Những điều cần lưu ý khi trẻ bị viêm họng nặng

Nhung Dieu Can Luu Y Khi Tre Bi Viem Hong Nang Yrtus 1524407254

Những điều cần lưu ý khi trẻ bị viêm họng nặng

Triệu chứng của bệnh viêm họng

Mùa hè cùng với thời tiết mưa nắng thất thường sẽ rất dễ khiến bé gặp những vấn đề về sức khoẻ, nhất là các bệnh hô hấp. Trong số các bệnh về đường hô hấp, viêm họng là bệnh thường dễ mắc nhất ở trẻ nhỏ. Đối tượng dễ mắc viêm họng thường là trẻ dưới 5 tuổi. Nguyên nhân do ở độ tuổi này sức đề kháng và hệ miễn dịch còn yếu, không thể chống lại tác nhân gây bệnh.

Viêm họng nặng là tình trạng viêm (sưng) hay nhiễm trùng các mô và cơ cấu trong họng của bé. Khi mắc bệnh trẻ sẽ có các dấu hiệu như: nhức đầu, đau họng, hai hạch nhân to, sần sùi, tiết dịch, hạch ở cổ, dưới hàm sưng to và đau.

Những điều cần lưu ý khi trẻ bị viêm họng nặng

Mùa hè cùng với thời tiết mưa nắng thất thường sẽ rất dễ khiến bé gặp những vấn đề về sức khoẻ, nhất là các bệnh hô hấp

Có nhiều trường hợp trẻ thường sẽ bị sốt khi bị viêm họng nặng. Đối với trẻ tử 3 đến 6 tháng tuổi, nếu sốt trên 38,5 độ C thì mức độ bệnh khi đó đã rất nghiêm trọng; đối với những bé trên 6 tháng tuổi, nếu sốt ở mức 39 độ C thì bạn cần nhanh chóng hạ sốt an toàn cho con và đưa bé đi khám ngay.

Những lưu ý khi trẻ có dấu hiệu viêm họng nặng

Đa số những trường hợp viêm họng và viêm đường hô hấp trên ở trẻ là do virus gây nên, do đó khi trẻ bị viêm họng mới ở mức độ nhẹ, người lớn không cần phải cho bé uống kháng sinh. Bạn có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian hiệu quả để giúp chữa bệnh viêm họng ở trẻ như mật ong và gừng, chanh và mật ong, tỏi với mật ong…

Bạn cần đảm bảo cho bé có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngăn ngăn ngừa và hạ sốt an toàn cho trẻ, đảm bảo hợp lý chế độ dinh dưỡng cho trẻ dễ ăn. Đối với trẻ sơ sinh, nếu bé bị viêm họng khiến họng bị đau và sưng thì cần cho bé bú nhiều sữa hơn. Với các bé đã bước vào tuổi ăn dặm thì các loại thực phẩm dành cho bé cần phải được nghiền mịn, nấu loãng để giúp bé dễ nuốt.

Ngoài ra, khi trẻ bị viêm họng nặng thì bạn cũng nên cho bé uống nước ấm, súc miệng bằng nước muối hoặc cũng có thể cho bé ngậm các loại kẹo hoặc thuốc giảm viêm họng.

Làm gì khi trẻ bị viêm họng nặng?

Với trường hợp viêm họng bình thường do thay đổi thời tiết và điều trị đúng cách, bệnh sẽ được thuyên giảm. Tuy nhiên, đối với các trường hợp viêm họng nặng, đặc biệt là viêm họng cấp, bệnh sẽ có các diễn biến nặng nề và để lại các biến chứng nguy hiểm về sau. 

Những điều cần lưu ý khi trẻ bị viêm họng nặng 1

Khi trẻ bị viêm họng cấp sẽ dẫn đến các biến chứng khác như viêm mũi, viêm tai hay viêm phế quản

Viêm họng cấp diễn biến nhanh và chỉ trong 3 đến 4 ngày. Tuy nhiên, với những trường hợp bị bệnh  sau 4 ngày mà vẫn chưa có dấu hiệu giảm, thì khả năng cao là bé mắc phải bệnh viêm họng cấp đã bội nhiễm. Khi trẻ bị viêm họng cấp sẽ dẫn đến các biến chứng khác như viêm mũi, viêm tai hay viêm phế quản, nguy hiểm hơn là thấp tim. Trong môi trường viêm nhiễm “lý tưởng” thì liên khuẩn cầu phát triển rất nhanh, buộc cơ thể phải sản sinh ra kháng thể nhằm chống lại vi khuẩn này. Đó đó sẽ làm ảnh hưởng đến tim, khớp, thậm chính là hệ thần kinh.

Khi bé có các triệu chứng kéo dài như ho dai dẳng, đau họng, các khớp bị sưng, nóng thì bạn nên sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể của trẻ và tiến hành xông mũi họng của trẻ kịp thời.

Cách phong tránh bệnh viêm họng nặng ở trẻ

Để phòng tránh bệnh viêm họng nặng ở trẻ, các mẹ nên:

– Hạn chế cho trẻ đến chỗ đông người và nhớ đeo khẩu trang và che chắn cẩn thận khi cho bé ra ngoài vào những ngày nắng nóng.

– Hạn chế cho trẻ ăn khem, đồ lạnh vào mùa hè

– Hãy cho trẻ tập thói quen uống nhiều nước, hoạt động thể chất, đánh răng sau mỗi bữa ăn, rửa tay trước khi ăn và rửa tay sau khi đi vệ sinh.

Trên đây là những chia sẻ về triệu chứng và cách xử lý bệnh viêm họng nặng ở trẻ em các mẹ cần biết để phòng tránh cho các con.

Thu Hà

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *