Những lưu ý khi đưa bé chích ngừa viêm não Nhật Bản

Nhung Luu Y Khi Dua Be Chich Ngua Viem Nao Nhat Ban Utkno 1531407755

Những lưu ý khi đưa bé chích ngừa viêm não Nhật Bản

Vắc-xin viêm não Nhật Bản nên được tiêm phòng vào thời gian nào?

– Đối với trẻ em dưới 5 tuổi: Hãy cho bé chích ngừa viêm não nhật bản khi được 12-15 tháng tuổi, theo lịch tiêm đủ 3 mũi của chương trình tiêm chủng mở rộng. Có thể tiêm lại sau 5 năm kể từ mũi tiêm thứ 3. 

– Đối với trẻ trên 5 tuổi nếu chưa từng được tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản thì hãy cho bé chích ngừa viêm não nhật bản ngay, cần tiêm đủ 3 mũi cơ bản. Mũi tiêm nhắc sau 5 năm. 

Những lưu ý khi đưa bé chích ngừa viêm não Nhật BảnHãy cho bé chích ngừa viêm não nhật bản khi được 12-15 tháng tuổi

– Đối với người lớn: nếu ai chưa tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản bao giờ nên tiêm ngay, theo lịch tiêm 3 mũi cơ bản. Nếu đã từng tiêm liều cơ bản thì chỉ cần tiêm lại 1 mũi. 

Nên tổ chức cho bé chích ngừa viêm não nhật bản trước mùa bệnh khoảng 1 tháng vì kháng thể bảo vệ bước đầu chỉ được tạo thành 3 tuần sau khi tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản liều 2, và kháng thể bảo vệ cơ bản chỉ có sớm nhất 1 tuần sau vacxin mũi thứ 3. 

Những người nên tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản

– Với những người sống trong vùng có lưu hành bệnh viêm não Nhật Bản, nhất là với trẻ em từ 1 đến 15 tuổi hãy tiêm phòng ngay. Với những trẻ em từ 1 đến 5 tuổi được tiêm theo chương trình tiêm chủng mở rộng. 

– Khách du lịch/người đi lao động, công tác/ người nhập cư đến từ vùng không có miễn dịch, có thời gian lưu trú hơn 1 tháng ở những vùng nông thôn và hơn 12 tháng ở thành phố nơi có bệnh VNNB lưu hành.

Những lưu ý khi đưa bé chích ngừa viêm não Nhật Bản 1Nên tổ chức cho bé chích ngừa viêm não nhật bản trước mùa bệnh khoảng 1 tháng

Những người không được phép tiêm hoặc hoãn tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản:

– Những người quá mẫn cảm với thành phần thiomersal hoặc với các chế phẩm của não chuột, có dị ứng với vắc-xin viêm não Nhật Bản lần tiêm trước. 

– Những người có dấu hiệu sốt cao hoặc mắc bệnh nhiễm khuẩn đang tiến triển. 

– Những người đang mắc bệnh tim, gan, thận, đái tháo đường giai đoạn nặng, bệnh ung thư máu và các bệnh ác tính. 

– Không tiêm cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi và phụ nữ có thai. 

– Người nhiễm HIV đã chuyển thành AIDS. 

Tác dụng phụ có thể gặp khi tiêm vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản

Theo thông tin từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, một tỷ lệ nhất định người tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản có thể bị tác dụng phụ, cụ thể:

-Tại chỗ tiêm: có thể bị đau, sưng, đỏ, trường hợp này thường gặp ở 5 – 10% người được tiêm. 

– Một số rất ít có thể có phản ứng toàn thân như sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi. Các phản ứng phụ nêu trên thường xuất hiện khoảng vài giờ sau khi tiêm và thường tự hết sau 1-2 ngày. Phản ứng phụ hay gặp ở mũi tiêm thứ 2 hoặc thứ 3 hơn là ở mũi tiêm thứ 1.  

Những lưu ý khi đưa bé chích ngừa viêm não Nhật Bản 2Phản ứng phụ có thể được hạn chế nếu cho bé chích ngừa viêm não nhật bản đúng thời gian

– Một tỷ lệ nhỏ có thể gặp choáng (sốc) sau khi tiêm trong vòng vài giờ, cần được đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để xử trí cấp cứu. Bởi thế các bác sĩ sẽ cho làm xét nghiệm viêm não Nhật Bản trước khi tiến hàng tiêm vắc xin.

Phản ứng phụ có thể được hạn chế nếu cho bé chích ngừa viêm não nhật bản đúng thời gian, liều lượng, đường tiêm và việc khám, hỏi kỹ tình trạng của trẻ trước khi tiêm cũng như theo dõi tiếp, cho trẻ nghỉ ngơi sau khi tiêm trong vòng 30 phút.

Thu Hà

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *