Nứt đầu nhũ hoa khi cho con bú thì cần làm gì?

Nut Dau Nhu Hoa Khi Cho Con Bu Thi Can Lam Gi Wmwwi 1578556309

Nứt đầu nhũ hoa khi cho con bú thì cần làm gì?

Hiện tượng đầu vú bị nứt, đau và chảy máu là dấu hiệu cho thấy mẹ đang có vấn đề khi cho bé bú. Vậy nguyên nhân của hiện tượng nứt đầu nhũ hoa khi cho con bú là gì? Và cần làm gì khi gặp vấn đề này. Hãy tham khảo những thông tin sau đây.

Nứt đầu nhũ hoa khi cho con bú thì cần làm gì 1

Cách phục nứt đầu nhũ hoa khi cho con bú là gì?

Nguyên nhân của tình trạng nứt đầu nhũ hoa khi cho con bú

Trong giai đoạn cho con bú sau sinh, ngoài việc làm cách nào để có nhiều sữa cho con thì đầu vú của mẹ có thể bị đau nhức, nứt nẻ hay thậm chí là chảy máu cũng là điều khiến nhiều người bận tâm. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do cho bé bú không đúng tư thế khiến bé mút núm vú không đúng cách. Điều cần làm đó là thay đổi tư thế cho bú thì sẽ thấy tình trạng này có sự cải thiện.

Ngoài ra, nếu bé bị nhiễm trùng nấm men trong miệng thì sẽ lây cho mẹ gây tổn thương đầu vú. Dấu hiệu vú bị nhiễm nấm bao gồm: đầu vú ửng đỏ, ngứa ngáy và đau rát không chỉ trong lúc cho bú mà ngay cả thời gian sau đó.

Nứt đầu nhũ hoa khi cho con bú thì cần làm gì 2

Mẹ bị lây nấm men từ bé đầu vú có thể bị nhiễm trùng, đau nhức

Tình trạng núm vú bị khô hoặc bị chàm cũng dấn tình trạng nứt nẻ, đau nhức. Bệnh chàm làm da xuất hiện vảy gây ngứa ngáy và đau rát. Nếu nghĩ mình bị mắc bệnh chàm da thì mẹ nên đi khám bác sĩ da liễu để được điều trị.

Tình trạng dính thắng lưỡi cũng khiến bé bú sai cách làm đầu vú mẹ nứt nẻ, tổn thương. Thắng lưỡi là lớp niêm mạc nối liền lưỡi với phần da hàm dưới. Nếu dây thắng lưỡi quá ngắn thì làm hạn chế khiến đầu lưỡi không thể cử động bình thường. Nếu nghi ngờ bé bị dính thắng lưỡi thì nên cho bé khám lưỡi để biết có phải bé bị dính thắng lưỡi hay không và tiểu phẫu để giải quyết vấn đề.

Những việc cần làm khi nứt đầu nhũ hoa

Nếu gặp vấn đề nứt đầu nhũ hoa khi cho con bú thì tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị phù hợp. Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo một số giải pháp dưới đây để giảm thiểu cơn đau:

  • Kiểm tra tư thế bú của bé: Chú ý cho bé bú với tư thế hướng mặt về phía bầu vú, môi dưới nằm dưới núm vú và cằm chạm sát vào bầu vú.
  • Thử nghiệm các tư thế bú khác nhau: Chú ý đến những tư thế dễ chịu cho mẹ và thoải mái cho bé.
  • Cho bé bú ở bên ngực ít đau trước: Vì bé thường ít hứng thú và nhẹ nhàng với bầu vú này.

Nứt đầu nhũ hoa khi cho con bú thì cần làm gì 3

Cho con bú đúng tư thế để tránh tổn thương đầu vú

Nếu cơn đau núm vú vượt quá giới hạn thì mẹ nên dừng cho bé bú hay hút sữa trong một hoặc một vài ngày để chờ cho nhũ hoa hồi phục. Khi cơn đau đầu ngực giảm bớt và những thương tổn được chữa lành thì mẹ có thể sẵn sàng cho bé bủ trở lại.

Nên đến khám bác sĩ nếu nhũ hoa chảy máu và đau đớn trong liên tục 24 giờ hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, viêm, chảy mủ. Vì qua những vết thương hở, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng tuyến vú. Bên cạnh đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về cách chữa lành thương tổn cho núm vú và duy trì nguồn sữa về sau.

Cách chữa lành nhũ hoa bị đau

Nếu gặp vấn đề nứt đầu nhũ hoa khi cho con bú thì hãy tham khảo những cách chữa lành núm vú sau:

  • Dùng sữa để xoa dịu núm vú nứt nẻ: Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể và là vacxin tự nhiên để thoa lên da mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Thoa một ít sữa lên núm vú để tự khô là cách đơn giản để xoa dịu vết thương và kháng khuẩn hiệu quả.
  • Làm sạch núm vú sau khi cho bé bú: Thực hiện điều này để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Sử dụng xà phòng kháng khuẩn không mùi, nhẹ nhàng làm sạch các vết nứt trên đầu vú trước khi rửa sạch bằng nước.
  • Sử dụng thuốc mỡ: Thoa các loại thuốc mỡ không kê toa có thể làm dịu những vết nứt nẻ. Nên đọc kỹ nhãn thuốc để đảm bảo thuốc không chứa các chất có khả năng gây ngộ độc và kích ứng.

Dùng gạc lạnh hoặc miếng đắp hydrogel: Cách này giữ cho đầu vú không bị khô, hiệu quả trong việc giảm đau, ngứa và viêm nhiễm.

  • Dùng phụ kiện bảo vệ núm vú: Một số bác sĩ khuyên nên dùng các loại phụ kiện làm bằng silicon để bảo vệ nhũ hoa khi cho bé bú. Tuy nhiên, nên tham khảo kỹ ý kiến chuyên gia vì những phụ kiện này có thể khiến bé khó bú nếu không được sử dụng đúng cách.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm: Dùng các loại kem dưỡng ẩm giúp hạn chế tình trạng đầu vú nứt nẻ, đau nhức.
  • Rửa bằng nước muối: Pha dung dịch nước muối có độ mặn bằng nước mắt để sát trùng núm vú bị nứt nẻ.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng ibuprofen hay acetaminophen để giảm đau đầu ngực.

Nứt đầu nhũ hoa khi cho con bú thì cần làm gì 4

Cần chú ý đến vấn đề vệ sinh ngực sau khi cho con bú

Với những biện pháp trên, mẹ có thể giảm những cơn đau do nứt đầu nhũ hoa gây nên một cách hiệu quả.

Có nên cho bé bú tiếp hay không?

Nứt đầu nhũ hoa khi cho con bú, hay thậm chí là núm vú chảy máu đều không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Bởi vì nếu vô tình nuốt phải máu thì lượng máu này sẽ được đào thải ra ngoài khi bé đi vệ sinh. Tuy nhiên, cần chú ý điều chỉnh tư thế để bé có thể nhận đủ lượng sữa cần thiết.

Nếu biết rõ nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng nứt đầu nhũ hoa khi cho con bú, mẹ nên tiếp tục cho bú trong thời gian chờ vết thương lành. Nếu đau quá mức, mẹ có thể hút sữa chứa trong bình để nuôi bé trong thời gian chờ bình phục.

Uyên

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *