉm hoặc thành phần của bỉm có vấn đề. Tình trạng dị ứng bỉm ở trẻ có thể hình thành từ những nguyên nhân chính sau:

  • Trẻ bị dị ứng với một hoặc nhiều thành phần hóa dược chất, bông hoặc sợ vải có trong bỉm.
  • Do phụ huynh bọc bỉm cho bé quá chật, không thường xuyên thay bỉm cho bé.
  • Sau khi trẻ đi vệ sinh phụ huynh không lau khô vùng bẹn cho bé, khiến vùng mông, vùng kín ẩm ướt.

Phân biệt dị ứng bỉm và hăm tã ở trẻ 1

Dị ứng bỉm do phụ huynh bọc bỉm cho bé quá chật, không thường xuyên thay bỉm cho bé.

Trẻ phải sử dụng bỉm kém chất lượng, thành phần không phù  hợp với làn da mỏng manh của trẻ.

Nguyên nhân gây hăm tã

Hăm tã là một tình huống cũng rất thường gặp ở vùng mông, bẹn của trẻ làm da bị đỏ và đau, rát. Các nguyên nhân gây ra thường là:

  • Da trẻ bị dị ứng với chất liệu làm tã, hoặc với giấy ướt để lau, làm vệ sinh cho bé, hoặc với các hoá chất dùng tạo mùi thơm cho tã giấy.
  • Nhiễm trùng hay nhiễm nấm cũng là nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ. Nấm hay vi trùng ký sinh thường có ở da, không nguy hại nhưng khi da ẩm ướt, bị dơ do nước tiểu hay phân của trẻ thì nấm và vi trùng dễ phát triển, gây bệnh trên da, làm da đỏ, nổi nhiều mụn nhỏ, ngứa, rát khó chịu.

Phân biệt dấu hiệu trẻ dị ứng bỉm và hăm tã

Đa phần các phụ huynh đều hoang mang trước tình trạng da của bé bị ửng đỏ, nổi mẩn. Tuy nhiên nhiều phụ huynh vẫn tỏ ra chủ quan cho rằng đây là dấu hiệu hăm tã bình thường, dùng phấn rôm sẽ khỏi. Chính suy nghĩ này khiến tình trạng dị ứng bỉm ở một số trẻ trở nên trầm trọng hơn do tiếp xúc với phấn rôm trong thời gian bệnh.

Do đó các mẹ nên nắm rõ những triệu chứng của bệnh dị ứng bỉm ở trẻ, và đồng thời phân biệt đâu là hăm tã, đâu là dị ứng cùng lúc. Điều này sẽ giúp phụ huynh biết cách xử lý đúng. Những dấu hiệu nhận biết cụ thể như sau:

Dấu hiệu dị ứng bỉm

Tình trạng dị ứng bỉm sẽ khiến trẻ bị ngứa khó chịu, trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, nước tiểu có mùi hôi.

Phân biệt dị ứng bỉm và hăm tã ở trẻ 2Tình trạng dị ứng bỉm sẽ khiến trẻ bị ngứa khó chịu, hay quấy khóc.

Nổi mẩn đỏ ở mông và kẽ háng, gây ngứa da, hậu môn của trẻ bị đỏ và da bị loét lan quanh vùng xung quanh.

Các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là vùng mông, bẹn, bụng, đùi sau đó có thể sẽ phát ra toàn thân.

Bề mặt da bị sưng phù hoặc kèm theo viêm loét cho thấy dấu hiệu trẻ bị dị ứng nặng.

Trẻ khó đi vệ sinh, tiểu ít, kèm theo sốt cao, luôn bức bối khó chịu do tình trạng đau rát và chán ăn.

Nếu phụ huynh nhận thấy trẻ gặp phải những dấu hiệu dị ứng bỉm trên, phụ huynh nên bình tĩnh xác định do trẻ dị ứng bỉm hay do dị ứng, viêm da nào khác. Một số trẻ có biểu hiện tương tự do tình trạng viêm da do côn trùng đốt, khô da, hăm tã, chốc lở.

Dấu hiệu trẻ bị hăm tã

Hăm tã là triệu chứng phổ biến xảy ra ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn 0 – 6 tháng đầu đời. Do lúc này bé chưa thể vận động, việc nằm nhiều với tã bỉm bọc kín khiến vùng da luôn ẩm ướt và bí khí hình thành các vùng hăm. Đối tượng trẻ bú sữa mẹ có khả năng đối mặt với chứng hăm tã sau khi bước vào tuổi ăn dặm. Những triệu chứng phổ biến khi trẻ bị hăm tã là:

Tình trạng viêm da hậu môn là phổ biến nhất, ban đầu chỉ hình thành vùng viêm tại vài chỗ nhỏ quanh hậu môn của bé. Vùng mông là nơi dễ viêm nhiễm nhất do khu vực này luôn ẩm ướt, khiến cho chất kiềm trong phân có cơ hội tích trữ và gây hăm dẫn tới viêm.

Phân biệt dị ứng bỉm và hăm tã ở trẻ 3Tình trạng hăm tã biểu hiện viêm da hậu môn là phổ biến nhất

Vùng da mông của trẻ bị phồng rộp, bề mặt da đỏ tấy nhưng không phải những vùng da có nếp gấp, không có vết trợt. Cần cảnh giác viêm da Seborrhoeic, đây là biểu hiện da bị ban đỏ có lẫn vảy vàng, triệu chứng có thể xuất hiện tại vùng da được quấn tã và các bộ phận khác.

Viêm da Candida cũng là nguyên nhân gây hăm tã phổ biến. Ban đầu vùng mông trẻ xuất hiện các mảng có màu đỏ tươi ở khu vực giữa bụng và đùi. Tình trạng nhiễm nấm sẽ phát triển mạnh hơn khi phụ huynh dùng kháng sinh cho bé.

Bệnh chốc lở ở háng, mông cũng là một dạng của hăm tã. Nguyên nhân gây ra bệnh do vi khuẩn, đặc điểm nhận biết là vùng da bị bỏng rộp, với những vùng da phồng rộng, bề mặt kèm theo lớp vảy mỏng vàng nâu. Tình trạng hăm tã do chốc lở thường bao phủ đùi, ngực, bụng dưới và những phần khác trên cơ thể.

Ngoài ra tình trạng viêm da qua ma sát với kết cấu của bỉm cũng gây ra những mức độ hăm da khác nhau. Đặc trưng là những vùng da màu đỏ ửng có nếp gấp ở đùi, bụng dưới, nách và quanh mông. Nghiêm trọng hơn, vùng da viêm nhiễm có thể bị rỉ ra nước màu vàng trắng và khiến trẻ khó khăn trong đi ngoài. Vùng da bị chà sát với những cạnh của tã cũng có nguy cơ bị kích ứng, gây viêm. Sau khi bé đi tiểu, bạn nên vệ sinh cho bé, lau khô cho bé trước khi quấn tã.

Thanh Hoa

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *