Phải xử lý thế nào khi trẻ bị dị ứng sữa mẹ

Phai Xu Ly The Nao Khi Tre Bi Di Ung Sua Me Wwikt 1575615753

Phải xử lý thế nào khi trẻ bị dị ứng sữa mẹ

Tình trạng trẻ bị dị ứng sữa mẹ cũng khá nguy hiểm, nhất là với nhóm đối tượng trẻ sơ sinh. Đây là một trong những triệu chứng dị ứng sữa có thể gặp phải ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 1 – 2 tháng tuổi. Dù sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng an toàn nhất cho trẻ, nhưng nếu trẻ có những biểu hiện phản ứng lại, rối loạn tiêu hóa, nôn trớ, tiêu chảy nhiều… thì các mẹ phải lưu ý ngay.

Phải xử lý thế nào khi trẻ bị dị ứng sữa mẹ 1Nếu chẳng may trẻ bị dị ứng sữa mẹ thì cần xử lý thế nào?

Nguyên nhân trẻ bị dị ứng sữa mẹ

Hiện các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được nguyên nhân cụ thể làm trẻ bị dị ứng sữa mẹ. Tuy nhiên, đó cũng có thể là do một số yếu tố tác động chẳng hạn như gen di truyền, vừa bú sữa mẹ vừa cho uống sữa bò hoặc sữa đậu nành quá sớm. Ngoài ra, sữa mẹ có chứa những chất đạm khiến bé khó tiêu hóa, đầy bụng cũng được xem là một phần nguyên nhân.

Với những bé có cơ địa mẫn cảm với thành phần protein thì đây cũng được cho là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị dị ứng với sữa mẹ. Bất cứ chất dinh dưỡng nào bạn hấp thụ từ thức ăn cũng sẽ được truyền sang cho bé. Thế nên nếu cơ địa bé không dung nạp được với một số thành phần nào đó thì sẽ dẫn đến tình trạng trẻ bị dị ứng sữa mẹ.

Tuy nhiên, nuôi con bằng sữa mẹ vẫn ít có nguy cơ dị ứng hơn so với nuôi con bằng sữa bò và các sữa công thức khác. Do đó các mẹ cũng đừng quá lo lắng mà hãy cẩn thận quan sát và tìm hiểu phương án xử lý khi trường hợp bất khả kháng này xảy đến.

Nhận biết dấu hiệu trẻ bị dị ứng sữa mẹ

Thường trẻ sơ sinh bị dị ứng với sữa mẹ nằm trong khoảng dưới 6 tháng tuổi. Khi đó, con yêu của bạn sẽ có những biểu hiện như buồn nôn, ói mửa, thở khò khè, nổi ban đỏ, mẩn ngứa sau khi bú. Với trường hợp nặng, bé sẽ cảm thấy khó chịu, quấy khóc, biếng ăn, chán bú hay thậm chí là đi phân dính máu.

Bên cạnh đó, cũng có khá nhiều trường hợp trẻ bị dị ứng sữa mẹ nặng sốc phản vệ. Đây là một tai biến dị ứng nghiêm trọng, làm trẻ thấy khó thở, suy hô hấp, da tím tái hoặc xanh ngắt, co giãn tĩnh mạch, đau đầu, thần kinh co giật.

Tuy nhiên, chúng ta phải phân biệt rõ ràng dị ứng sữa với hiện tượng bất dung nạp lactose. Triệu chứng của bất dung nạp đường lactose là bé thấy đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, tiêu chảy nhưng không có máu.

Phải xử lý thế nào khi trẻ bị dị ứng sữa mẹ 2Sau khi bú sữa mẹ trẻ bị dị ứng sẽ thấy buồn nôn, ói mửa, thở khò khè, nổi ban đỏ, mẩn ngứa

Phải làm gì khi trẻ bị dị ứng sữa mẹ?

Nếu nhận thấy con mình xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng ở trên thì hãy đưa bé đi thăm khám càng sớm càng tốt. Sau đó bé sẽ được xác định chính xác nguyên nhân gây ra dị ứng. Nếu được chẩn đoán dị ứng thực phẩm, bạn cần loại bỏ ngay các chất gây dị ứng tiềm ẩn khỏi chế độ ăn từ 2 – 4 tuần.

Chúng ta vẫn sẽ tiếp tục cho con bú bình thường và theo dõi các triệu chứng của bé có giảm bớt không. Nếu tình trạng dị ứng có thuyên giảm, bạn có thể tiếp tục cho bú. Nhưng lưu ý theo dõi sự phát triển và cân nặng của bé. 

Khi xác định được chính xác loại thực phẩm đã gây ra dị ứng thì tạm ngưng ăn thực phẩm đó ít nhất 6 tháng hoặc cho đến khi bé được 9 – 12 tháng tuổi. Bởi đến độ tuổi này hầu hết trẻ em không còn bị dị ứng nữa.

Những loại thực phẩm dễ khiến trẻ bị dị ứng

Những thực phẩm phổ biến mà mẹ ăn vào dễ khiến trẻ bị dị ứng là sữa bò, đậu nành, ngô và trứng. Nghiên cứu trên khoảng 100 trẻ sơ sinh bị dị ứng thực phẩm từ mẹ thì có tới 65% trường hợp là do sữa bò. Ngoài ra nhóm gây dị ứng thường xuyên còn có đậu phộng, hạt cây, lúa mì và chocolate.

Những thực phẩm như hành tây, tỏi và rau họ cải khi chúng ta dùng ăn cũng có thể gây đau bụng cho bé. Một số nghiên cứu nhỏ nhận thấy rằng nhóm thức ăn có gia vị cay làm bé quấy khóc hơn bình thường. Tuy nhiên tình trạng nãy cũng tương đối ít nghiêm trọng và thường chỉ kéo dài dưới 24 giờ. Tốt nhất chúng ta nên tìm đến những thực phẩm làm mát nguồn sữa mẹ để sử dụng. 

Phải xử lý thế nào khi trẻ bị dị ứng sữa mẹ 3Mẹ ăn đậu nành dễ khiến trẻ bị dị ứng sữa

Ngoài ra khi cho con bú các mẹ cũng nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Hãy lưu ý trạng thái của bé mỗi khi cho ăn một món mới. Bởi nó sẽ giúp chúng ta sớm nhận ra loại thức ăn đó có gây khó chịu cho bé hay không.
  • Dù trẻ bị dị ứng sữa mẹ nhưng bạn cũng không nên ngưng cho bé bú. Thay vào đó hãy tìm cách đổi chế độ ăn uống hoặc tìm hiểu nguyên nhân và nhờ bác sĩ tư vấn để bé không bị dị ứng nữa.
  • Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 4 tháng có thể giúp giảm thiểu nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của dị ứng thực phẩm cho bé.
  • Tình trạng trẻ bị dị ứng sữa mẹ có thể tự khỏi khi bé được 9 tháng trở lên mà không cần điều trị y tế nếu không có các biến chứng nặng.

Vậy là chúng ta đã biết được trẻ bị dị ứng sữa mẹ có biểu hiện như thế nào cũng như phương pháp xử trí. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về cách bảo quản sữa mẹ để có thể chăm sóc trẻ một cách tốt nhất. Hy vọng nhờ đó bé con của các mẹ sẽ khôn lớn và khỏe mạnh mỗi ngày.

Thụy Anh

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *