Những việc mẹ nên làm khi trẻ bị đau mắt đỏ
Nguyên nhân dẫn tới bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới bệnh đau mắt đỏ ở trẻ, trong đó phải kể đến những nguyên nhân chính sau đây:
Do virus gây ra: trẻ thường mắc bệnh đau mắt đỏ và kèm theo các dấu hiệu của bệnh cảm lạnh.
Do vi khuẩn gây ra: trẻ xuất hiện một lớp chất xám vàng và thường khiến cho mí mắt sưng lên, trong một số trường hợp mí mắt dính lại với nhau. Theo nghiên cứu thì loại vi khuẩn gây nên tình trạng này là: staphylococcus, streptococcus hoặc hemophilus.
Trẻ bị dị ứng: Khi trẻ bị đau mắt đỏ mắt sẽ đỏ ngầu và sưng lên kèm theo đó có thể là hiện tượng chảy nước mũi. Trẻ có thể bị dị ứng khói bụi, phấn hoa…
Bên cạnh đó cũng có thể là một số nguyên nhân khác như: lượng clo trong bể bơi, khói thuốc lá…
Triệu chứng khi trẻ bị đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em được biểu hiện chính bằng mắt đỏ và có ghèn. Người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai. Lúc này mắt cảm thấy khó chịu, sau đó cộm như có cát, mắt nhiều dử, buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều dử dính chặt. Mi mắt có dấu hiệu sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt.
Khi bị bệnh đau mắt đỏ, người bệnh còn có thêm các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai.
Thói quen hay cho tay dụi mắt, sờ vào mũi, vào miệng dễ gây bệnh
Thông thường khi bị đau mắt đỏ người bệnh vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không bị suy giảm nhưng nếu để bệnh nặng, mắt người bệnh có thể bị phù đỏ, có màng trong mắt, xuất huyết dưới kết mạc… thì hậu quả sẽ lớn hơn.
Khi trẻ bị đau mắt đỏ mẹ nên làm gì?
Trong thời gian trẻ bị đau mắt đỏ tốt nhất mẹ nên cách lý không để con đi học hay đến những môi trường dễ lây đau mắt đỏ như trường học, công viên, khu vui chơi đông người.
Trường hợp các dấu hiệu đau mắt đỏ ở trẻ là do vi khuẩn:
- Mẹ có thể rửa mắt cho trẻ bằng nước muối có nồng độ 0,9%.
- Cho trẻ dùng thuốc kháng sinh như: tobramyxin, ofloxaxin… giúp giảm phù nhanh chóng.
Trường hợp các dấu hiệu đau mắt đỏ ở trẻ là do virus:
- Mẹ nên dùng thuốc kháng sinh tra mắt cho trẻ để ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm, nhưng nên nhớ là chỉ dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sỹ.
- Nếu điều trị liên tục 5 -7 ngày không thuyên giảm nhanh chóng cho trẻ tái khám.
- Tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc kháng sinh trong thời gian quá dài.
Khi trẻ bị đau mắt đỏ tuy là bệnh cấp tính, dễ lây nhưng lành tính, ít để lại di chứng. Tuy nhiên cha mẹ cũng không nên quá chủ quan mà nên có các biện pháp phòng tránh căn bệnh này hiệu quả.
Bảo Bảo
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.