Phải làm gì khi em bé bị hạ đường huyết?
1. Nguyên nhân khiến bé bị hạ đường huyết?
Do trẻ không được bú đủ sữa
Nguyên nhân gây nên tình trạng hạ đường huyết ở trẻ nhỏ được hiểu như mỗi tế bào trong cơ thể cần được cung cấp đường (hoặc glucose) để hoạt động tốt. Chúng ta lấy glucose từ thực phẩm mà chúng ta ăn, còn bé sơ sinh có được nó từ sữa. Sau khi chúng ta ăn hoặc sau khi bé được bú, lượng đường trong máu sẽ tăng lên tự nhiên. Theo thời gian, lượng đường huyết này sẽ bắt đầu giảm xuống. Đường huyết giúp cân bằng các hormone trong cơ thể, đặc biệt là insulin. Khi mọi thứ hoạt động nhịp nhàng, lượng đường trong máu rất ổn định. Nhưng khi mất cân bằng, hạ đường huyết có thể xảy ra.
Với bé sơ sinh, lượng đường trong máu của bé giảm xuống trong vài giờ đầu tiên sau sinh và điều này là bình thường. Hầu hết các bé sơ sinh khỏe mạnh đều không bị ảnh hưởng gì với trường hợp này. Nếu bé được bú mẹ bất kỳ khi nào bé muốn thì cơ thể bé sẽ duy trì được lượng đường ổn định.
Tiền sử mẹ bị tiểu đường
Tuy nhiên, một số bé có nguy cơ cao, chẳng hạn, sinh ra từ những người mẹ bị bệnh tiểu đường khiến bé có quá nhiều insulin khi chào đời, làm lượng đường trong máu của bé thấp. Ngoài ra, bé có thể bị hạ đường huyết như trẻ sinh non, trẻ bị lạnh quá mức hoặc hạ thân nhiệt, bị nhiễm trùng…
2. Phải làm gì khi em bé bị hạ đường huyết?
Sau khi biết các nguyên nhân gây chứng hạ đường huyết của con, các bậc phụ huynh phải làm gì khi em bé bị hạ đường huyết? Chính là phải ngay lập tức nâng cao độ đường trong máu bằng đường tiêu thụ, chẳng hạn như ăn kẹo, uống nước ép trái cây hoặc dùng thuốc trong máu, điều trị tình trạng cơ bản gây ra bệnh hạ đường huyết, để ngăn chặn nó tái diễn và điều trị các triệu chứng ban đầu.
Với trường hợp trẻ sơ sinh, được bác sĩ dự phòng là có nguy cơ cao cần điều trị dự phòng hạ đường huyết cho trẻ một cách hệ thống như cho trẻ ăn hoặc bú sớm trong vòng 3-6 giờ sau đẻ. Đối với trẻ lớn hơn cần cho trẻ bú 8 bữa sữa mỗi ngày.
Còn ở trẻ lớn nếu có tình trạng thần kinh hư biến nhanh chóng, biểu hiện co giật, hôn mê thì cần tiêm ngay TM 0,5-3g glucose ở dạng dung dịch glucose 30% (liều lượng từ 2-10 ml tuỳ theo tuổi trẻ) nếu tình trạng nặng hơn cần cấp cứu hạ đường huyết ở trẻ ngay lập tức.
Sau đó, cha mẹ cần cho trẻ truyền tĩnh mạch dung dịch đường 10% theo lứa tuổi, 4mg/kg/phút hay 0,25g/kg/giờ (2,5ml/kg/giờ) đối với trẻ sơ sinh và 0,5g/giờ hay 5ml/kg/giờ với trẻ ngoài sơ sinh. Đồng thời, có thể bé sẽ được chỉ định tiêm glucagon với liều từ 0,25-1 mg tùy theo độ tuổi của trẻ.
Lưu ý khi phải làm gì khi em bé bị hạ đường huyết mà lại đang trong tình trạng tiểu đường? Chính là cần tiêm đường ưu trương liều để cứu sống trẻ để không khiến trẻ rơi vào tình trạng hôn mê. Ngoài ra, chế độ ăn cũng cần đầy đủ năng lượng và dưỡng chất cho tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ.
Để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do hạ đường huyết cấp ở trẻ, cha mẹ có thể tiến hành xét nghiệm đường máu có hệ thống bằng que thử trước mỗi bữa ăn, trong 3 ngày đầu nếu định lượng đường máu dưới 0,45g/l.
Phải làm gì khi em bé bị hạ đường huyết? Cách đối phó và chữa trị căn bệnh này, cha mẹ cần đặc biệt tuân thủ các nguyên tắc là lập tức điều trị nâng cao độ đường trong máu, điều trị tình trạng cơ bản gây ra hạ đường huyết và ngăn chặn nó tái diễn nhé.
Thanh Hoa
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.